Vì sao điện thoại của bạn chậm dần theo thời gian và bạn có thể khắc phục như thế nào?

Điện thoại Android chậm đi sau một thời gian, chuyện này nhiều anh em cũng nghe rồi. Nhưng ngay cả iPhone, lúc mới mua thì nhanh lắm nhưng dần dần qua vài năm cũng chậm đi thôi chứ không còn ngon như lúc đầu. 
Vì sao điện thoại của bạn chậm dần theo thời gian và bạn có thể khắc phục như thế nào?

Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến việc máy bị chậm đi? Hãy xem thử một số thứ cơ bản nhất nhé.

Các bản cập nhật hệ điều hành ngày càng phình to ra

Các bản update Android và iOS càng về sau càng phình to cả về dung lượng lẫn tài nguyên CPU, GPU và RAM (và trong một số trường hợp, cả điện năng nữa). Đây là chuyện khó có thể đảo ngược vì họ làm ra những bản nâng cấp không chỉ phục vụ cho chiếc máy bạn đang cầm trong tay mà còn cho cả những thiết bị trong tương lai nữa với năng lực xử lý cao hơn, RAM nhiều hơn, GPU mạnh hơn. Với những bản update chừng 1-2 năm sau khi bạn mua máy thì không vấn đề gì do nhà sản xuất vẫn để ý tới bạn và cố gắng tối ưu, nhưng các bản cập nhật sau 3-4 năm sẽ bắt đầu bộc lộ những suy giảm về hiệu năng ngay. Họ không thể cứ tối ưu mãi, và tới một giới hạn nào đó nhà sản xuất chấp nhận hi sinh bạn để chuẩn bị cho tương lai lớn hơn.

Về mặt này, Android hay iOS làm tốt hơn? Với mình là như nhau, vì chiếc điện thoại Android hay iPhone nào cũng mình sau chừng 4 năm cũng bị chậm đi mỗi lần cập nhật, có điều bạn có nhận ra ngay hay không mà thôi. Chiếc Nexus 6P hồi trước của mình sau khi lên Android 7.0 cũng đã chậm đi một tẹo so với lúc đang còn chạy Android 6.0, hay như chiếc iPhone 6 Plus đang chạy iOS 10 cũng đâu còn nhạy như cái thời mới rước em nó về với iOS 8 đâu.

Và đáng tiếc, bạn chẳng thể làm gì để cải thiện việc này ngoài việc hi vọng Google và Apple tối ưu các bản update đủ tốt. Không cập nhật lên phiên bản mới cũng là một lựa chọn, nhưng lựa chọn đó khá chán vì bạn đang bỏ qua rất nhiều niềm vui và mình tin là không nhiều anh em Tinh tế thích điều này.

Bản thân các ứng dụng cũng lớn hơn và dùng nhiều tài nguyên hơn

Vài năm trước, một ứng dụng vài chục MB đã được gọi là to. Nhưng còn ngày nay thì một ứng dụng có dung lượng 100MB là quá bình thường. Điểm sơ sơ vài app cho anh em xem: Facebook 345MB, Inbox (ứng dụng email của Google) 188MB, Airbnb 213MB, Lyft (gọi xe giống Uber) 159MB. Những ứng dụng được đăng lên App Store và Play Store càng lúc càng bự hơn, chúng cũng tiêu thụ nhiều tài nguyên hệ thống hơn do được bổ sung các chức năng mới càng lúc càng nhiều (Facebook có thêm Story, Live, Inbox có thêm bộ lọc mới và khả năng trả lời tự động...).

Ở tình huống này, bạn cứ tưởng tượng một chiếc xe máy đã cũ nhưng càng lúc càng phải chở nhiều người hơn và mỗi người lại tăng cân là sẽ hình dung được chiếc smartphone của bạn cũng đang phải gánh điều gì

Và cũng đáng tiếc rằng bạn khó có thể can thiệp được gì cho vấn đề phình to của app ngoại trừ việc không cài chúng lên máy. Nhưng lỡ khi bạn cần thì sao, cần thì phải dùng chứ tội gì mà phải kiêng khem. Mua cái máy chục triệu về phải để cho nó phục vụ bạn chứ đừng nghĩ nhiều quá, mệt mỏi lắm.

Ứng dụng chạy nền ngày một nhiều

Ứng dụng chạy nền chắc anh em đã quen thuộc, các app chạy nền tuy không còn xuất hiện trước mặt bạn nữa nhưng vẫn âm thầm update hoặc download thông tin ở phía sau. Như Google Photos chẳng hạn, nếu không có tiến trình chạy ngầm làm sao nó backup ảnh của bạn thường xuyên, hay như các app nghe nhạc nếu không chạy nền thì lấy đâu ra nhạc cho bạn nghe khi bạn thoát app ra để chơi game hay duyệt web.

