Khoa Học và Tín Ngưỡng luôn có những xung đột từ hàng trăm năm, tuy nhiên chúng ta đều biết có những chuyện khoa học chưa chứng minh được và cũng như tín ngưỡng thì vẫn luôn mơ hồ. Bài viết này không đi đến một kết luận bên nào đúng và bên nào sai. Mà chỉ muốn mang đến cho tất cả mọi người một mẫu chuyện, một đoạn đối thoại thú vị mà từ đó, chúng ta có thể hoàn thiện hơn về tư tưởng và có thêm niềm tin.
Mời các bạn cùng xem đoạn đối thoại của một học sinh và vị giáo sư đứng lớp sau đây:
Giáo sư: Con có phải người theo đạo Thiên Chúa không, con trai?
Sinh viên: Dạ đúng thưa Thầy.
Giáo sư: Vậy thì con có tin vào Chúa không?
Sinh viên: Dạ, con hoàn toàn tin Ngài.
Giáo sư: Thế Chúa có tốt lành không?
Sinh viên: Chắc chắn rồi ạ.
Giáo sư: Chúa có toàn năng không?
Sinh viên: Thưa có.
Giáo sư: Anh trai Thầy chết vì bệnh ung thư dù anh ấy cầu nguyện Chúa rất nhiều để mong Ngài giúp anh ấy lành bệnh. Hầu hết chúng ta nổ lực để giúp đỡ những người bệnh. Thế nhưng Chúa thì không. Vậy theo con, những lúc như vậy Chúa có tốt lành không?
Sinh viên: (Im lặng)
Giáo sư: Con không thể trả lời phải không? Giờ chúng ta bắt đầu lại nhé. Chúa có tốt lành không?
Sinh viên: Dạ tốt.
Giáo sư: Vậy Satan có tốt không?
Sinh viên: Dạ không.
Giáo sư: Thế Satan từ đâu mà ra?
Sinh viên: Thưa... Từ Chúa
Giáo sư: Chính xác. Vậy nói ta nghe, có tội ác trên đời này không?
Sinh viên: Dạ có
Giáo sư: Tội ác ở khắp nơi phải không? Và Chúa làm tất cả mọi thứ này, đúng chứ?
Sinh viên: Vâng
Giáo sư: Vậy ai tạo ra chúng?
Sinh viên: (Không trả lời)
Giáo sư: Thế còn bệnh tật, sự vô đạo đức, sự thù ghét, sự xấu xa, tất cả chúng đều tồn trại trên thế giới này phải không?
Sinh viên: Vâng, thưa thầy.
Giáo sư: Ai đã tạo ra những thứ đó?
Sinh viên: (Không trả lời)
Giáo sư: Khoa học nói rằng: có 5 giác quan mà con sử dụng để nhận biết và quan sát thế giới xung quanh con. Giờ nói ta nghe, con đã từng gặp Chúa chưa?
Sinh viên: Dạ chưa, thưa thầy.
Giáo sư: Cho Thầy biết con có từng nghe Chúa nói hay không?
Sinh viên: Dạ chưa,
Giáo sư: Con có từng cảm nhận được Chúa, nếm được mùi vị của Chúa, ngửi được Chúa không? Con có từng có nhận thức bằng bất cứ giác quan nào về Chúa trong vấn đề gì không?
Sinh viên: Thưa không. Con e rằng con chưa từng như thế.
Giáo sư: Vậy con có còn tin tưởng Người không?
Sinh viên: Dạ còn.
Giáo sư: Theo các nghiên cứu thực nghiệm, kiểm chứng khoa học cho rằng Chúa không tồn tại. Con nghĩ gì về vấn đề này?
Sinh viên: Thưa không có gì. Con chỉ có niềm tin ạ.
Giáo sư: Đúng, niềm tin. Và đó cũng là vấn đề Khoa học đang gặp phải.
Sinh viên: Thưa giáo sư, vậy có tồn tại thứ gì gọi là 'nóng' không?
Giáo sư: Có
Sinh viên: Và có tồn tại thứ gì gọi là 'lạnh' không?
Giáo sư: Có
Sinh viên: Không, thưa ngài. Không có đâu.
(Giảng đường trở nên thinh lặng với sự việc này)
Sinh viên: Thưa Thầy, Thầy có thể cảm thấy rất là nóng, có thể nóng hơn, siêu nóng, cực kỳ nóng, nóng nhẹ, nóng ít hay không nóng. Nhưng chúng ta không có bất cứ thứ gì gọi là 'lạnh'. Chúng ta có thể tìm thấy chỗ có nhiệt độ dưới 0 đến -458 độ, nhưng chúng ta không tìm được mức thấp hơn vậy. Phải chăng không có 'lạnh', mà đó chỉ là cách khác để nói về sự vắng mặt của nóng. Chúng ta không thể định lượng được 'lạnh'. Nóng chính là năng lượng, còn 'lạnh' không phải là một mặt trái của nóng, thưa giáo sư, đó chỉ là sự vắng mặt của nóng thôi ạ.
(Giảng đường lại thinh lặng với sự giải thích của cậu sinh viên.)
