Game thủ Việt có thể đón Tết mà không có kết nối Internet

Với dân nghiện máy tính và smartphone, còn gì khốn khổ hơn một cuộc sống mà không có internet. Thế nhưng, nguy cơ về một cái tết không có internet lại như sợi chỉ mành treo chuông.

Sự cố internet những ngày gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Nhiều công sở bị đình trệ, mail không thể gửi đi, nhiều người lao động không thể hoàn thành công việc của mình, đơn giản là vì những tiện ích của internet đã gắn sát sườn với cuộc sống.


Game thủ Việt có thể đón Tết mà không có kết nối Internet

Tuyến cáp SMW-3


Lý do được đưa ra là bởi có 2 đường cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố cùng một lúc. Đó là đường cáp quang biển Liên Á bị sụt nguồn ở phân đoạn gần Singapore và đường cáp quang biển AAG gặp sự cố rò rỉ điện gần khu vực Vũng Tàu. Đó là chưa kể đến việc cáp biển APG cũng gặp một sự cố nhỏ và được khắc phục ngay sau đó. Chính những sự cố này là nguyên nhân dẫn đến việc truy cập internet đi quốc tế trở nên cực kỳ khó khăn.


Vậy bạn có biết rằng, ở Việt Nam hiện đang có bao nhiêu đường truyền internet hướng đi quốc tế?


Ở thời điểm hiện tại, có 4 tuyến cáp quang biển đang được đưa vào vận hành khai thác tại Việt Nam. Các tuyến cáp quang biển này bao gồm tuyến cáp quang biển Đông Nam Á – Trung Đông – Tây Âu hay còn gọi là SMW-3. Tuyến cáp này có tổng dung lượng 320 Gb/s, nối liền Việt Nam với hơn 30 nước, cập bờ tại Đà Nẵng.



Tuyến cáp SMW-3


Tuyến cáp quang biển SMW-3 là tuyến cáp quang duy nhất đi theo chiều kết nối từ Châu Á sang Ấn Độ, vào Châu Âu, các tuyến còn lại đều đi theo hướng sang Châu Mỹ qua đảo Guam và Hawaii. Tuyến cáp quang SMW-3 được đưa vào sử dụng vào tháng 9/1999, đây là tuyến cáp quang sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang có dung lượng hệ thống là 320Gbps nối Việt Nam với 39 nước trên thế giới.


Tuyến cáp thứ 2 và cũng được khá nhiều người biết đến là tuyến cáp quang biển Liên Á (IA). Tuyến cáp quang Liên Á (IA - Intra Asia) được chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2009, có tổng chiều dài 6.800km, nối liền Việt Nam, Singapore, Philippines, Hồng Kông, Nhật Bản. Tuyến cáp quang này có mức đầu tư ban đầu 200 triệu USD và được thiết kế với lưu lượng toàn tuyến đạt 320Gbps.



Cáp quang biển Liên Á (Intra Asia)


Tuyến cáp thứ 3 và cũng được nhiều người biết hơn cả là tuyến cáp quang biển châu Á – Thái Bình Dương – AAG. Tuyến cáp AAG có tổng dung lượng 29,5 Tb/s, cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu.


AAG là tên viết tắt của Asia - America Gateway. Đây là hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Tại Việt Nam, các ISP như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế. Tính đến 2016, hơn 60% Internet quốc tế của Việt Nam đều đi qua AAG. Ngoài Việt Nam, tuyến cáp quang AAG cũng rẽ nhánh vào Philippines, Brunei, Malaysia...



Tuyến cáp biển tai tiếng nhất AAG với không ít sự cố đứt cáp.


Quan trọng như vậy nhưng tuyến cáp AAG thường xuyên xảy ra sự cố. Đây là sự cố đầu tiên của cáp AAG trong năm 2017. Năm 2016, đã có 4 lần cáp AAG đứt và bảo trì, lần lượt vào các tháng 3, 6, 8 và đầu tháng 9/2016.


Cuối cùng trong số này là tuyến cáp quang biển APG (dung lượng thiết kế 43,8 Tb/s, cập bờ tại Đà Nẵng) mới đi vào hoạt động; Ngoài ra, Viettel cũng đang đầu tư một tuyến cáp quang biển mới với tên gọi AAE-1 (Asia Africa Euro 1). Tuyến cáp này có tổng chiều dài 25.000 km, nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi. Viettel là doanh nghiệp viễn thông Việt Nam duy nhất tham gia đầu tư vào AAE1.


Bên cạnh các tuyến cáp quang biển, Việt Nam còn có các tuyến cáp quang đất liền nối với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Đáng chú ý nhất trong số này là hệ thống cáp quang biên giới Trung Quốc CSC.



Như vậy, với sự cố liên tiếp ở cả 3 tuyến cáp IA, APG và AAG, có thể thấy việc kết nối đi quốc tế tại Việt Nam chỉ còn trông chờ vào tuyến cáp SMW-3 nối đến châu Phi và các tuyến cáp đất liền nối với Campuchia, Lào và Trung Quốc.


Nếu một trong số những tuyến cáp này chỉ cần vô tình gặp sự cố đúng vào thời gian này nữa thôi, viễn cảnh một cái tết cổ truyền không có internet sẽ hiện ra trước mắt. Đáng tiếc là dân mạng chỉ còn biết cầu trời cho chuyện đó đừng xảy ra.

