Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle thông báo rằng họ đã nghĩ ra một kỹ thuật đột phá có thể giúp hàng triệu người trong danh sách chờ ghép giác mạc bằng công nghệ in 3D. Đây là tin tức đáng kinh ngạc, thay đổi cuộc sống cho rất nhiều người.
Trên toàn thế giới, có khoảng 10 triệu người cần phẫu thuật để ngăn ngừa mù giác mạc do các bệnh như chứng đau mắt hột. Hơn nữa, gần 5 triệu người bị mù hoàn toàn bởi sẹo giác mạc do tai nạn hoặc bệnh tật.
Phương pháp sản xuất giác mạc công nghệ cao này có thể chấm dứt tất cả những lo ngại trên. Nó hoạt động bằng cách lấy các tế bào gốc từ giác mạc của nhà tài trợ y tế và trộn nó cùng với một gel, tạo ra 'mực sinh học', theo cách gọi của các nhà nghiên cứu.
Che Connon, Giáo sư Kỹ thuật mô tại Đại học Newcastle cho biết: 'Gel duy nhất của chúng tôi - sự kết hợp giữa alginate và collagen (một loại đường đôi khi được sử dụng trong tái tạo mô) giữ cho các tế bào gốc có thể sống, nó sẽ sản xuất một vật liệu đủ cứng để giữ hình dạng của nó, nhưng đủ mềm để được vắt ra khỏi vòi phun của máy in 3D'.
Máy in sinh học 3D được mô tả là có chi phí thấp và chỉ mất 10 phút để in một giác mạc. Để tùy chỉnh giác mạc cho một người cụ thể, các nhà khoa học có thể quét mắt của bệnh nhân, trước khi tạo ra một mắt phù hợp với kích thước và hình dạng của cá nhân.
Theo The Next Web dẫn lại, có một nhược điểm là công nghệ chưa sẵn sàng cho việc sử dụng hàng loạt. Giáo sư Connon nói: “Giác mạc in 3D của chúng ta bây giờ sẽ phải trải qua thử nghiệm thêm và sẽ mất vài năm nữa trước khi sử dụng chúng để cấy ghép.”
Tuy nhiên, thật tuyệt khi chứng kiến sự ra đời của một dự án in 3D với nhiều tiềm năng phát triển như thế. Khoảng năm năm trước, công nghệ này rất được kì vọng sẽ khả thi và tạo nên kì tích, nhưng nó đã không thể hoạt động theo mong đợi kể từ đó. Dự án này cho thấy vẫn còn rất nhiều hy vọng cho việc in ấn 3D và là một nghiên cứu rất được mong đợi khi nó có thể tái tạo khuôn mặt của riêng bạn.
Hãy tưởng tượng rằng, giác mạc trong tương lai sẽ không giới hạn. Khi đó, bệnh và các hội chứng mù lòa sẽ không còn là vấn đề đáng để bận tâm. Chi phí chữa bệnh cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều. Cùng chờ đợi xem công nghệ này có thể áp dụng vào thực tiễn không trong thời gian tới nhé.
Tech Funny