Trước khi chết, Sudan sinh sống tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya (một quốc gia ở miền Đông châu Phi) và được bảo vệ nghiêm ngặt bởi lính gác có vũ trang. Trong quá trình chăm sóc, các nhà nghiên cứu đã thu được tinh trùng của Sudan với hy vọng thụ tinh nhân tạo thành công cho một trong 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cái còn lại trên thế giới.
Trong những ngày cuối đời, tuổi già khiến sức khỏe Sudan xuống cấp trầm trọng, chú tê giác đã phải trải qua các cơn đau đớn dữ dội bởi những vết loét và càng không thể giao phối. 2 cá thể cái còn lại của loài này là Najin và Fatu, cũng chính là con gái và cháu gái của Sudan. Bảy năm trước, loài tê giác đen Tây Phi đã tuyệt chủng và hiện nay, số phận của 5 loài tê giác còn lại cũng đang trong tình trạng nghìn cân treo sợi tóc.
“Chúng tôi mong rằng sự mất mát của Sudan sẽ là bài học cho mọi người trên thế giới và sẽ dùng mọi biện pháp để chấm dứt các giao dịch thương mại liên quan đến sừng tê giác. Mặc dù giá của sừng tê giác có dấu hiệu giảm dần ở Trung Quốc và Việt Nam, việc săn trộm để lấy sừng vẫn là nguyên nhân đe dọa sự tồn vong của loài tê giác”, Peter Knights, giám đốc điều hành Tổ chức bảo vệ môi trường WildAid, cho biết.
Nguồn: CNN, Ảnh: National Geographic