TIN LIÊN QUAN

Cáp quang biển AAG lại bảo trì làm internet quốc tế chậm

Theo đó, lịch bảo trì tuyến cáp quang AAG dự kiến bắt đầu từ 2 giờ ngày 15.9 kéo dài đến sáng 19.9. Như vậy, internet đi quốc tế qua tuyến cáp này trong thời gian bảo trì sẽ bị chậm.

Internet Việt Nam đi quốc tế sẽ nhanh gấp đôi

Tuyến cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) chính thức đi vào vận hành, giúp kết nối mạng đi quốc tế nhanh và ổn định hơn cho người dùng trong nước.

Người Việt sẽ không có Internet nếu tiếp tục đứt cáp quang Tết 2017

Mà một trong những nguyên nhân khiến mạng Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng nặng tới vậy là do cùng lúc có tới 3 đường cáp quang biển 'huyết mạch' gặp sự cố.

Cáp quang AAG đã hàn xong, Internet Việt Nam sắp ổn định trở lại

Việc hàn cáp quang biển AAG đã hoàn tất từ rạng sáng nay (19/9) nhưng dự kiến đến sáng mai (20/9) thì kênh truyền mới được khôi phục hoàn toàn.

Cáp quang lại bảo trì trong 5 ngày, tối nay game thủ nên ra ngoài đi chơi trung thu

Tuyến cáp quang AAG sẽ chính thức bảo trì từ ngày 15 đến 19-9-2016, tốc độ truy cập internet trong thời gian này sẽ chậm lại.

Cáp quang AAG sắp được sửa xong, internet ổn định trở lại

Việc hàn cáp quang biển AAG đã hoàn tất từ rạng sáng nay (19/9) nhưng dự kiến đến sáng mai (20/9) thì kênh truyền mới được khôi phục hoàn toàn.

AAG sửa chưa xong, cáp quang IA lại gặp sự cố

Cáp quang biển Liên Á (Intra - Asia) bị đứt tại vị trí gần Hong Kong gây khó khăn cho việc truy cập Internet từ Việt Nam ra nước ngoài.

Cáp AAG gặp sự cố, Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng từ ngày 2/8

Theo thông báo từ Viettel và VNPT, cáp quang biển AAG lại gặp sự cố vào lúc 17 giờ 39 phút ngày 2/8. Nguồn tin riêng của Zing.vn cho biết vị trí cáp đứt cách trạm cập bờ South Lantau của Hong Kong khoảng 90 km.

THỦ THUẬT HAY

Sửa lỗi trên Windows đơn giản với Windows Repair Tool

Sau một thời gian dài sử dụng, chắc chắn máy tính sẽ hoạt động ì ạch hơn, thông thường thì cách giải quyết là cài lại Windows, nhưng nếu lỗi không nặng lắm và cũng không muốn mất quá nhiều thời gian để cài lại Win thì

Luyện tập chia mạng con trực tuyến miễn phí

Chia mạng con hay subnetting là một phần không thể thiếu với các quản trị viên hệ thống mạng, các bạn học và làm công nghệ thông tin trong những tổ chức vừa và nhỏ. Có thể nói chia mạng con không khó những rất dễ nhầm

Tổng hợp các cách soạn nội dung trên Android

Mỗi điện thoại Android đều có bàn phím ảo, có bố cục giống QWERTY. Bạn có thể chạm vào từng phím để soạn thảo văn bản và không cần phải lo về bất kỳ quá trình cài đặt nào.

5 cách sao lưu hình ảnh trên Iphone

Bài viết sau đây TCN sẽ hưỡng dẫn độc giả 5 cách bảo vệ những tấm ảnh quý giá trên chiếc điện thoại Iphone của các bạn.

Hướng dẫn cách khôi phục mật khẩu Gmail nhanh nhất

Gmail,một trong những ứng dụng dịch vụ email được nhiều người sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, ngoài việc phục vụ trao đổi thông tin tài liệu mà còn được dùng làm địa chỉ đăng ký vào nhiều trang web, diễn đàn, Facebook.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Sharp R1, R1s và Pi với mức giá lần lượt là 4.3tr, 4.8tr và 3tr

R1s là chiếc máy đắt nhất trong 3 máy với điểm nhấn là camera kép và viên pin lên đến 5000mAh. R1 là phiên bản rút rọn của R1s, không có camera kép nhưng vẫn sở hữu viên pin lớn 4000mAh.

Đánh giá Xiaomi Pad 6 xách tay: Sự lựa chọn tuyệt vời cho tablet Android phân khúc 7 triệu đồng

Trong sự kiện tổ chức vào ngày 18/4 theo giờ Việt Nam, Xiaomi đã giới thiệu mẫu máy tính bảng mới nhất của họ là Xiaomi Pad 6, song song với sản phẩm Xiaomi 13 Ultra. Với giá khoảng 7 triệu đồng cho phiên bản xách tay,

Đánh giá pin OPPO A55 – Chơi Play Together hơn 7 tiếng, dùng liên tục trên 8 tiếng

OPPO A55 là mẫu smartphone dòng A của OPPO đang nhận được rất nhiều quan tâm từ phía người dùng nhờ thiết kế trẻ trung, cấu hình ổn áp và viên pin 5.000 mAh. Nhưng liệu viên pin này có đủ sức đáp ứng nhu cầu sử dụng