Đi lễ chùa vào dịp Tết Nguyên đán hay đầu năm không chỉ đơn thuần là một hoạt động gắn liền với Phật giáo mà nó đã trở thành một nét văn hóa truyền thống lâu đời, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nhiều người quan niệm rằng, đi lễ chùa không chỉ cầu những điều may mắn trong năm tới mà còn là nhìn và bỏ lại mọi khó khăn trong quá khứ để tiến đến một năm tốt đẹp hơn. Đầu năm nên đi lễ chùa nào? – Đây là câu nói mà rất nhiều bạn trẻ ngày nay thường hay hỏi ông bà, bố mẹ mình. Trangcongnghe.vn xin gửi đến độc giả danh sách những ngôi chùa linh thiêng cầu bình an may mắn.
Danh sách chùa đi lễ đầu năm
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên Đường Thanh Niên, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Nhờ địa thế đẹp nên khi đến đây, người Hà Nội ngoài việc lễ Phật, còn có thể tận hưởng chút cảm giác du ngoạn với khung cảnh của một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia giữa phố phường hiện đại. Chùa có khu vườn tháp cổ, với nhiều tượng Phật có giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết bàn.
Chùa Quán Sứ
Nhắc đến những ngôi chùa luôn tấp nập du khách đầu năm ở Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Quán Sứ. Đây là ngôi chùa cổ kính nhất, nằm ở trung tâm thủ đô 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngày Tết, rất đông người dân, phật tử ở Hà Nội và lân cận đến chùa Quán Sứ đi lễ đầu năm với mong muốn một năm mới an lành, may mắn cho bản thân và gia đình.
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh hay còn gọi là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1988. Kiến trúc cổ kính, thanh tịnh của ngôi chùa cộng với danh tiếng dâng sao giải hạn đầu năm nên hàng năm có thêm . Hàng trăm, hàng nghìn du khách, phật tử đến đây chiêm bái, cầu bình an. Nhất là vào mỗi dịp nhà chùa có lễ giải hạn, người kéo đến đông đến mức phải ngồi dưới lòng đường.
Xem thêm: Tổng hợp những bài khấn đi chùa hay nhất năm 2023
Đi chùa nên mua hoa gì cúng Phật đầu năm để mang lại bình an tài lộc?
Chùa Hà
Những ngày đầu xuân, lượng du khách, phật tử đến chùa Hà cầu bình an, cầu may, cầu tình duyên luôn đông đúc, đặc biệt là các bạn trẻ đến cầu tình duyên. Chùa Hà nằm trên phố chùa Hà thuộc địa phận Cầu Giấy, Hà Nội. Người đi chùa Hà cũng không lễ nhiều như ở các chùa khác, chỉ đơn giản là một ít vàng, hoa, trầu cau được đựng trong chiếc mâm nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.
Chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng nằm trên địa phận Núi Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa được xây dựng cách đây hơn 300 năm, từ đời vua Lê Dụ Tông năm 1706. Mang nét đẹp của những ngôi chùa Bắc Bộ, chùa Ba Vàng được chia thành 3 gian, hậu đường thờ Phật, gian thờ Mẫu và gian thờ Đức Ông. Hơn nữa, chùa Ba Vàng nổi tiếng với ngôi Đại sảnh lớn nhất trong số các ngôi chùa ở Việt Nam. Chùa Ba Vàng tổ chức lễ khai hội khai xuân vào mùng 8 tháng 1 âm lịch, Lễ hội hoa cúc mùng 9 tháng 9. Bạn có thể lễ chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Chùa Bái Đính Ninh Bình
Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam với diện tích khoảng 539 ha. Ngôi chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất châu Á, hành lang La Hán dài nhất và tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Chùa nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km. Chùa bao gồm hai khu vực: khu chùa Bái Đính mới (khoảng 80 ha) và khu chùa Bái Đính cũ (khoảng 27 ha). Chùa Bái Đính vẫn lưu giữ những nét kiến trúc ngàn năm tuổi của dân tộc.
Hàng năm, Chùa Bái Đính Ninh Bình tổ chức lễ hội mùa xuân thu hút một lượng lớn du khách. Vậy nên, nếu ai hỏi bạn “đầu năm nên đi lễ chùa nào ?” thì chùa Bái Đính là câu trả lời gần nhất. Thời gian diễn ra từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc vào mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch (khoảng tháng 4, 5 Phật lịch). Cụ thể, phần hội gồm 2 phần: phần lễ thắp hương tưởng nhớ công đức và phần hội gồm các trò chơi dân gian, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát chèo, ngâm Cố đô…
Chùa Yên Tử Quảng Ninh
Quần thể danh thắng Yên Tử gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam – dòng Phật giáo cổ truyền do vua Trần Nhân Tông sáng lập vào thế kỷ 13. Chùa tọa lạc tại thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, chùa thu hút rất nhiều du khách đến hành hương hàng năm.
Chùa Yên Tử Quảng Ninh luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước. Nơi đây có nhiều công trình kiến trúc cổ được xây dựng qua nhiều thời kỳ dưới các triều đại Trần, Lê, Nguyễn. Hầu hết mọi người đến đây để lễ Phật cầu bình an, ngắm cảnh hay hành hương đầu năm.
Chùa Hương
Đầu năm nên đi lễ chùa nào? Sẽ là thiếu sót nếu không liệt kê chùa Hương hay Chùa Hương vào danh sách những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam. Trên thực tế, Chùa Hương là một quần thể văn hóa tín ngưỡng lâu đời của nước ta với hàng chục ngôi chùa Việt Nam, chưa kể những ngôi chùa, miếu rải rác khác. Để giải thích, khung cảnh chính bạn có thể tìm thấy ở đây là chùa Trong, nằm trong động Hương Tích; thuộc thị trấn Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, bên hữu ngạn sông Đáy, cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Nam.
Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng. Mọi người tin rằng nếu đầu năm đi chùa Hương cầu nguyện sẽ thành hiện thực. Theo truyền miệng, chùa Hương đón hàng triệu du khách đến chiêm bái và thưởng ngoạn phong cảnh, đặc biệt là vào những dịp đặc biệt trong tháng giêng hoặc tháng ba lễ hội chùa Hương. Xung quanh rất thơ mộng và yên bình góp phần tạo nên bầu không khí trong lành nơi đây. Đi chùa Hương được coi là hành trình về với Phật. Mọi người đến đây để tỏ lòng kính trọng và thờ phượng Phật giáo. Từ đó, họ cũng cầu sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình và bản thân.
Quy định đi chùa đầu năm
Sắm lễ
Khi đến chùa dâng hương nên sắm các lễ chay như: hương, hoa quả tươi, xôi, oản, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật chính điện, không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng.
Trang Phục
Bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhã nhặn, trang nghiêm khi vào chùa. Không mặc đồ ngắn, bó sát hay hở da thịt, không đeo kính râm, đi giày dép vào bên trong điện chính…
Nguyên tắc
Vào chùa cần đi nhẹ nói khẽ, không được nói tục chửi bậy, chạy nhảy xung quanh chùa. Không đi cửa chính điện mà nên vào cửa phụ.
Bái khấn
Trước khi bái khấn bạn nên xin bình an cho chúng sinh, sau đó mới đến bản thân mình, xin được Phật che chở, bảo vệ; Phật không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc cho bạn được.
Lời kết
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đi lễ chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Nếu ai có hỏi bạn “ Đầu năm nên đi lễ chùa nào ?” thì trên đây chính là danh sách một số chùa nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam, cầu mong năm mới bình an hạnh phúc.