Nghe đến cần sa phần lớn mọi người đều nghĩ đến 1 loại chất gây nghiện, và hiện tại việc sử dụng cần sa ở Việt Nam là bất hợp pháp. Tuy nhiên tạm thời ta không nói đến đội chuyên cần ở đây, hãy nói đến cần sa được sử dụng trong y tế thôi:
Cây cần sa có chứa hàng trăm hóa chất nhưng hai thành phần chủ đạo trong loại cây này là:
- THC (delta 9-tetrahydrocannabinol) là thành phần gây kích thích chính. Tuy nhiên THC chỉ gây ra các hiệu ứng kích thích như ảo giác, lo lắng, hoang tưởng, thèm ăn, thèm ngủ, cảm giác bay bổng.
- CBD, chất được nhắc đến trong bài này là thành phần có nồng độ thấp hơn nhiều so với THC nhưng lại gây ra các kích thích như hưng phấn, thích thú, dễ gây buồn cười, làm tăng hiệu ứng hạnh phúc, giảm hoang tưởng, lo lắng và căng thẳng, giảm đau và tốt cho bệnh nhân động kinh. CBD còn giúp giảm cảm giác buồn nôn trong các đợt điều trị hóa trị của bệnh nhân ung thư, giúp hạn chế giảm cân ở bệnh nhân HIV và có cả tác dụng với bệnh Alzheimer.
Tất nhiên việc sử dụng cần sa sẽ có tác dụng phụ, được chia ra 2 dạng ngắn hạn và dài hạn:
Tác dụng phụ ngắn hạn
Cần sa y tế có thể thay đổi tâm trạng của bạn, làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc, thoải mái, buồn ngủ nhưng nó cũng có thể gây rối loạn trí nhớ ngắn hạn và khả năng ra quyết định. Những tác dụng phụ này có thể kéo dài vài giờ.
Liều lượng lớn cần sa y tế có thể làm cho một số người có ảo giác và hoang tưởng, thậm chí gây khó thở và viêm phế quản trầm trọng hơn.
Tác dụng phụ dài hạn
Người phải sử dụng cần sa y tế nhiều có thể gặp các vấn đề về đường hô hấp như ho hàng ngày và nguy cơ nhiễm trùng phổi cao.
Giờ ta quay lại với quyết định của WHO. Hội đồng chuyên gia về lệ thuốc ma túy của WHO đã nhóm họp vào tháng 11/2017 để đưa ra kết luận rằng khi Cannabidiol ở thể tinh khiết sẽ không có các tác động gây hại đến sức khỏe người dùng. Vì vậy cần định nghĩa CBD không phải là chất gây nghiện mà chỉ là 1 thành phần được chiết xuất của cần sa. Tuy nhiên kết luận này không có ý nghĩa sẽ quyết định thay đổi vị trí hiện tại của CBD trong bảng chất gây nghiện.
Kết luận cuối cùng sẽ được WHO đưa ra vào khoảng tháng 06/2018 sau khi tiến hành đánh giá chi tiết về cần sa và các chất gây nghiện liên quan đến cần sa.
Có 1 quiz nhỏ hỏi bạn, trả lời trung thực nhá
Tham khảo WHO, Suckhoedoisong
Ảnh Laszlolaw, Psychedelictimes, Ualrpublicradio