Vấn nạn tấn công web vào các doanh nghiệp Đông Nam Á đang trở thành ‘trào lưu’ của các tội phạm mạng. Trong báo cáo mới nhất từ Kaspersky, con số tấn công mạng đã tăng chóng mặt lên tới 45%. Nếu bạn cũng đang sở hữu một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ.
Theo thống kế của Kaspersky, vào lúc đỉnh dịch Covid-19 năm 2020, hãng đã ngăn chặn 10.200.817 lượt tấn công web hướng vào các doanh nghiệp ở Đông Nam Á. Tình hình có vẻ khả quan hơn vào năm 2021 khi hãng ghi nhận con số tấn công thấp hơn là 9.180.344. Tuy nhiên, không biết vì lí do gì, vào năm 2022, con số này đột nhiên tăng vọt một cách chóng mặt lên tới 13.381.164 lượt tấn công mạng.
Theo thống kê ghi nhận, Singapore là đất nước có tỷ lệ doanh nghiệp bị tấn công mạng ‘mạnh mẽ’ nhất với ước tính tăng 329% tương đương khoảng 889.093 vụ. Trong khi trước đó vào năm 2021, nước này chỉ ghi nhận khoảng 207.175 vụ tấn công mạng. May mắn thay, Kaspersky đã dùng mọi biện pháp ngăn chặn thành công.
Không chỉ ở Singapore, 4 quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã ghi nhận tình trạng gia tăng tấn công mạng mạnh mẽ. Cụ thể, Malaysia tăng 197%, Thái Lan tăng 63%, Indonesia tăng 46% và Philippines tăng 29%. Điều đặc biệt, chỉ duy nhất Việt Nam ghi nhận con số 2.485.168 sự cố web trong năm 2022, giảm nhẹ 12% khi so với 2021 (2.822.591).
Sốc: Nokia 3310 là công cụ khởi động ô tô Toyota của tin tặc
Trong cuộc phỏng vấn gần đây, ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc của Kaspersky, đã phát biểu rằng năm 2022 sẽ chứng kiến sự phục hồi hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp Đông Nam Á, song đồng thời cũng là thời điểm ' trỗi dậy' của tội phạm mạng. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực mạnh mẽ để bảo vệ an ninh mạng quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp tại đây trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Để đảm bảo an toàn cho các hệ thống mạng của mình, chính phủ Việt Nam đã áp đặt các chính sách và quy định mới, yêu cầu các doanh nghiệp triển khai các biện pháp bảo mật mạng tối ưu hơn và thường xuyên cập nhật hệ thống bảo mật của mình.
Việc tấn công mạng không chỉ do tải xuống các phần mềm độc hại mà còn có thể xuất phát từ các email lừa đảo, các cuộc tấn công phishing hoặc cả việc sử dụng các thiết bị không an toàn. Theo một nghiên cứu mới đây, các trang web này thường được tạo ra một cách có chủ đích và có thể bao gồm những trang web có nội dung được đóng góp bởi người dùng (ví dụ như diễn đàn) hoặc thậm chí cả những nguồn thông tin chính thống đã bị tấn công.
Việc tấn công mạng có thể đến từ các lỗ hổng từ người truy cập cuối cùng. Tuy nhiên, những nguyên nhân và mục đích khác nhau có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm đến cả cá nhân và tổ chức.
Để đối phó với xu hướng tấn công mạng ngày càng tinh vi, các chuyên gia Kaspersky đã đưa ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp như xây dựng chuỗi hệ thống điều tra và phản hồi việc tấn công, đào tạo và bổ sung nhân lực bảo mật an ninh mạng. Họ cũng đã giới thiệu nền tảng Kaspersky Extended Detection and Response (XDR) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đây là một nền tảng cung cấp công nghệ, thông tin thám báo mối đe dọa và kỹ năng chuyên môn kỹ thuật giúp các chuyên gia nội bộ xử lý những cuộc tấn công mạng phức tạp và có chủ đích.
Kết Luận
Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp, hãy nhanh chóng làm theo những hướng dẫn từ chuyên gia bảo mật Kaspersky để tránh được những rủi ro không đáng có. Hy vọng bài viết từ Trangcongnghe.vn đã mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn!