Cách tạo nhật ký ghi lại thời gian bật tắt của Windows

Có khá nhiều phương thức để có thể ghi lại thời gian bật máy hoặc tắt máy của Windows. Tuy nhiên, hều hết người dùng đều phải tiến hành cài đặt các công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ. Vậy tại sao bạn không sử dụng ngay công cụ có sẵn trên Windows, ghi lại toàn bộ hoạt động của hệ thống? Event Viewer là công cụ có trên hệ thống máy tính Windows, ghi lại mọi hoạt động diễn ra trên máy với thời gian cụ thể. Công cụ này tương tự như một cuốn nhật ký tự động ghi lại thời gian tắt hoặc mở máy Windows. Trong bài viết dưới đây, Quản trị mạng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách trích xuất nhật ký đó thành tập tin, để người dùng có thể dễ dàng theo dõi hơn.

Event Viewer ghi lại hoạt động mở, tắt máy Windows

Bước 1:

Tại gai diện trên máy tính Windows, chúng ta nhập từ khóa Event Viewer tại thanh tìm kiếm, rồi click chuột vào kết quả tìm được.
Cách tạo nhật ký ghi lại thời gian bật tắt của Windows

Bước 2:

Xuất hiện giao diện hộp thoại Event Viewer. Tại đây bạn hãy click chuột mục Create Custom View.

Bước 3:

Xuất hiện giao diện hộp thoại Create Custom View. Tại đây, phần Event log, chọn tiếp Windows Logs và System trong danh sách xổ xuống.

Bước 4:

Tiếp đến, người dùng sẽ điền ID cho hành động bật hoặc tắt máy. Trong Event Viewer, mỗi một hành động đều sẽ được gắn với một ID riêng. Chúng ta sẽ sử dụng 2 ID dưới đây để lọc ra 2 hành động mở và tắt máy trên hệ thống.
Bạn sẽ điền 6005 và 6006 vào ô All Event IDs. Hai ID này sẽ được ngăn cách bởi dấu phẩy. Trong trường hợp người dùng chỉ muốn kiểm tra riêng thời gian bật máy, hoặc chỉ thời gian tắt máy thì nhập ID của hành động đó. Phần All Users nếu muốn chỉ định cho một user trong trường hợp máy nhiều tài khoản, thì nhập username vào mục này. Nếu không để nguyên không điều chỉnh. Cuối cùng nhấn OK để lưu lại.

Bước 5:

Xuất hiện hộp thoại Save Filter to Custom View. Bạn hãy nhập tên ở ô Name và ô mô tả Description nếu có, rồi nhấn OK để tạo.

Bước 6:

Quay trở lại giao diện hộp thoại Event View, người dùng sẽ thấy Viwer vừa tạo nội dung là danh sách thời gian ghi lại hoạt động tắt và mở máy trên hệ thống máy tính.

Bước 7:

Nếu người dùng muốn chỉnh sửa thêm bớt cột cho Viewer vừa đặt xong thì click chuột phải vào tên Viewer đó ở menu cột bên phải rồi chọn View > Add/Remove columns.
Sau đó, chúng ta có thể thêm hoặc bớt các cột tùy theo nhu cầu cần cung cấp thông tin về hoạt động. Nhấn Add hoặc Remove cho hành động.

Bước 8:

Tiếp để để trích xuất danh sách thời gian bật, tắt máy tính thành file XML hay CSV, cũng click chuột phải tại tên Viewer vừa tạo ở giao diện bên trái, rồi chọn Save All Event In Custom Viewer As.

Bước 9:

Tìm tới thư mục muốn lưu trữ file nhật ký trên máy tính, rồi chuyển định dạng file từ etvx sang CSV. Cuối cùng nhấn Save để lưu lại.
Bây giờ bạn có thể mở file CSV đã lưu bên trên để kiểm tra lại toàn bộ lịch sử bật và mở máy tính Windows. Trong tài liệu này, người dùng có thể thấy rõ hoạt động bật, mở máy ở từng ngày cũng như thời gian chi tiết cho các hành động đó. Ngoài ra, chúng ta có thể tiến hành chỉnh sửa, gửi file nhật ký này như với file tài liệu thông thường.
Như vậy với công cụ Event Viewer có sẵn trên hệ thống mà chúng ta có thể kiểm tra rõ thời gian khởi động, lẫn thời gian máy tính Windows hoạt động. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào danh sách này để xem liệu có ai đăng nhập trái phép vào máy tính của mình hay không. Chúc các bạn thực hiện thành công!

TIN LIÊN QUAN

Hướng dẫn sử dụng Event Viewer trên Windows 10

Windows Event Viewer là công cụ lưu lại nhật ký hoạt động của hệ thống và các ứng dụng trên Windows bao gồm: thông báo lỗi, thông tin hoạt động, cảnh báo. Cụ thể là công cụ này giúp các bạn có thể theo dõi và quản lý được xem ai đã mở máy tính của

Hướng dẫn kiểm tra lỗi RAM trên Windows đơn giản nhất

Nếu máy tính của bạn thường xuyên bị khởi động lại, hoặc gặp màn hình xanh,... thì nhiều khả năng RAM bị lỗi chính là nguyên nhân của tất cả các vấn đề này. Hôm nay, TCN sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra và check lỗi RAM đơn giản nhất.

