Sóng điện thoại từ lâu gây hoang mang cho người dùng vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe của nó, ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) cũng đưa ra giới hạn cho lượng tần số vô tuyến (radiofrequency) mà mỗi điện thoại phát ra. Bức xạ của tần số vô tuyến này mang ít năng lượng hơn so với bức xạ ion hóa (Ionizing radiation), loại bức xạ của năng lượng hạt nhân hay các máy chụp tia X phát ra vốn là nguyên nhân dẫn tới ung thư. Vì thế bức xạ của tần số vô tuyến được cho là không gây hại tới sức khỏe con người trong giới hạn nhất định và nghiên cứu dưới đây củng cố cho nhận định này.
Họ đã thử cho những con chuột phơi nhiễm bức xạ và phát hiện ra chuột đực phơi nhiễm lượng bức xạ tần số vô tuyến rất cao nhưng chuột cái thì không, khiến xuất hiện những khối u xung quanh tim chuột đực. Tuy nhiên cả hai nghiên cứu này đều không đưa ra được bằng chứng rõ ràng nào rằng bức xạ từ điện thoại gây khối u não hoặc các vấn đề về sức khỏe.
Các nhà thực hiện nghiên cứu này đã dùng chủ yếu sóng 2G và 3G, họ phơi nhiễm toàn bộ cơ thể của loài gặm nhấm này với bức xạ phát ra từ điện thoại hơn 9 tiếng mỗi ngày trong 2 năm liên tục (chuột 2 tuổi tương đương với một người 70 tuổi). 9 tiếng mỗi ngày là khoảng thời gian rất lớn và hiếm có người nào để điện thoại gần mặt tới 9 tiếng mỗi ngày cả. Thậm chí ở mức phơi nhiễm cao như vậy thì khả năng gây ung thư vẫn rất mơ hồ và không rõ ràng, theo báo cáo của hiệp hội thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA).
FDA đã đưa ra kết luận rằng thậm chí với tần xuất sử dụng điện thoại rất nhiều mỗi ngày thì họ không thấy sự gia tăng trong tỉ lệ gây khối u não.'Những bằng chứng cho mối liên hệ giữa điện thoại và ung thư rất ít', giám đốc của hội ung thư Mỹ đã đồng ý với nghiên cứu trên.