Càng dùng càng chậm, người sử dụng điện thoạ Android phải làm sao?

Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy chiếc điện thoại Android của mình hoạt động chậm chạp, thậm chí tình trạng giật lag còn xảy ra thường xuyên hơn. Vậy có cách nào khắc phục hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay bên dưới nhé!

1. Chậm máy vì lỗi hệ thống

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất được ghi nhận, là các ứng dụng bị lỗi khi hoạt động gây ngốn hiệu năng một cách bất thường. Và cách đơn giản, cũng như phổ biến nhất để giải quyết tình trạng chậm, lag là khởi động lại máy.

Khi khởi động, các thông số về dịch vụ chạy ngầm, cấu hình hoạt động được đưa về thiết lập mặc định và giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn. Hiện tại có 2 cách để khởi động lại điện thoại Android như sau:

  • Đối với tính trạng thiết bị vẫn đang hoạt động bạn có thể nhấn giữ phím 'Nguồn', sau đó chọn 'Tắt máy'.
  • Tuy nhiên,nếu thiết bị của bạn đang bị đơ, không thể chạm cảm ứng thì hãy nhấn đồng thời tổ hợp phím 'Nguồn + Giảm âm lượng' để khi hiện Logo rồi thả tay ra.

2. Thanh lọc ứng dụng

Rất nhiều bạn có thói quen cứ thấy ứng dụng này, trò chơi kia hay rồi tải về vô tội vạ mà không cần quan tâm đến nhiều vấn đề khác. Thật sai lầm, vì phần lớn các ứng dụng đều có 1 hoặc nhiều các dịch vụ chạy ngầm, chúng hoạt động kể cả khi bạn không mở lên.

Chính điều này đã gây suy giảm hiệu năng thiết bị và thường xuyên dẫn đến hiện tượng chậm, lag. Một lời khuyên cho bạn là hãy thanh lọc lại danh sách ứng dụng, xóa đi những thứ không cần đến.

3. Xóa dữ liệu ứng dụng

Mình đã từng gặp trường hợp ứng dụng Facebook phình to lên đến hơn 10 GB (chắc dùng 2 năm), tuy dữ liệu cache sẽ giúp người dùng không cần phải tốn dung lượng, thời gian load lại những gì đã xem trước đó, nhưng chính điều này lại làm ứng dụng này bị phình to và hoạt động chậm chạp.

Hãy thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ tạm để thiết bị lúc nào cũng trơn tru, cách thực hiện như sau:

  • Truy cập vào Cài đặt > Ứng dụng > Chọn ứng dụng cần dọn dẹp > Xóa dữ liệu Cache, ứng dụng.

4. Nguyên nhân từ thẻ SD

Một số thiết bị có bộ nhớ trong hạn chế, người dùng sẽ chọn phương án lưu trữ dữ liệu trên thẻ nhớ ngoài. Nhưng hãy cẩn thận, tốc độ đọc/ghi của thẻ nhớ liên quan mật thiết đến tốc độ, hiệu năng hoạt động của ứng dụng.

Vì thế nếu tình trạng giật, lag xảy ra thường xuyên đối với 1 số ứng dụng lưu trên thẻ nhớ thì hãy kiểm tra lại chất lượng thể, lời khuyên cho bạn là nâng cấp cho mình chuẩn thẻ Class 10 để nâng cao hiệu suất trong quá trình sử dụng.

5. Vô hiệu hóa animation

Nếu thiết bị của bạn có cấu hình phần cứng hạn chế, bộ nhớ RAM bé hơn 2 GB thì nên tắt đi hiệu ứng chuyển cảnh trong menu cài đặt, chi tiết như sau:

  • Truy cập vào Cài đặt > Tùy chọn nhà phát triển > Sau đó tắt hình động ở các mục lựa chọn.

6. Dọn dẹp widget

Widget là nơi cung cấp cho bạn những thông tin nhanh về thời tiết, xã hội...tuy nhiên, chính chúng đã góp vài % trong vấn đề giật, lag trên smartphone. Đối với những thiết bị có cấu hình yếu, cũ kĩ thì mình khuyên bạn nên 'xóa' chúng đi càng sớm càng tốt.

7. Dùng app Lite

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, các nhà sản xuất liên tục tung ra các bản cập nhật với hàng tá tính năng mới được thêm vào. Điều đó đồng nghĩa với việc ứng dụng của bạn sẽ phình to ra và cần nhiều tài nguyên hệ thống để hoạt động, và chính điều này gây ra nguyên nhân chậm, lag cho smartphone.

Cách khắc phục duy nhất là dùng phiên bản Lite (rút gọn), hiện nay một số ứng dụng phổ biến như Facebook, Messenger, Skype đều có phiên bản Lite. Và bạn dễ dàng tìm thấy chúng trong kho ứng dụng trên điện thoại.

Như vậy mình đã giới thiệu đến bạn 7 cách để khắc phục tình trạng chậm lag trên smartphone Android. Nếu bạn còn có 'cao kiến' nào khác, hãy chia sẻ với anh/em ngay bên dưới bình luận nhé!

