Vừa qua, Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 quốc gia thành viên chính thức ký kết. Theo đó, 11 quốc gia thành viên bao gồm: Autralia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singarpore và Việt Nam sẽ tiến tới xóa bỏ các rào cản thượng mại. Tuy Hoa Kỳ đã rút lui và bỏ ngỏ khả năng quay trở lại nếu có “điều khoản có lợi hơn” trong Hiệp định, nhưng đây vẫn là bước tiến đáng kể trong hoạt động thương mại của 11 nước thành viên.

Ô tô Nhật sẽ được hưởng lợi nhờ CPTPP (Nguồn: Internet)
Đây là hiệp định thương mại toàn diện, đa đương và có khả năng tái định hình luật lệ thương mại toàn cầu. Tầm quan trọng của hiệp định thể hiện qua con số khi chiếm tới 13,5% GDP toàn cầu với thị trường gần 500 triệu dân, tổng kim ngạch thương mại vượt 10.000 tỉ USD.
Cụ thể, theo nội dung Hiệp định được ký kết, gần như toàn bộ các dòng thuế từ các nước nội khối CTTPP sẽ vào Việt Nam với thuế suất 0% và ngược lại, bao gồm cả ô tô. Trong số các nước tham gia CPTPP, Nhật Bản nổi lên là cái tên đầy hứa hẹn cho những người quan tâm tới ô tô. Mặc dù quy mô không còn như trước khi phải cạnh tranh với xe nhập khẩu ưu đãi từ khối ASEAN nhưng lượng xe từ Nhật Bản về Việt Nam vẫn giữ vị trí cao.
Lexus là một trong dòng ô tô nhập khẩu từ Nhật được ưa chuộng tại Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, có 3.284 xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản được đưa về Việt Nam trong năm 2017. Trong đó, chủ yếu là các dòng xe giá trị cao và không được các thương hiệu xe Nhật Bản lắp ráp trong khu vực ASEAN.
Như vậy, nếu đáp ứng được điều kiện về nguồn gốc xuất xứ, nhiều xe nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam có thể hưởng ưu đãi thuế 0% tương tự như xe có nguồn gốc từ khu vực ASEAN. Đây là một tin vui với những tín đồ của dòng xe sang Lexus hay những chiếc xe “cao cấp” đến từ các thương hiệu bình dân hơn như Toyota Land Cruise Prado, Honda Odyssey…
Dự kiến, sau khi các nước hoàn thành thủ tục cần thiết và cần ít nhất 6/11 quốc gia thành viên ký phê chuẩn thì 60 ngày sau, hiệp định sẽ có hiệu lực. Nhiều khả năng là cuối 2018 đầu năm 2019.
Tổng hợp
Nguồn : AutoBikes