Bạn có bao giờ gặp phải trường hợp vừa đặt lưng xuống giường và chợp mắt một cái thì trời đã sáng, nhanh đến mức mình không thể tin được. Đó là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, ngay cả với những ai đang mắc phải căn bệnh mất ngủ.
Rất nhiều người có những đánh giá không đúng về lượng thời gian ngủ của mình, hay nói cách khác là khoảng thời gian đôi mắt nhắm lại. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có triệu chứng mất ngủ (insomnia).
Theo đó, những người thường xuyên bị mất ngủ thường nghĩ rằng họ ngủ ít hơn những gì thật sự đang xảy ra. Họ có khuynh hướng không thể đo lường được khoảng thời gian mà mình chìm vào giấc ngủ, cũng như số lần thức giấc giữa đêm. Đôi khi, một số người còn nhầm lẫn cả việc mình đang ngủ hay đang tỉnh.
Khi không có sự tương đồng giữa giấc ngủ 'thực tế' và ' tưởng tượng', các nhà khoa học đã đưa ra một sự thật bất ngờ về chứng mất ngủ. Cụ thể, bạn có thể mắc phải triệu chứng mất ngủ nhưng đồng thời vẫn có được một giấc ngủ đủ giờ. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, chứng mất ngủ không chỉ làm người bệnh ngủ ít hơn, mà còn khiến bộ não của họ hoạt động nhiều hơn trong lúc cơ thể chìm vào giấc ngủ.
Nghiên cứu cho thấy có khoảng 30% người trưởng thành tại Mỹ mắc phải những triệu chứng của bệnh mất ngủ mỗi năm. Trong số đó, khoảng 10% dân số bị bệnh mất ngủ mãn tính (gặp khó khăn với giấc ngủ ít nhất 3 lần 1 tuần trong 3 tháng trở lên). Người bị triệu chứng này thường có khuynh hướng mệt mỏi, hay gắt gỏng và đầu óc không tỉnh táo vào ban ngày.
Nhiều bệnh nhân than phiền với bác sĩ rằng họ ngủ rất ít. 'Nhưng khi bác sĩ đo lường giấc ngủ của bạn, họ cho biết bạn rất ổn, ngủ đủ giấc' - Nicole K.Y.Tang, một chuyên gia về bệnh lâm sàng và tâm lý sức khỏe thuộc đại học Warwick, Anh Quốc cho biết.
Những chuyên viên phân tích giấc ngủ sẽ sử dụng nhật kí giấc ngủ, đa ký giấc ngủ (polysomnography) nhằm đo lường sóng não, nhịp tim và các chức năng khác hoặc dùng thiết bị actigraphy để ghi nhận các chuyển động khi ngủ.
Một nửa trong số những người bị bệnh mất ngủ có được một giấc ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít nhất 6 tiếng một đêm. Trong một nguyên cứu thì 42% người bị bệnh mất ngủ thường đánh giá giấc ngủ của họ ngắn hơn thực tế một tiếng đồng hồ.
Ở một khía cạnh khác, những người không ngủ đủ giấc lại có khuynh hướng nghĩ họ ngủ nhiều hơn thực tế.
Khi bạn hỏi một ai đó: 'Bạn ngủ bao nhiêu tiếng 1 đêm?'. Hầu hết sẽ trả lời khoảng từ 7 đến 8 tiếng. Nhưng khi làm các bài kiểm tra, họ chỉ ngủ được 6 tiếng. Trong những lần thức giấc vào nửa đêm, nếu bạn là một người 'ăn được ngủ được', bạn sẽ không thể nhớ nổi điều này.
Có rất nhiều giả thuyết về việc thiếu liên kết giữa giấc ngủ chủ quan (subjective sleep) và giấc ngủ khách quan (objective sleep). Một số nghiên cứu cho rằng 'sự lo lắng' có liên quan đến việc thiếu nhận thức về giấc ngủ của con người. Những người có chứng mất ngủ thường có tần suất sóng não cao khiến cho họ thường xuyên bị thức giấc trong khi ngủ.
Theo Michael Perlis - Giám đốc chương trình Y khoa hành vi giấc ngủ tại trường dược Perelman, thuộc đại Học Pennysylvania thì 'nhiều người có vẻ như không hoàn toàn vô ý thức. Vì khi ở trong trạng thái này, bộ não của bạn thường xử lý theo cảm giác nhiều hơn, nhiều thông tin được xử lý cũng như nhiều ký ức ngắn hạn và dài hạn hơn'.
Nhiều bằng chứng cho thấy bộ não của người bị bệnh mất ngủ hoạt động khác lạ hơn so với người bình thường trong lúc ngủ. Daniel J. Buysse - một giáo sư thuộc trường đại học Pittsburgh đã dùng những chiếc máy scan PET để đo lường hoạt động trao đổi chất trong bộ não của những người bình thường và những người bị bệnh mất ngủ.
Ông và cộng sự đã tìm ra rằng bên trong bộ não của người bị bệnh mất ngủ, những phần bên trong bộ não được biết đến như một hệ thống ở chế độ mặc định (default mode network), có khuynh hướng hoạt động tích cực hơn trong khi ngủ khi so sánh với người bình thường. Hệ thống chế độ mặc định thường hoạt động khi trí óc con người mơ mộng và trong khi tự nhìn nhận lại bản thân.
Giáo sư Buysse cho biết:
Nguồn: WSJ