Lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech): Chờ ngày “cất cánh”

Các start-up trong lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech) tại Việt Nam đang mọc lên như nấm sau mưa, nếu lựa chọn trúng phân khúc tiềm năng và có sản phẩm chất lượng sẽ có cơ hội “cất cánh”.

Thời gian chín muồi

Khi đầu tư vào bất cứ kênh hay thị trường nào, Võ Vũ Thùy My (Maggie Vo), Giám đốc Fuel Venture Capital (Mỹ) sẽ quan sát chu kỳ kinh tế, chính sách của nhà nước và khuynh hướng thị trường. Những yếu tố vĩ mô đó sẽ giúp cô đảm bảo cơ hội đầu tư của mình được thúc đẩy trong tương lai.

Nếu đầu tư vào công ty khởi nghiệp ở Việt Nam thời điểm này, Thùy My sẽ thiên về những ngành như: fintech (công nghệ tài chính), eCommerce (thương mại điện tử) và edtech.

Theo Thùy My, các ngành này có cơ hội phát triển mạnh trong những năm tới. Việt Nam đang trải qua giai đoạn bùng nổ về thanh toán kỹ thuật số, mua sắm trực tuyến trên thương mại điện tử và sự gia tăng của dân số trong nhóm thu nhập trung bình, nhu cầu đầu tư học hành của con cái.

Edtech có 4 mảng lớn là content (bài học ghi hình trước dưới dạng video hoặc ngân hàng đề thi); live-class (lớp học trực tuyến với giáo viên, có thể theo hình thức một - một hoặc theo nhóm); OMO (mô hình online kết hợp offline); B2B (giải pháp quản lý quy trình cho các trường học hoặc cơ sở giáo dục).

Giai đoạn đầu, thị trường edtech Việt Nam xuất phát từ content và đang bắt đầu dịch chuyển sang mảng live-class.

Những gì đang diễn ra trên thị trường edtech cho thấy điều đó, khi hàng loạt start-up trong và ngoài nước được rót vốn.

CoderSchool là công ty khởi nghiệp dạy học trực tuyến cung cấp các khóa học về phát triển web, máy học, dữ liệu tại TP.HCM vừa được rót 2,6 triệu USD (vòng Pre-Series A) bởi Monk’s Hill Ventures. Năm 2018, start-up này cũng đã gọi vốn thành công vòng hạt giống (seed) từ TRIVE Ventures.

Nền tảng Marathon cũng được rót 1,5 triệu USD (vòng Pre-seed) bởi Forge Ventures, với sự tham gia của Venturra Discovery và iSeed SEA.

Tập đoàn Educa hoạt động lĩnh vực giáo dục tiếng Anh cũng nhận khoản đầu tư trị giá 2 triệu USD tại vòng gọi vốn Series A từ Quỹ đầu tư Redefine Capital Fund có trụ sở ở Singapore. Clevai Vietnam nhận được 2,1 triệu USD cho vòng gọi vốn Pre-Series A từ Altara Ventures. Đây là hệ thống e-learning dạy kèm cho học sinh, được cố vấn bởi ông Bùi Hải Hưng, Giám đốc Viện nghiên cứu VinAI. Một tên tuổi khác là Edmicro cũng huy động được vốn từ Công ty Đầu tư mạo hiểm Beenext...

Với tiềm năng trên, không chỉ các đơn vị trong nước, start-up Astrid (Thụy Điển) cũng áp dụng kinh nghiệm từ lĩnh vực game di động nhằm tiến vào thị trường học trực tuyến tại Việt Nam. Hiện Astrid đã gọi được 5,3 triệu USD và kỳ vọng sẽ mở rộng sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Theo Báo cáo quý I/2021 của Quỹ Nextrans Vietnam, tổng giá trị các khoản đầu tư trong 3 tháng đầu năm vào các start-up Việt Nam đạt hơn 100 triệu USD. Trong đó, các start-up trong lĩnh vực fintech đứng đầu với 4/16 thương vụ (chiếm 40%); tiếp đó là lĩnh vực logistics, lưu trú, bất động sản, giáo dục và y tế.

Nextrans Vietnam cho rằng, những lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư tập trung hiện nay là fintech, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến, giải pháp doanh nghiệp và logistics.

Ước tính, tổng vốn đầu tư vào edtech trên toàn cầu trong năm 2020 đạt 36,38 tỷ USD, với 1.251 giao dịch. Trong đó, có 16,1 tỷ USD đến từ các nhà đầu tư mạo hiểm, tăng 2,3 lần so với năm 2019. Edtech chiếm khoảng 3,6% thị phần giáo dục toàn cầu, tăng 0,2% so với năm 2019, lớn hơn cả thị trường game. Đáng chú ý, Trung Quốc chiếm 2/3 vốn đầu tư mạo hiểm vào các edtech, theo sau là Mỹ và Ấn Độ.

Theo Ken Research, thị trường edtech của Việt Nam có thể đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019 - 2023. Thực tế, đây là khoảng thời gian chín muồi để các start-up edtech “cất cánh”.

