Cuba nổi tiếng về việc bảo tồn những chiếc xe cũ. Một ví dụ là cho tới nay 2 chiếc coupe tuyệt đẹp Continental Mark II, được đặt làm cho Martha Batista, vợ nhà độc tài Fulgencio Batista, người bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Cuba ngày 1/1/1959, vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, rồi đây những chiếc xe cổ cũ kĩ trên đường phố thủ đô La Habana cũng sẽ hoặc bị bỏ rơi đâu đó vì hết tác dụng, hoặc sẽ rơi vào tay các nhà sưu tập như chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử.
Những chiếc xe Mỹ thập niên 1950 ở La Habana. [/i]Ôtô bắt đầu xuất hiện tại Cuba đông đảo từ nửa trước thế kỷ 20, khi Cuba từng là nơi thu hút du khách Mỹ bởi các sòng bạc, bãi biển thơ mộng, rượu rum và phụ nữ. Khi đó, Batista nhận ra rằng cần thu hút thêm những người giàu thông qua các cuộc đua xe. Và năm 1957 ông tổ chức một cuộc đua Grand Prix Công thức 1 của Cuba. Giải Grand Prix tiếp theo được tổ chức một năm sau đó. Batista không hề tính nhầm, du khách đã lũ lượt kéo đến, và người chiến thắng trong cuộc đua là tay đua huyền thoại Stirling Moss trên chiếc Maserati Tipo 61.
Tuy nhiên giới thể thao lại nhớ tới cuộc đua này bởi nguyên nhân việc một huyền thoại khác, Juan Manuel Fangio, bị bắt cóc ở La Habana bởi các tay súng cách mạng 'Phong trào 26 tháng 7”, do Fidel Castro chỉ huy. Sau đó Fangio được thả và thậm chí dân tộc Argentina còn được xin lỗi vì sự âu lo mà họ phải trải qua. Tên những người bắt cóc Fangio không được công bố,và sau đó tay đua này trong nhiều năm vẫn liên lạc với Fidel, thậm chí còn tới Cuba. Năm 1960, cuộc đua Công thức 1 một lần nữa diễn ra, tại căn cứ quân sự Trại Columbia, song đó cũng là lần cuối cùng.
Bản thân Fidel không thực sự quan tâm tới xe hơi, song ông vẫn chăm chú theo dõi lĩnh vực này, để có thể hiểu rõ ngành công nghiệp ôtô thế giới. Ví dụ, ông không mấy tin tưởng vào việc sử dụng nhiên liệu sinh học thay vì xăng, không cho rằng có thể chiết xuất rượu từ ngô và mía đường ở thời điểm hàng triệu người trên thế giới còn thiếu ăn.
Ông không mấy khi sử dụng những chiếc xe cao cấp, mà thay vào đó là những chiếc xe khiêm tốn như Oldsmobile thời Batista hay chiếc GAZ-69 giản dị. Những chiếc limousine sang trọng, chủ yếu là quà tặng của các nhà lãnh đạo Liên Xô, được dùng để đón khách.
Ôtô là món quà Fidel khá thường xuyên được tặng. Cuối năm 1984, khi chưa một chiếc Lada 2108 nào rời khỏi dây chuyền sản xuất của AvtoVAZ, nhà máy này đã chuẩn bị món quà cho “người bạn” Fidel. Không phải 1 mà những 2 chiếc. Hiện khó có thể nói lãnh tụ Cuba có sử dụng hay thường sử dụng chiếc xe này hay không.
“Những người để râu”, như các nhà cách mạng tự gọi mình, do Fidel Castro chỉ huy tiến vào thành phố Cienfuegos năm 1959 trên chiếc Jeep Willys M38A chiến lợi phẩm đoạt được từ nhà độc tài Batista.Fidel sau tay lái chiếc xe địa hình Citroen Mehari. Người Pháp rất tự hào với hình ảnh độc đáo này.
Alfa Romeo không chỉ đành cho các diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, tay đua mà cả các chính trị gia - từ các nhà độc tài Benito Mussolini và Juan Peron (vợ ông là Evita cũng sở hữu Alpha), tới John Franklin Kennedy, vua Romania Charles II. Trong bức ảnh này Fidel Castro thoải mái nói chuyện khi ngồi trên capô chiếc Alfa Romeo 1750 Berlina năm 1968.
Rolls-Royce Phantom I đời năm 1926. Thân xe đóng tại nhà máy Letourneur & Marchand ở Pháp. Chiếc xe được quốc hữu hóa sau cách mạng và thường xuyên được các cơ quan chính phủ Cuba sử dụng đến năm 1980, khi Bảo tàng ôtô khai trương tại La Habana, nơi trưng bày chiếc Phantom I. Fidel lái máy kéo trên cánh đồng bông ở Uzbekistan năm 1963 trong chuyến thăm Liên Xô đầu tiên.
Tháng 5/1963, Fidel còn đến thăm Sverdlovsk (nay là Yekaterinburg). Nhiệt độ ngoài trời là 20 độ, và Fidel phải khoác áo lông để du hành trên chiếc ZIS-110B mui trần. Cùng đi với ông có Che Guevara. Trong chuyến thăm Liên Xô đầu tiên của mình, Fidel hầu như sử dụng tất cả các xe sang do nước chủ nhà sản xuất. Tại Irkutsk, phục vụ ông là một chiếc GAZ-13B mui trần. Thật khó tin, nhưng đây là một chiếc taxi limousine Chaika GAZ-14 ở Cuba. Chaika GAZ-14 từng thuộc garage của Fidel. Tổng cộng trong các cơ quan nhà nước của Cuba có khoảng 12 chiếc Chaika trong đó có một chiếc xe cứu thương GAZ-13C. Bao nhiêu xe trong số này vẫn hoạt động là điều bí ẩn. Fidel Cartro “điều khiển” xe ngựa ở Liên Xô.
Năm 1989, Tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đến Cuba, Fidel đón ông trên một chiếc ZIL-111D mui trần màu be, được sử dụng cho các nghi lễ đặc biệt (nhà máy ZIL chỉ xuất xưởng có 8 chiếc xe như vậy). Tổng cộng garage của Castro có 5 chiếc ZIL: 3 limousine và 2 chiếc mui trần. Fidel Castro và Hugo Chavez trên một chiếc GAZ-69 ở La Habana. Khi Fidel ốm nặng, cựu Tổng thống Venezuela đã đến thăm mà không biết rằng Fidel còn sống lâu hơn ông. Fidel Castro đón Hugo Chavez trên chiếc ZIL-111B. Mercedes-Benz 600 Pullman Limousine là chiếc xe được thiết kế đặc biệt và rất đắt tiền. Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng trong số các chủ sở hữu nó có một loạt những người nổi tiếng như Saddam Hussein, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, Nicolae Ceausescu, Idi Amin Dada, và Kim Jong-Il. Điều đặc biệt ở chiếc xe nay là hệ thống hơi phức tạp điều khiển mọi thứ trong chiếc xe. Hệ thống này đạt áp suất 3.200 psi. Fidel Castro thường sử dụng một chiếc Mercedes bọc thép (W126) trong thời gian cuối đời. Khi tình hình sức khỏe kém đi nhiều, ông sử dụng một chiếc minivan Mercedes Viano đặc biệt.
Tâm Khanh
(Theo Nghe nhìn Việt Nam)