App chạy nền là một phần không thể thiếu trên các hệ điều hành di động và với đa số các trường hợp nó chẳng là vấn đề. Nhưng một khi các app chạy nền nhiều lên theo thời gian thì vấn đề phát sinh, nó làm máy của bạn chậm đi. Những chiếc điện thoại mua 1-2 năm nhiều khả năng sẽ được anh em cài nhiều app lên trên đó để nghịch ngợm nhưng lại không gỡ ra, thế là chúng cứ chiếm dụng RAM, CPU trong khi chẳng mang đến giá trị gì cho bạn cả.

Chính vì thế, hãy gỡ ngay những app nào bạn không còn sử dụng hoặc chỉ cài vô trải nghiệm nhé, để lâu chúng sẽ vô tình làm máy bạn chậm đi đấy.

Ghi chú: mình không khuyên các bạn gỡ hết app, hay cứ phải đi tắt các app đang chạy. Mua máy mà, cứ xài thoải mái đi. App nào không dùng thì gỡ, đừng căng thẳng quá.

Suy giảm của chip nhớ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm thiết bị di động của chúng ta chạy chậm hơn nhưng không đáng kể lắm, sẵn tiện mình liệt kê ra cho anh em biết thôi. Các chip NAND Flash mà máy tính, điện thoại của chúng ta đang sử dụng có một vòng đời, mỗi ô nhớ trên con chip có số lần được phép ghi nhất định, vượt quá ngưỡng đó khả năng lưu trữ thông tin sẽ giảm đi và hiện tượng này gọi là degradation hay wear. Khi các ô nhớ gặp vấn đề, hệ điều hành phải chuyển sang lưu hoặc đọc dữ liệu ở một ô khác nên mất thời gian hơn, vô tình làm app của bạn ít nhạy hơn, chờ load lâu hơn một chút.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các chip nhớ flash ngày nay có vòng đời rất dài, tầm 5-6 năm mới bắt đầu có hiện tượng suy giảm khả năng lưu trữ nên với đa số những chiếc smartphone thì tác động này không lớn, vả lại tốc độ xử lý của RAM càng lúc càng nhanh, RAM càng lúc càng nhiều nên các app khi chạy cũng đã được load thẳng vào đây rồi, không cần phải truy xuất ngược lại bộ nhớ trong của máy nhiều nên tác động cũng khó mà thấy bằng mắt thường. Tới thời điểm mà tác động của chip bị degradation có thể thấy được thì chắc cái điện thoại của bạn cũng chẳng còn gì mà sử dụng

Không còn nhiều dung lượng trống

Cũng giống như máy tính, Android và iOS khi hoạt động cũng sinh ra một số file tạm trong quá trình chúng hoạt động, và nếu bộ nhớ trong không còn đủ lớn thì các file tạm này sẽ không có chỗ chứa nên các tiến trình phải chờ lâu hơn. Ngoài hệ điều hành, các app khi chạy cũng sẽ sinh ra dữ liệu lưu xuống bộ nhớ trong chứ không phải chỉ app nghe nhạc, xem phim mới cần file tạm.

Đây là lý do Apple khuyên bạn xài máy tính Mac đừng nên xài cạn sạch ổ SSD, nên chừa chừng vài GB để phần mềm nào thì sử dụng. Mình cũng đã từng gặp vấn đề iPhone của mình chậm quá tới mức phát điên, xóa bộ nhớ cho trống chừng 2GB rồi khởi động lại máy là hết.

Kỳ vọng của bạn thay đổi

Kỳ vọng của con người là thứ khó lường nhất. Năm 2012, khi cầm iPhone 5 trên tay, bạn cảm thấy nó rất nhanh. Nhưng chỉ 2 năm sau, khi cầm iPhone 6, bạn thấy iPhone 5 chẳng là gì cả. Tương tự, 2 năm sau đó nữa bạn sử dụng iPhone 7 Plus thì nó lại càng nhanh hơn, phản hồi tốt hơn, app load nhanh hơn và hệ điều hành có vẻ mượt hơn. Và khi bạn đã trải nghiệm những chiếc điện thoại mới rồi, đương nhiên bạn sẽ thấy những chiếc máy cũ chậm đi theo thời gian. Bạn đâu thể nào kềm hãm sự phát triển của thế giới công nghệ mãi được, công nghệ năm sau phải tốt hơn, nhanh hơn năm trước thì chúng ta càng lúc mới có máy càng xịn để sử dụng chứ.

Tóm lại, chiếc smartphone nào rồi cũng sẽ chậm đi theo thời gian, chủ yếu là do phần mềm ngày càng đòi hỏi nhiều thứ hơn nhung phần cứng lại không thể đáp ứng được do không được update nhanh như phần mềm (nếu không muốn nói là chẳng được nâng cấp gì thêm cả). Những việc bạn có thể làm để giúp giảm nhẹ quá trình này là gỡ bỏ những ứng dụng mà bạn không sử dụng đi, và nhớ dọn dẹp máy thường xuyên để các app / hệ điều hành có chỗ lưu các file tạm mà chúng sinh ra trong quá trình sử dụng.

TIN LIÊN QUAN

Càng dùng càng chậm, người sử dụng điện thoạ Android phải làm sao?

Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy chiếc điện thoại Android của mình hoạt động chậm chạp, thậm chí tình trạng giật lag còn xảy ra thường xuyên hơn. Vậy có cách nào khắc phục hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay bên dưới nhé!