Từ năm 2020, các nước Australia, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc bắt đầu đưa các mô hình edtech vào Việt Nam mạnh mẽ hơn. Hiện thị trường edtech Việt Nam có nhiều thương vụ ngầm chưa được tiết lộ, theo ước tính, tổng đầu tư khoảng 45 triệu USD.

Nhận diện phân khúc tiềm năng

Việt Nam hiện có hơn 100 start-up hoạt động trong lĩnh vực edtech, có thể xếp vào hơn 10 phân khúc.

Mặc dù khá nhiều tên tuổi ra đời, nhưng giới đầu tư cho rằng, hệ sinh thái edtech Việt Nam vẫn còn non trẻ. Đặc biệt, phân khúc thiết kế chương trình học và tìm kiếm, so sánh thông tin về các trường học, khóa học hiện vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.

Ngoài ra, mức độ thâm nhập Internet tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 75% vào cuối năm 2023, nên quy mô thị trường edtech cũng mở rộng hơn. Các start-up trong lĩnh vực edtech sẽ tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng ở nhiều phân khúc khác nhau, thuộc nhiều địa bàn khác nhau trên cả nước.

Với mức chi tiêu trung bình cho giáo dục hiện nay là 40% tổng thu nhập, người Việt Nam chắc chắn sẽ còn tiếp tục đầu tư vào các chương trình giáo dục nhiều hơn nữa trong tương lai. Đây chính là cơ hội mà các edtech start-up cần nắm bắt để đưa ra nhiều giải pháp học tập thông minh, tiện lợi nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dùng Việt.

Mặc dù vậy, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định đầu tư vào ngành này thực sự sinh lời lớn hay không, bởi edtech vẫn là một trong những thị trường khó khai thác nhất.

Mô hình học tập kiểu truyền thống và thị trường rất cạnh tranh là hai yếu tố mà các start-up edtech phải đối mặt. Hiện nhu cầu về giáo viên dạy học và thói quen học tập theo mô hình các lớp học truyền thống vẫn còn phổ biến. Thị trường edtech sôi động cũng đồng nghĩa đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều start-up trong lĩnh vực này và khả năng xuất hiện các start-up “ăn theo” cũng rất lớn, dẫn đến cạnh tranh về giá cả đối với cả 2 mô hình B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp với khách hàng).

Ngoài ra, quá trình bán sản phẩm cho các trường học (đặc biệt là các trường công lập có ngân sách eo hẹp) rất khó khăn, đòi hỏi các start-up phải biết chọn thời điểm thích hợp để giới thiệu sản phẩm và phải thuyết phục được nhà trường dựa trên những giải pháp mang tính đột phá.

Điểm đáng lưu ý là, đầu tư cho sản phẩm edtech tốn nhiều thời gian, gây khó khăn trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận.

Các edtech start-up rất khó đạt được mức doanh thu, lợi nhuận cao ở giai đoạn mới đầu tư, bởi giáo dục là một quá trình đầu tư dài hạn. Các công ty cần ít nhất 5 năm mới đánh giá được mức độ phù hợp với thị trường của sản phẩm. Trong khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng vô cùng áp lực khi phải chờ đợi trong một thời gian dài mới đánh giá được hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc sở hữu một lượng người dùng lớn không có nghĩa là các công ty có thể kiếm tiền từ những người dùng này, do đó, phải tính toán được số người dùng chịu trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

Giới phân tích cho rằng, hiện phân khúc khách hàng tiềm năng nhất cho các mô hình start-up nhắm đến là học sinh, sinh viên, nhân viên công sở (mô hình B2C) và các trường học (mô hình B2B). Đặc biệt, việc nở rộ mô hình đầu tư giáo dục tư nhân, trường quốc tế khiến các trường thiếu giáo viên. Đây chính là cơ hội cho các edtech start-up.

Việc mở rộng các cơ sở trường học có thể dẫn đến sự thiếu hụt về nhân lực giảng dạy, do đó, các mô hình học tập trực tuyến (e-learning) và các giải pháp edtech sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực đối với nhà trường. Ngoài ra, số lượng nhân viên công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online ở Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 5%, nên đây cũng là một phân khúc khách hàng tiềm năng đang chờ được khai phá.

Hơn nữa, tương lai khá rộng mở khi Việt Nam thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong giáo dục khiến các start-up sẽ có vô số cơ hội phát triển ngay trên thị trường Việt Nam và vươn ra thế giới khi hỗ trợ nhà trường thực hiện video hóa, số hóa bài giảng. Khi các xu hướng công nghệ mới như bảng thông minh, trí tuệ nhân tạo, tăng cường thực thế ảo… được ứng dụng trong nhà trường, người học sẽ có cơ hội học tập trong môi trường hiện đại, trực quan và sinh động và được tiếp cận phương thức giáo dục tích hợp.


baodautu.vn

TIN LIÊN QUAN

Startup Edtech Singapore tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam để bứt phá

Đối mặt với đại dịch COVID-19, thế giới đã có những đột phá khi chuyển đổi phương thức giảng dạy sang trực tuyến.

