Trái Đất sắp chạm đến điểm cực hạn của hiệu ứng nhà kính

Theo Live Science, đến năm 2300, thời tiết sẽ trở nên vô cùng khắc nghiệt, và những thiên tai như cháy rừng, lũ lụt hay hạn hán sẽ trở thành 'điều bình thường' và không 'đáng' để đưa lên báo nữa. 

Trái Đất sắp chạm đến điểm cực hạn của hiệu ứng nhà kính

Vào thời điểm đó, hai cực của Trái Đất sẽ trở thành những nơi đông dân cư nhất.

Theo bài báo đăng vào ngày 6/8 trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, tình trạng này được gọi là 'Hothouse Earth', khi đó nhiệt độ toàn cầu sẽ nóng hơn 4-5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và mực nước biển dâng cao hơn 10-60 m so với hiện nay.

Trong đó, các nhà khoa học đã lập luận rằng khi Trái Đất đạt ngưỡng nhiệt giới hạn, một chuỗi sự kiện thời tiết cực đoan sẽ xảy ra và đẩy Trái Đất vào trạng thái nhà kính. Mặc dù không xác định được chính xác ngưỡng cực hạn là gì nhưng họ cho rằng ngưỡng thay đổi sẽ đến khi nhiệt độ trung bình Trái Đất cao hơn 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp.

Mức 2 độ C đóng một vai trò lớn trong Thỏa thuận Paris, mốc thỏa thuận năm 2016 có chữ ký của 179 quốc gia nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng khí thải. Theo đó, các nước đã đồng ý để giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng lên quá 2 độ C (lý tưởng là dưới 1,5 độ C) so với khi chưa công nghiệp hoá.

Johan Rockström, giáo sư về hệ thống nước và bền vững toàn cầu tại Đại học Stockholm ở Thụy Điển cho biết: 'Bài báo này đưa ra quan điểm khoa học rất mạnh mẽ... rằng chúng ta tuyệt đối không được để Trái Đất nóng lên thêm 2 độ C'.

Thay đổi 'nhịp điệu' của Trái Đất 

Trong hàng triệu năm qua, Trái Đất luôn trải qua các kỷ băng hà với chu kỳ 100.000 năm một lần. Kỷ băng hà cuối cùng cách đây khoảng 12.000 năm trước và hiện hành tinh của chúng ta đang trong giai đoạn gọi là thế Holocen (Thế Toàn Tân). Trong chu kỳ này, Trái Đất có nhiều hệ thống tự nhiên để làm mát và duy trì mức nhiệt.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng do tác động to lớn của con người đối với khí hậu và môi trường, giai đoạn này phải là thế Anthropocen (Thế Nhân Sinh) mới đúng. Nếu lượng khí thải cacbon không suy giảm, Trái Đất sẽ rời xa thời kỳ băng hà và chuyển sang giai đoạn 'Hothouse Earth'.

Ngày nay, con người thải ra 40 tỷ tấn cacbon dioxit (CO2) mỗi năm từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, khoảng một nửa lượng khí thải này được hấp thụ và được lưu giữ bởi các đại dương, cây cối và đất đai. Tuy nhiên, con người đang đi quá xa bằng việc cắt giảm quá nhiều cây, đất đai, lấy quá nhiều nước ngọt và thải quá nhiều khí CO2 vào khí quyển.

Các nhà khoa học lo sợ rằng nếu chúng ta đạt đến ngưỡng nhiệt độ nhất định, một số quy trình tự nhiên sẽ đảo ngược và hành tinh 'sẽ tự đốt nóng'. Điều đó có nghĩa là rừng, đất đai và nước sẽ giải phóng lượng khí cacbon mà chúng đang lưu trữ.

Rockström nói: 'Mọi thứ đang tiến triển quá nhanh theo một hướng sai lầm, như bạn có thể tưởng tượng, hành tinh này sẽ trở thành một nguồn phát thải khí nhà kính'.