Tại sao bản iOS mới thường khiến iPhone cũ chậm lag?

Nguyên nhân nào khiến cho các thiết bị iPhone đời cũ trở nên chậm chạp hơn trước sau khi cập nhật iOS mới.

So với hệ điều hành iOS 7 lúc mới ra mắt, tốc độ của 5S chạy iOS 11 thế nào?

Phone 5S được Apple giới thiệu vào năm 2013 cùng với hệ điều hành iOS 7 và nhiều người vẫn thường truyền tai nhau rằng 'iOS càng update thì lại càng chậm đi'. Và hôm nay một đoạn video so sánh tốc độ các phiên bản iOS từ iOS 7 đến iOS mới nhất là

MacBook bị chậm sau thời gian sử dụng, cách khắc phục đơn giản

Sau một thời gian dài sử dụng, máy tính của bạn lưu trữ nhiều dữ liệu, hình ảnh, file rác sẽ là nguyên nhân chính khiến MacBook bị chậm

"Xế cổ" BMW 750Li 1996 này có giá quy đổi tới 40,2 tỷ VNĐ: Càng bán chậm lại càng tăng giá!

Thuộc sở hữu của cố rapper nổi tiếng Tupac Shakur, chiếc BMW 750Li đời 1996 này đang được chào giá lên tới 1,75 triệu USD (~40,2 tỷ VNĐ).

Vì sao khởi động lại điện thoại giúp máy chạy nhanh hơn và khắc phục một số lỗi thông thường?

Chắc hẳn đã ít nhất một lần bạn nghe lời khuyên “thử tắt đi bật lại chưa?” mỗi khi điện thoại gặp vấn đề. Thậm chí việc này đôi khi còn giúp máy chạy nhanh hơn trước. Nhưng vì sao?

Apple xác nhận chủ ý làm iPhone chạy chậm đi khi pin chai theo thời gian

Việc này đã bắt đầu từ năm ngoái và 'tính năng' này áp dụng cho iPhone 6, iPhone 6s, iPhone SE, mới đây có thêm iPhone 7 thông qua bản update iOS 11.2 (chưa rõ dòng Plus có bị không).

Nguyên nhân nào làm điện thoại vào mạng ngày càng chậm?

Một trong những nguyên nhấn khiến tốc độ truy cập mạng chậm có thể là do router đặt sai vị trí. Theo lý thuyết, tín hiệu Wifi sẽ hoạt động tốt trong khoảng cách 70 mét, như vậy có nghĩa, nếu thiết bị kết nối đặt càng xa vị trí phát thì tốc độ vào

THỦ THUẬT HAY

Phương pháp giúp thiết bị Android của bạn chạy mượt mà hơn

Bộ nhớ cache là vùng lưu trữ tạm thời của một thiết bị, giúp giữ lại một số loại dữ liệu nhất định. Về cơ bản đây là một khu vực lưu trữ dữ liệu hoặc các quy trình được sử dụng thường xuyên để truy cập nhanh hơn trong

Cách đổi tên Gmail trên điện thoại, máy tính một cách đơn giản và nhanh chóng

Hướng dẫn bạn cách đổi tên Gmail trên điện thoại, máy tính để có thể phân biệt được với những tài khoản khác của bạn một cách đơn giản. Click xem ngay!

Tìm hiểu chi tiết về Telegram và cách sử dụng nó

Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí qua internet, được xây dựng và sáng lập bởi Pavel Durov, người đứng sau Vkontakte, mạng xã hội lớn nhất tại nước Nga.

Khôi phục cài đặt và dữ liệu trên Android với Google Backup

Chỉ một vài thao tác vuốt đơn giản trên Android là bạn đã vô tình xóa một số nội dung quan trọng như danh bạ, tin nhắn hoặc những thứ quan trọng khác trong điện thoại của mình. Nếu bạn lỡ tay làm mất những dữ liệu đó

5 nền tảng miễn phí xây dựng ứng dụng không cần code

Trước kia, để tạo một ứng dụng, các lập trình viên sẽ mất vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nền tảng xây dựng ứng dụng mà bạn có thể sử dụng để tạo một ứng dụng trong vài

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh miếng dán cường lực 3D tràn màn hình cho iPhone

Trong bài này mình chia sẻ với anh em về trải nghiệm của mình sau khi sử dụng miếng dán cường lực 3D cho iPhone màn hình bo 2.5D sau hơn 2 tuần sử dụng. Cảm giác đầu tiên là nặng, rất nặng.

Lenovo Z5s chính thức ra mắt: Màn hình giọt nước, chip SD 710, 3 camera sau, giá 4.7 triệu

Không giống như Samsung Galaxy A8s và Huawei Nova 4, Lenovo Z5s sở hữu màn hình “giọt nước” để chứa camera selfie của máy.

Đánh giá chi tiết Samsung Gear 2

Cũng Trang công nghệ đánh giá chi tiết Samsung Gear 2 ứng cử viên sáng giá cho dòng sản phẩm đeo tay.