Cách khắc phục lỗi DistributedCOM 10016 trên Windows 10

Lỗi DistributedCOM 10016 là một vấn đề Windows phổ biến. Nhưng lỗi này là gì và làm thế nào để có thể sửa lỗi này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu

Làm thế nào để kiểm tra và phát hiện các sự cố RAM và phần cứng trên máy tính Windows của bạn?

Windows Memory Diagnostic là một trong những công cụ miễn phí để kiểm tra tình trạng RAM trên máy tính của người dùng. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng, cũng như cách kiểm tra tình trạng RAM trên máy tính của mình, mời các bạn cùng tham khảo bài viết

Thủ thuật tăng tốc quá trình tắt máy tính, tắt máy nhanh trên Windows

Nếu máy tính của bạn chạy hệ điều hành cũ, hoặc nếu hệ thống Windows của bạn mất nhiều thời gian để đóng tất cả các quá trình và Service đang chạy, quá trình tắt máy sẽ kéo dài hơn khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Mẹo thay giao diện volume Control trong Windows 10 như windows 7, 8

Windows 10 có rất nhiều mẹo để biến hóa. Ví dụ như bạn có thể biến windows 10 giống hệt như windows 7. Hoặc bạn có thể thay giao diện volume Control trong Windows 10 như windows 7, 8.

Rút ngắn quá trình tắt máy tính

Các máy tính chạy Windows nên được tắt một cách nhanh chóng, trừ khi có vấn đề gây trì hoãn việc tắt máy. Đây là cách để rút ngắn quá trình tắt máy tính của bạn.

Tạo USB giải quyết sự cố chứa Windows 10 PE chỉ với 1 click

Windows 10 PE là từ được viết tắt của Windows 10 Preinstallation Environment, là một môi trường cài đặt sẵn Windows. Đây là một hệ điều hành nhỏ dùng để cài đặt, cứu hộ và hỗ trợ cài các hệ điều hành mới. Bạn có thể sử dụng Windows 10 PE để lướt

THỦ THUẬT HAY

Cách khắc phục lỗi máy in bị treo, không in được do kẹt giấy

Bị kệt giấy khi là điều thường xuyên xảy ra trên máy in, nhưng nó lại không hay chút nào nếu bạn thường xuyên bị kẹt và thậm chí việc này còn ảnh hưởng đến cả máy in, gây ra lỗi máy in bị treo và nếu không cẩn thận khi

Dùng phím tắt tăng giảm cỡ chữ trong Word 2016, 2013, 2010, 2007, 2003

Thông thường khi muốn tăng giảm cỡ chữ trong Word 2016, 2013, 2010, 2007, 2003 người dùng thường phải nhập kích cỡ chữ. Tuy nhiên có một thủ thuật sử dụng phím tắt tăng giảm cỡ chữ trong Word 2016, 2013, 2010, 2007,

8 lỗi thường gặp về Wifi trên Windows 10 và cách khắc phục

Vấn đề liên quan đến Wi-Fi là một trong những điều gây bực bội nhất cho người dùng. Dưới đây TECHRUM sẽ tổng hợp toàn bộ những bước cần làm khi Wi-Fi gặp vấn đề trên Windows 10.

5 cách sửa lỗi Wireless Router, bộ phát Wifi bị lỗi

Thật bực mình khi mạng Wifi chập chờn, lúc được lúc mất. Khi gặp trường hợp như vậy bạn thử cắm thẳng dây mạng vào máy tính, nếu dùng bình thường thì có thể bộ phát Wifi của bạn đang bị lỗi.

Đăng nhập tài khoản Google bằng cách chấp nhận từ máy khác

Nếu kích hoạt bảo mật 2 lớp với tài khoản Google thì bạn phải nhập mật khẩu, sau đó sẽ nhận được một mã kích hoạt gửi đến email hoặc số điện thoại của chúng ta để nhập vào.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh miếng dán cường lực 3D tràn màn hình cho iPhone

Trong bài này mình chia sẻ với anh em về trải nghiệm của mình sau khi sử dụng miếng dán cường lực 3D cho iPhone màn hình bo 2.5D sau hơn 2 tuần sử dụng. Cảm giác đầu tiên là nặng, rất nặng.

Đánh giá hiệu năng và thời lượng pin Nokia 7 Plus: Có xứng đáng với giá 9 triệu?

Nokia 7 Plus được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 660, một trong những con chip mạnh nhất series 600 hiện nay với 8 lõi Kryo 260 (4x2.2GHz + 4x1.8GHz). Đi cùng con chip này là GPU đồ họa Adreno 512, xử lý đồ

Đánh giá nhanh Huawei Y7 2018: Có những gì nổi bật với 4 triệu đồng

Trong phiên bản lần này, Huawei đã cắt giảm một số thứ nhưng điển hình nhất là việc Y7 Pro 2018 chỉ sử dụng mặt lưng bằng nhựa nhám thay vì kim loại, do đó trong lượng của máy trở nên khá nhẹ và cảm giác cầm đối với