Phan Phú Trung

TIN LIÊN QUAN

7 thủ thuật hay nhất trên Android không phải ai cũng biết

Android, hệ điều hành phổ biến nhất thế giới hiện nay mới hàng tỷ thiết bị đang hoạt động. Và sau đây, mình sẽ tổng hợp lại 9 thủ thuật hay nhất,...

Cách giải quyết nhanh nhất khi máy tính khởi động lâu

Máy tính khởi động chậm là điều người dùng dễ nhận thấy sau 1 thời gian sử dụng.

Smartphone Android chạy chậm, xử lý làm sao?

Chậm, lag là hiện tượng phổ biến của người dùng smartphone sau một thời gian dài sử dụng, đặc biệt là đối với những điện thoại trong phân khúc giá rẻ và tầm trung. Vậy có cách nào để khắc phục hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời...

6 mẹo để làm chủ bàn phím của thiết bị Android

Nếu chỉ dùng bàn phím ảo của Android để gõ chữ vào, bạn đang bỏ lỡ nhiều tính năng tuyệt vời. Có nhiều thứ để tìm hiểu về bàn phím hơn bạn tưởng.

Bạn đã biết 5 thủ thuật cực hay trên iOS 11 và Android này chưa?

Mùa hè đã đến, các bạn đã có những kỳ nghỉ lễ cho riêng mình chưa. Và tuần rồi các bạn có bỏ sót mẹo hay nào không? Điểm nhấn của tuần rồi đó chính là iOS 11 và một số thủ thuật Android khác. Mời các bạn tiếp tục theo dõi nhé!

4 mẹo cực hay giúp giảm tình trạng giật, lag trên Android

Giật, lag là một trong những hiện tượng phổ biến trên các smartphone chạy Android tầm trung và thấp sau một thời gian sử dụng. Vậy có cách nào để...

4 mẹo nhỏ giúp bạn sử dụng điện thoại Android tiện dụng hơn

Hệ điều hành Android đã được Google tích hợp nhiều thao tác nhỏ tiện dụng mà nếu không để ý kĩ bạn sẽ không biết.

Thủ thuật thay đổi tốc độ phím Home trên iOS

Khi sử dụng phím Home trên thiết bị iOS, có khi nào bạn cảm thấy chúng hoạt động với tốc độ khác thường? Nếu bạn muốn tùy chỉnh tốc độ hoạt động của phím bấm vật lý này, một vài thao tác dưới đây sẽ giúp bạn có được hiệu quả như ý muốn.

THỦ THUẬT HAY

Top 3 công cụ bẻ khóa MD5 online mới nhất 2023

Mật khẩu được mã hõa bằng MD5 thực sự là một thách thức để bạn bẻ khóa được nó. Sau đây TCN sẽ giới thiệu độc giả những website bẻ khóa MD5 hiệu quả nhất hiện nay bằng những thao tác đơn giản.

Cách quản lý và phân chia ổ cứng bằng phần mềm MiniTool Partition Wizard

Hôm nay, TCN sẽ hướng dẫn các bạn quản lý và phân chia ổ cứng bằng phần mềm bản quyền MiniTool Partition Wizard. Đây là một công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ người dùng Windows nào.

Cách bảo mật mạng không dây trong gia đình bạn

Mọi người đều sử dụng WiFi. Đó là một thực tế của cuộc sống hiện đại, nhưng nó đi kèm với một số nguy cơ bảo mật nghiêm trọng. Mạng không dây gia đình có thể là kết nối Internet không an toàn nhất. Bạn có thể bị tấn

[Google I/O 2018] Cài đặt Android P beta trên các smartphone trong danh sách hỗ trợ

Nếu điện thoại của bạn là Google Pixel thì rất dễ dàng, chỉ cần truy cập vào trang web Chương trình Android beta của Google và đăng ký dùng thử Android P, nếu bạn mở trang web này trên máy tính thì cần đảm bảo tài

Hướng dẫn sử dụng hiệu quả hơn và trải nghiệm hoàn hảo hơn trên Mac

Nếu bạn thực hiện nhiều công việc trên máy Mac, bạn nên biết cách tách màn hình khi cần thiết. Màn hình sẽ được chia thành hai cửa sổ khác nhau mà bạn có thể sử dụng cùng lúc.

ĐÁNH GIÁ NHANH

3 tính năng nổi bật trên Galaxy A52s 5G rất đáng đồng tiền bát gạo

Ngoài thiết kế hiện đại, trẻ trung và năng động, các tính năng nổi bật trên Galaxy A52s 5G cũng góp phần nâng tầm cho mẫu điện thoại này. Vậy những tính năng đó là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đánh giá hiệu năng của Galaxy Note8: RAM 6GB, Exynos 8895 đã đủ mạnh?

Ở bài viết này, hãy cùng đánh giá về hiệu năng của Galaxy Note8, một trong những smartphone Android có sức mạnh xử lý bậc nhất ở phân khúc cao cấp.

Đánh giá ASUS ROG Strix XG27VQ: Thiết kế hầm hố, màu sắc đẹp, giá 12 triệu

Thiết kế của ROG Strix XG27VQ vẫn rất ngầu theo ngôn ngữ Mayan được ASUS áp dụng trên sản phẩm của mình từ cách đây 2 năm. Vỏ được làm bằng nhựa sần, màu xám tro đậm hơn so với các phiên bản màn hình dòng ROG trước đây