Trước đây, các nhà khoa học đã từng dùng tế bào gốc để tạo nên tinh trùng chuột có thể sống được với đầy đủ chức năng, sau đó dùng chúng phát triển thành những cá thể chuột con khỏe mạnh. Một nhóm nghiên cứu khác đã từng cấy các tế bào mầm đang phát triển vào tinh hoàn của chuột để tạo nên những tế bào hoàn toàn giống như tinh trùng. Tuy nhiên, dạng “tinh trùng” này vẫn không có khả năng thụ tinh cho trứng.
Và trên thực tế, chính các nhà khoa học trong nghiên cứu lần này cũng thừa nhận họ không thể hoàn toàn đảm bảo cái họ tạo ra thật sự là tế bào giống tinh trùng. Nguyên nhân là do tinh trùng tự nhiên có cơ chế phát triển riêng để biến đổi từ tinh tử thành tinh trùng trưởng thành. Tuy nhiên, qua theo dõi một cách chặt chẽ quá trình phát triển của tinh trùng qua các giai đoạn phân bào phức tạp, các nhà khoa học phát hiện rằng trong vài tuần đầu tiên, các tế bào “được quy định” trở thành tinh trùng hoặc trứng đã phát triển theo một quỹ đạo chung, sau đó 8 tuần thì mới tách ra khỏi con đường đó để tiếp tục trưởng thành hoàn chỉnh.
Ở nghiên cứu tiến hành gần đây, họ đã tạo ra những tế bào đi theo con đường đó được 4 tuần và giờ đây, họ muốn kéo dài thời gian đó ra 8 tuần để tạo nên những con tình trùng và trứng với chức năng hoàn toàn tách biệt. Với mục tiêu đó, nhóm đã tạo ra những tinh hoàn nhân tạo, trong đó có các tế bào sinh dục (nuôi cấy trong phòng thí nghiệm) được treo trong môi trường dạng gel.
Bộ DNA của các tế bào mầm nói trên đã được xóa bỏ những dấu chỉ hóa học ảnh hưởng từ môi trường. Đây là quá trình mà các nhà khoa học gọi là “xóa bỏ dấu chỉ biểu sinh” vốn xảy ra một cách tự nhiên sau khi trứng thụ tinh, giúp giảm thiểu những ảnh hưởng từ những tác động từ môi trường tới cuộc đời trong đời cha mẹ di truyền qua con cái. Thú vị hơn, quy trình tương tự cũng được tiến hành khi các tế bào mầm gốc phát triển thành trứng hoặc tinh trùng. Cà đó cũng chính là điều mà các nhà nghiên cứu đã làm thành công trong nghiên cứu lần này.
Và với thành công này, các nhà nghiên cứu đã giúp những tế bào tinh trùng hoặc trứng “giống thật hơn” ở cấp độ chức năng, từ đó cho phép chúng phát triển một cách đầy đủ như trong tự nhiên. Mặc dù vẫn chưa thật sự hoàn hảo nhưng rõ ràng, đồng thời vướn phải nhiều mối lo ngại xoay quanh vấn đề an toàn và đạo đức, nếu thành công thì đây sẽ là một niềm hy vọng cho những ai đang mắc bệnh vô sinh hiếm muộn. Sắp tới, chúng ta hoàn toàn tin tưởng về một tương lai chỉ cần dùng tế bào da của cha và mẹ là đã có thể tạo ra những đứa con với đặc điểm di truyền hoàn toàn giống như khi quá trình tương tự xảy ra một cách tự nhiên.
Tham khảo Theguardian