Rằm tháng Giêng hay còn được gọi bằng cái tên khác Tết Nguyên tiêu là một trong những ngày lễ rằm quan trọng nhất của người Việt. Vào ngày này, các gia đình ở Việt Nam sẽ làm lễ cúng Rằm để cầu may mắn, bình an, phước lành cho cả năm. Bởi vậy chúng ta nên sử dụng Văn khấn cúng rằm tháng Giêng sao cho chuẩn nhất là điều mà mọi người quan tâm. Cùng tham khảo văn khấn rằm tháng Giêng 2023 chuẩn nhất do trangcongnghe.vn tổng hợp lại.
- Bài cúng Gia Tiên Rằm Tháng Giêng
- Văn khấn Rằm Tháng Giêng tại Chùa
- Bài cúng rằm tháng Giêng Thổ Địa Thần Tài
- Những điều kiêng kỵ khi cúng ngày rằm tháng Giêng
Sơ lược về ngày lễ Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng là gì ?
Rằm tháng Giêng hay còn được gọi bằng cái tên khác Tết Nguyên tiêu là đêm rằm thứ nhất của năm mới, là ngày 15/1 âm lịch hàng năm. Chính vì thế, trong 1/2023 thì Rằm tháng Giêng sẽ rơi vào ngày Chủ nhật, tức ngày 5/2 Dương lịch.
Tại sao phải cúng rằm tháng Giêng ?
Tại sao phải cúng rằm tháng Giêng? Bởi vì Rằm tháng Giêng có ý nghĩa rất quan trọng với mọi gia đình, là ngày lễ cúng rằm lớn nhất trong năm. Vào ngày này, các gia đình ở Việt Nam sẽ bày mâm cúng để tỏ lòng thành kính với Đức Phật và tổ tiên của mình, cùng nhau đi chùa để cầu mong may mắn, phúc lành cho cả năm chứ không riêng gì là tháng Giêng. Ngoài ra, Rằm tháng Giêng là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo, phổ biến ở Việt Nam với câu “Lễ Phật quanh năm không bằng tháng giêng”; “Cúng quanh năm không bằng tháng giêng”. Điều đó cho thấy Rằm tháng Giêng rất quan trọng với người Việt và là một trong những lễ cúng lớn nhất trong năm mới.
Xem thêm: Tổng hợp những bài khấn đi chùa hay nhất năm 2023
Sắm lễ cúng rằm
Rằm tháng Giêng cúng gì ? Cúng rằm bao gồm các lễ như :
Hương nhang.
Hoa quả tươi ( 5 loại quả; 1 loại hoa).
Tiền vàng mã ( sắp theo lễ).
Trầu, cau số lượng 3; chỉ được xé cành cau, không được dùng kéo.
thuốc lá, chè, rượu, trà khô, nước, gạo, muối ( số lượng lẻ).
Bánh kẹo bóc sẵn ( số lượng lẻ 1 đĩa).
Xôi trắng hoặc đỏ ( 1 đĩa).
1 con gà luộc, 1 đĩa muối, 1 số món ăn khác … ( nếu là mâm cỗ mặn).