Cụ thể, nền nhiệt trung bình toàn cầu từ tháng 1 tới tháng 9 năm nay đã nóng hơn 0,47 độ C so với mức trung bình giai đoạn 1981-2010 (xấp xỉ 14,31 độ C). So với mức nhiệt độ trung bình từ thời tiền công nghiệp, nhiệt độ trung bình hiện tại đã cao hơn 1,1 độ C.
Mặc dù nhiệt độ năm nay có thể không cao như mức kỷ lục hồi năm 2016 nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nó vẫn ở mức rất cao. Nếu các dự báo là đúng thì 2017 sẽ là năm nóng nhất từng được ghi nhận mà không có tác động ấm lên của hiện tượng thời tiết El Niño. El Niño (đôi khi còn được gọi là Dao động phương Nam, viết tắt ENSO) là một chu kỳ với sự diễn biến thất thường về gió và nhiệt độ bề mặt nước biển trên vùng nhiệt đới đông Thái Bình Dương, dẫn tới các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, mưa rét.
Giai đoạn nước biển nóng lên được gọi là El Niño và khi lạnh đi thì gọi là La Niña. Trong gai đoạn El Niño, thí dụ như hồi 2014-1026, nhiệt độ trung bình toàn cầu cũng nóng lên. Tuy nhiên, nếu như không có tác động của El Niño thì trong năm 2017 này, nhiệt độ vẫn nóng lên. Bên cạnh đó. WMO cũng cảnh báo rằng năm nay sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn cầu, bao gồm cả nhiều cơn bão khủng khiếp tàn phá nhiều nơi.
Và không thể đổ lỗi cho El Niño, việc tăng nhiệt độ trong năm 2017 này chỉ có thể trách những hành động gây biến đổi khí hậu do con người thực hiện. Tổng thư ký WMO, Petteri Taalas cho biết rằng nhiệt độ ấm lên và những hiện tượng thời tiết cực đoan cho thấy tình hình biến đổi khí hậu đang càng diễn biến phức tạp trước sự gia tăng nồng độ khí nhà kính từ các hoạt động của con người.
Đồng ý với quan điểm này, nhiều nhà khoa học cho rằng có thể nhiệt độ của một năm không nói lên được bức tranh toàn cảnh về tình hình biến đổi khí hậu, nhưng khi kết hợp lại tình hình trong nhiều năm về nhiệt độ trung bình toàn cầu, lượng nhiệt của Đại dương và kích thước các tảng băng thì rõ ràng Trái Đất chúng ta đang ấm lên và việc phát thải khí nhà kính thì vẫn cứ được tiếp tục. Dù vậy thì có một tin tốt là lỗ hổng tầng ozone tại Nam Cực đang có dấu hiệu hồi phục tích cực. Đó là nhờ những nỗ lực của tất cả các nước trên thế giới nhưng vẫn là chưa đủ và vẫn cần phải có nhiều hành động mãnh liệt hơn nữa được thực hiện trước khi mọi việc không thể kiểm soát được nữa.
Tham khảo WMO