Điện thoại di động xuất hiện và bắt đầu thay đổi cuộc sống của rất nhiều người. Không thể phủ nhận smartphone mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng bên cạnh đó chúng cũng tạo ra một số tác động xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như bạn không biết sử dụng chúng đúng cách.
Vừa sạc vừa sử dụng điện thoại
Đây được xem là thói quen nguy hiểm nhất, đe dọa đến tính mạng của chính chủ nhân chiếc điện thoại. Việc vừa cắm sạc vừa sử dụng làm điện thoại nóng lên rất nhiều, ảnh hưởng đến bo mạch bên trong máy và nguy cơ gây cháy nổ rất cao. Hoặc khi sử dụng mà nguồn điện bị rò rỉ hay chập chờn cũng là nguyên nhân bị giật điện. Đã có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra khi vừa sử dụng vừa sạc điện thoại, chính vì thể đừng chủ quan trong vấn đề này nhé.
Thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng khi điện thoại đã sạc đầy pin và dùng bộ cáp sạc chính hãng hoặc sử dụng bộ cáp mua ở những nơi đảm bảo uy tín, chất lượng.
Sạc Pin điện thoại qua đêm
Đây là thói quen phổ biến của người dùng nhưng nó lại ảnh hưởng đến độ bền của Pin điện thoại nhiều nhất. Trung bình một chiếc điện thoại sạc từ 2h đến 2h30p là đầy, những khi sạc qua đêm (thường là 6h - 8h) thì sẽ gây ra hiện tượng sạc nhồi, điều này không tốt cho Pin của điện thoại và lâu dài sẽ làm chai Pin hoặc giảm tuổi thọ của Pin điện thoại. Bạn nên sạc đầy 100% rồi ngắt sạc sẽ tốt hơn.
Sử dụng điện thoại lúc trời mưa bão
Nhiều chuyên gia khuyên rằng người dùng không nên dùng điện thoại di động dưới trời mưa bão, nhất là những khi có sấm sét bởi khi đó chiếc điện thoại của bạn sẽ trở thành một cột anten thu hút sét. Có khá nhiều trường hợp bị xét đánh khi đang sử dụng điện thoại dưới trời mưa hay ở gần khu vực đang có sấm sét kể cả khi đang ngồi trong nhà hay dưới vật che chắn.
Sử dụng điện thoại ở trạm xăng
Xăng dầu có hiện tượng bốc hơi sau đó biến thành khí gas tạo ra những ion tích điện lởn vởn trong không gian quay khu vực trạm xăng. Sóng điện thoại kết hợp với hơi xăng sẽ gây cháy nổ, điều này cực kì nguy hiểm đến tính mạng của bản thân lẫn những người xung quay. Vì thế, tốt nhất là bạn đừng nghe và sử dụng điện thoại tại trạm xăng nhé.
Sử dụng điện thoại khi lái xe
Sử dụng điện thoại khi lái xe gây mất tập trung và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nại giao thông. Hãy tập thói quen dừng xe sau đó mới nghe điện thoại, hoặc đàm thoại bằng tai nghe.
Sử dụng điện thoại trước khi ngủ
Việc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ để lại những ảnh hưởng khôn lường, những tia ánh sáng phát ra từ điện thoại có thể tác động đến sức khỏe, tinh thần lẫn thể chất. Ánh sáng màn hình tác động đến mắt, cầm smartphone trong tay trước khi ngủ bạn sẽ không bao giờ ngủ được đúng giờ, ảnh hưởng tới thần kinh, suy nhược cơ thể vào sáng hôm sau.
Việc để điện thoại bên cạnh lúc ngủ cũng làm hại não bộ vì những sóng bức xạ mà nó gây ra.
Chính vì thế, bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ hay để nó bên cạnh mình, thay vào đó hãy tập những thói quen tốt trước khi đi ngủ như: ngồi thiền, tập thể dục nhẹ, đọc sách... sẽ giúp giác ngủ của sâu hơn, sức khỏe cũng tốt hơn.
Để điện thoại sát tai khi đàm thoại
Khi bạn đặt sát điện thoại vào tai khi nghe, lượng bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại sẽ tác động mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bạn, đặc biệt là khi sóng yếu thì lượng bức xạ này càng lớn do điện thoại phải hoạt động với công suất cao hơn. Chính vì thế, bạn hãy thường xuyên để chế độ loa ngoài hoặc dùng tai nghe khi đàm thoại nhé.
Lười vệ sinh điện thoại
Theo một nghiên cứu khoa học trước đây, điện thoại là một trong những đồ dùng bẩn nhất và nó bẩn gấp 10 lần bồn cầu trong nhà vệ sinh. Lượng vi khuẩn khủng khiếp này là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe mà chúng ta không hề hay biết. Chính vì thế, hãy vệ sinh chiếc điện thoại của mình ít nhất một lần trong ngày để bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé.
Thiết lập độ sáng màn hình quá cao
Màn hình với độ sáng quá cao có thể khiến người dùng bị mỏi và nhức mắt. Thay đổi độ sáng sao cho phù hợp với điều kiện ánh sáng xung quanh sẽ giúp màn hình hiển thị nội dung rõ hơn và bảo vệ mắt tốt hơn.
Nguồn: Tổng hợp