Edtech là một cuộc "phiêu lưu" dài hạn với các startup

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát kéo dài, nhiều trường học phải đóng cửa, các lớp học từ offline chuyển sang online để thích ứng và không bị gián đoạn. Trong bối cảnh đó, cuộc đua đầu tư vào công nghệ giáo dục Edtech ngày càng nóng, đây trở thành

Edtech: Giải pháp CĐS giúp giáo dục biến “nguy” thành “cơ” trong dịch COVID-19

Đại dịch Covid-19 bùng nổ dẫn đến một số thách thức, nhất là việc học từ xa, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới cho chuyển đổi số CĐS giáo dục ở các cấp độ khác nhau từ quản trị và quản lý giáo dục đến việc dạy học hàng ngày thông qua các hạ tầng

"Bùng nổ" các nền tảng trực tuyến tại Việt Nam: Từ nhu cầu thực tế đến điều chỉnh chính sách

Trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, các nền tảng trực tuyến tại Việt Nam liên tục tăng tốc và cập nhật các nội dung, tính năng mới. Trước bối cảnh đó, chính sách của Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định để thích nghi.

Giải quyết nhức nhối khi học online bằng sức mạnh công nghệ

Từ 26/09 đến 17/10, chuỗi sự kiện TechForStudy - Giải quyết các nhức nhối trong học online nhằm mang tới góc nhìn toàn diện về các giải pháp mà công nghệ mới và phong cách giảng dạy mới có thể mang lại, giúp xử lý các vấn đề nhức nhối của việc dạy

Do Venture đầu tư vào nền tảng giáo dục trực tuyến VUIHOC

Ngày 25/8, quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures công bố khoản đầu tư vào VUIHOC, nền tảng giáo dục trực tuyến tập trung vào bậc tiểu học, giúp học sinh sớm nâng cao khả năng tự học và làm chủ kiến thức. Đây là vòng gọi vốn đầu tiên của startup EdTech

Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế số giá trị 1.000 tỷ USD

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy tỷ lệ sử dụng Internet tại Ấn Độ, vì vậy, các nhà phân tích dự báo hệ sinh thái kỹ thuật số của Ấn Độ sẽ phát triển gấp 10 lần trong 10 năm tới.

Thể thao điện tử và cơ hội tỷ USD cho kinh tế số Việt Nam

Việt Nam có cơ hội và tiềm năng để phát triển lĩnh vực thể thao và trò chơi điện tử. Đây sẽ trở thành ngành công nghiệp không khói trong tương lai không xa.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn nâng cấp Windows 7/8.1 lên Windows 10 Creators Update giữ nguyên bản quyền cũ

Khi ra mắt Windows 10, Microsoft đã cam kết rằng sẽ cho phép người dùng sử dụng Windows 7/8/8.1 nâng cấp hoàn toàn miễn phí trong vòng 1 năm, và thời hạn nâng cấp ấy sẽ kết thúc vào ngày 29 tháng 7 2016. Tuy nhiên, bây

Những smartphone màu hồng tuyệt đẹp làm quà tặng nàng dịp Tết

Dường như năm 2016 và xu thế ở năm 2017 có thể nói là smartphone màu hồng đầy cá tính. Sau đây là loạt smartphone màu hồng đẹp rộn ràng cho nàng đón tết!

Cách đánh số trang trong Word 2007 từ trang bất kỳ

Đánh số trang trong Word 2007 là yêu cầu bắt buộc khi làm luận văn, bài thảo luận. Cách đánh số trang trong Word không khó nhưng để đánh số trang theo từng phần, hoặc bắt đầu từ trang nào đó không phải trang đầu tiên

Tổng hợp những bài khấn đi chùa hay nhất năm 2023

Đi lễ chùa đầu năm là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Đi chùa đầu năm mang theo mong cầu bình an, sức khỏe, tiền tài, tình duyên để có một năm như ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sắm lễ,

ĐÁNH GIÁ NHANH

TOP 3 mẫu điện thoại bộ nhớ trong 256GB lưu trữ thoải mái, chụp ảnh siêu đẹp

Để sở hữu một chiếc điện thoại bộ nhớ trong 256GB không quá khó. Hiện trên thị trường có rất nhiều mẫu smartphone được trang bị bộ nhớ này. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn 3 chiếc điện thoại vừa có bộ

So sánh iPad 10.2 2021 và iPad 10.2 2020: Có điểm gì khác biệt, có nên nâng cấp?

Ngày 14/9 vừa qua Apple đã giới thiệu iPad thế hệ 9 với mức giá hợp lý và iPad mini 6. Nếu iPad mini 6 tập trung vào thiết kế thì iPad 10.2 2021 lại được nâng cấp về phần cứng và tính năng. Vậy giữa phiên bản 2021 và

Đánh giá HP Spectre 13: Đẹp, sang, mỏng nhất thế giới và pin tốt

Đánh giá HP Spectre 13 - laptop siêu mỏng, đẹp sang nhưng vẫn đảm bảo thời lượng sử dụng pin tốt.