Nhiều điểm bùng phát

Rockström và nhóm của ông kết luận rằng các yếu tố tự nhiên thường tác động lẫn nhau. Giống như hiệu ứng domino, khi một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo nhiều hệ quả khác.

Thiên nhiên có cơ chế phản hồi, chẳng hạn như rừng nhiệt đới tự tạo ra độ ẩm và mưa để giữ cho hệ sinh thái ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, nếu rừng nhiệt đới hứng chịu sự nóng lên và nạn phá rừng ngày càng tăng, cơ chế đó sẽ dần trở nên suy yếu.

'Khi Trái Đất vượt qua điểm hạn, cơ chế phản hồi sẽ thay đổi hướng', Rockstrom nói. Khi đó, rừng nhiệt đới từ một 'máy tạo ẩm' sẽ trở thành 'máy tự sấy'. Cuối cùng, nó biến thành xavan và giải phóng cacbon.

Điều này có thể trở thành một phần của chuỗi ảnh hưởng đến các quá trình khác trên thế giới, chẳng hạn như lưu thông đại dương và các sự kiện El Niño. Điểm bùng phát khác bao gồm tan băng vĩnh cửu, mất biển băng Bắc/Nam Cực và rạn san hô.

Lời kêu cứu toàn cầu 

Mục tiêu lớn đầu tiên là cần phải dừng hoàn toàn việc thải cacbon vào năm 2050. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Để tránh xa những điểm bùng phát này, toàn bộ thế giới cần phải bắt tay thực hiện một dự án lớn chưa từng có.

Đó có thể là một thách thức vì các nước trên thế giới ngày càng phát triển theo chủ nghĩa dân tộc. Thay vì chú tâm vào các mục tiêu quốc gia nhỏ hẹp, thế giới nên tập trung để giảm lượng khí thải cacbon. Ví dụ, tạo ra các quỹ đầu tư hỗ trợ các quốc gia nghèo không có nhiều khả năng giảm thải cacbon giống các nước phát triển.

Zenda

TIN LIÊN QUAN

2017 đang trên đà là năm nóng nhất từng ghi nhận mà không bị ảnh hưởng bởi El Niño

Theo báo cáo vừa công bố từ tổ chức khí tượng thế giới (WMO) thì năm gần như chắc chắn, 2017 sẽ là lọt vào tốp 3 năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, có thể đứng hạng thứ 2 hoặc thứ 3. Cụ thể, nền nhiệt trung bình toàn cầu từ tháng 1 tới

Lý do mùa đông khắc nghiệt hơn dù khí hậu ấm lên toàn cầu

Bờ Đông nước Mỹ đang trải qua mùa đông khắc nghiệt với nhiều khu vực bị chôn vùi dưới nhiều mét tuyết và nhiệt độ xuống thấp kỷ lục.

Chính thức: 2017 là một trong những năm nóng nhất trong lịch sử

Theo phân tích của cả NASA lẫn NOAA, 5 năm có nhiệt độ nóng kỷ lục đều bắt đầu từ 2010. Nền nhiệt toàn cầu đã nóng lên khoảng hơn 1 độ từ năm 1880 và bất chấp tác động của hiện tượng thời tiết có tính quy luật như El Niño, nền nhiệt vẫn tiếp tục có

Nước biển có thể dâng gần 2 mét vào cuối thế kỷ 21, Việt Nam sẽ chịu thiệt hại nặng nề

Cách đây không lâu, thoả thuận khí hậu Paris quyết tâm giữ mức tăng nhiệt độ của hành tinh dưới mức 2°C. Mặc dù vậy, Liên Hiệp Quốc ngay sau đó đã đưa ra cảnh báo rằng bất chấp thỏa thuận quốc tế, nhiệt độ của Trái đất vẫn sẽ tăng khoảng 3°C vào

Khoảng cách gần nhất con người có thể đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Mặt Trời là ngôi sao mà chúng ta chưa thể chạm tới vì sức nóng khủng khiếp của nó. Mặc dù bề mặt là nơi có nhiệt độ thấp nhất của ngôi sao này nhưng nó cũng lên tới 5504 độ C…

[Cuộc sống] Câu chuyện về niềm tin

Khoa Học và Tín Ngưỡng luôn có những xung đột từ hàng trăm năm, tuy nhiên chúng ta đều biết có những chuyện khoa học chưa chứng minh được và cũng như tín ngưỡng thì vẫn luôn mơ hồ. Bài viết này không đi đến một kết luận bên nào đúng và bên nào sai.

Nồng độ CO2 trong không khí tăng cao kỷ lục, cuộc sống của con người bị đe dọa

Liên hợp Quốc đưa ra cảnh báo rằng các quốc gia cần phải hành động quyết liệt trước khi hiện tượng Trái đất nóng lên vượt tầm kiểm soát. Thực tế là lượng CO2 trong không khí đang ở mức kỷ lục, có thể đe doạ cuộc sống của con người. Trong một báo

Trang trại tuabin gió trên Đại Tây Dương đủ sức cung cấp điện cho cả thế giới

Thế giới sẽ không còn cần phải làm thủy điện, nhiệt điện hay điện hạt nhân nữa nếu một trang trại tuabin gió siêu lớn mọc lên trên Đại Tây Dương. Trong báo cáo trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia, tiến sĩ Anna Possner và Ken Caldeira ở

THỦ THUẬT HAY

Tránh người khác rình mò đọc lén thông tin trên smartphone BlackBerry

Ứng dung Privacy Shade sẽ cho người dùng điều chỉnh độ trong suốt bộ lọc màn hình sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Đồng thời thể chọn che đi các phần của màn hình mà người dùng không xem đến, do đó phần màn

2 công cụ giúp cải thiện tốc độ đánh máy cho lập trình viên

Các công cụ giúp luyện tập kỹ năng đánh máy thông thường tập trung nhiều hơn vào các phím chữ và số, nhưng một công cụ dành riêng cho lập trình viên chỉ tập trung vào các phím biểu tượng là chủ yếu.

Hiberfil.sys là gì? Làm sao để xóa Hiberfil.sys?

Hiberfil.sys tiêu tốn khá nhiều không gian ổ đĩa cứng trên máy tính của bạn. Chế độ ngủ đông (Hibernate) sử dụng các file Hiberfil.sys để lưu trữ trạng thái hiện tại (bộ nhớ) của máy tính, do đó file hiberfil.sys được

Cách thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng DVC BHXH Việt Nam

Bạn có thể thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam rất tiện lợi. Sau đây là cách thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam...

Cách xem ảnh đã sao lưu trên iCloud bằng iPhone, điện thoại Android

Bạn thường xuyên sao lưu ảnh lên iCloud để có thể dễ dàng xem được ảnh ở nhiều thiết bị khác, nhưng bạn lại chưa biết cách xem ảnh trên iCloud như thế nào. Vậy thì bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách xem ảnh đã sao

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá sạc nhanh trên A9 Pro: Sạc 2 giờ 40 phút để làm đầy viên pin 5.000 mAh

Samsung Galaxy A9 Pro, được trang bị viên pin lớn 5.000 mAh, tích hợp công nghệ sạc nhanh Quick Charge 2.0, rút ngắn thời gian sạc xuống chỉ còn 2 giờ 40 phút

Đánh giá camera Infinix Hot S: Lựa chọn camera phone tốt trong tầm giá 3 triệu đồng

Infinix Hot S sở hữu camera chính 13MP, hỗ trợ chỉnh tay thông số, camera selfie 8MP tích hợp flash led cho khả năng selfie tốt trong mọi điều kiện ánh sáng.

Đánh giá Lenovo A2020: Chất lượng, phù hợp với học sinh

Sở hữu thiết kế chắc chắn với cấu hình và mức giá tốt, Lenovo A2020 là sự lựa chọn không thể bỏ qua của các bạn học sinh.