Sinh viên: Còn về bóng tối thì sao thưa giáo sư? Có bóng tối tồn tại không?
Giáo sư: Có chứ. Thế đêm là gì nếu nó không phải là bóng tối?
Sinh viên: Thầy lại sai rồi ạ. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Thầy có thể có ánh sáng yếu, ánh sáng thường, ánh sáng mạnh hay ánh sáng chớp. Nhưng nếu liên tục không có ánh sáng, thầy sẽ không có gì và gọi nó là bóng tối phải không? Thực tế thì bóng tối không tồn tại. Nếu có bóng tối, chúng ta có thể làm cho nó tối hơn không?
Giáo sư: Vậy con đang muốn đề cập đến vấn đề gì vậy, chàng trai trẻ?
Sinh viên: Thưa thầy, mục đích của con là trong vấn đề triết học của thầy có chỗ thiếu sót.
Giáo sư: Thiếu sót ư? Con có thể giải thích thiếu sót như thế nào không?
Sinh viên: Thưa thầy, thầy đang giải thích trên tiên đề của sự đối ngẫu (hai mặt). Thầy cho rằng có sự sống và sau đó là sự chết, có Chúa tốt và có Chúa xấu. Thầy đang xem các khái niệm về Chúa như một cái gì đó hữu hạn, một cái gì đó có thể cân đo đong đếm được. Nhưng thưa thầy, Khoa học thậm chí vẫn chưa chứng minh được điều này. Ta có thể sử dụng điện trường và từ trường nhưng không bao giờ nhìn thấy được hay hiểu ít nhiều hay đầy đủ một trong hai. Xem sự chết như là sự đối lập của sự sống nghĩa là ta đang phớt lờ sự thật rằng sự chết không tồn tại như một thứ gì đó hữu hình.
Sự chết không phải là mặt đối lập của sự sống: nó chỉ là sự vắng mặt của sự sống mà thôi. Thầy có thể nói cho con biết, có phải Thầy dạy cho sinh viên của Thầy là chúng ta tiến hóa từ loài khỉ không?
Giáo sư: Nếu con đang đề cập đến quá trình tiến hóa tự nhiên thì tất nhiên, chính ta đã dạy như thế.
Sinh viên: Vậy Thầy có bao giờ quan sát bằng mắt thật về sự tiến hóa này không?
(Giáo sư lắc đầu với một nụ cười và nhận ra rằng cuộc tranh luận này sẽ đi về đâu)
Sinh viên: Vì không có ai từng quan sát được quá trình tiến hóa và thậm chí không thế chứng minh được quá trình này là một nỗ lực liên tục đang diễn ra. Nếu vậy, không phải thầy đang dạy chỉ bằng quan điểm cá nhân của mình? Thầy là giáo sư, là một nhà khoa học hay chỉ là một người dạy lý thuyết suông?
(Lớp học trở nên ồn ào hơn)
Sinh viên: Có ai trong lớp học này từng nhìn thấy bộ não của giáo sư chưa?
(Lớp học bỗng ồ lên những tiếng cười lớn).
Sinh viên: Có bất kỳ ai ở đây từng nghe được bộ não của giáo sư, cảm nhận được nó, chạm vào nó hay ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây làm được điều đó cả. Vì thế, theo các quy luật được thiết lập ra bởi kinh nghiệm, thực nghiệm hay các dẫn chứng khoa học nói rằng ngài không có bộ não phải không thưa Giáo sư. Vậy thì nếu chỉ với tất cả lòng kính trọng, làm sao để chúng con tin những lời giảng dạy của thầy, thưa giáo sư?
(Phòng học im lặng đến lạ. Giáo sư nhìn chằm chằm vào cậu sinh viên của mình và hình như không đoán được cậu đang nghĩ gì)
Giáo sư: Ta nghĩ, con phải có Niềm Tin, con trai ạ.
Sinh viên: Đúng là thế rồi, chính xác thưa giáo sư. Mối liên kết giữa con người và Thiên Chúa cũng chính là niềm tin. Đó là tất cả những gì giữ cho mọi thứ tiếp tục sống và phát triển.
Trong cuộc sống dù ở bất cứ việc gì bạn cũng cần phải có niềm tin. Về tâm linh, niềm tin là thứ gắn kết bạn với Đấng bạn tin tưởng, nuôi dưỡng Đức tin để cuộc sống không trở nên bi quan, bế tắc.
Sau khi đọc đến đây, có lẽ nhiều bạn không cho đây là một câu chuyện hoàn hảo, dĩ nhiên rồi, không có gì hoàn hảo cả. Chúng ta cũng sẽ không cần phải chứng minh ai đúng ai sai, cũng giống như mỗi con người đều có những khả năng và giới hạn riêng, không thể áp đặt kết quả của một người này sang người khác và ngược lại. Chỉ là, khi không thể biết được, cảm nhận được, sờ nắm, thấy hay ngửi được, thì vấn đề còn lại chính là NIỀM TIN (FAITH).
Hãy chia sẻ nếu bạn thấy hay!!! Thanks.
Theo: Sưu tầm