Việt Nam đã hợp tác với công ty internet lớn nhất Hàn Quốc như một phần của chiến lược quốc gia nhằm biến quốc gia Đông Nam Á thành một quốc gia toàn cầu về trí tuệ nhân tạo vào đầu thập kỉ tới.
Theo đó, Naver Group đã hợp tác với Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (HUST), một trong những đại học hàng đầu của đất nước nhằm khai trương trung tâm nghiên cứu AI đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á tại thủ đô Hà Nội.
Cơ sở mới này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong mục tiêu phát triển lĩnh vực công nghệ cao của Hà Nội và trở thành cơ quan dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển AI vào năm 2030.
Chiến lược AI do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (hiện đã là Chủ tịch nước hôm 5/4) đã kí hôm 26/1 vừa qua đã đề ra mục tiêu 10 trung tâm như vậy ở khu vực Hà Nội cũng như 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và điện toán hiệu suất cao.
Về phía Naver, quan hệ đối tác với Việt Nam là một phần của mạng lưới quốc tế về nghiên cứu và phát triển AI. Công cụ tìm kiếm đứng đầu Hàn Quốc đã khởi động sáng kiến Vành đai Nghiên cứu & Phát triển Trí tuệ nhân tạo Toàn cầu vào năm 2019 nhằm kết nối các kĩ sư phần mềm và cơ sở ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và Việt Nam.
Hồi tháng 8/2020, Naver đã chính thức ký kết hợp tác với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam về đầu tư, phát triển và đào tạo AI trong nước.
'Trung tâm mới được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những cơ sở trọng điểm của ngành AI tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của đất nước', ông Hồ Tú Bảo, giám đốc trung tâm cho biết với tờ Nikkei Asia.
Ông Bảo cũng là giáo sư danh dự tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản và đã tư vấn cho chính phủ về tham vọng AI.
'Naver sẽ giúp trang bị cho trung tâm trong thời gian đầu. Các giáo sư cũng như các kĩ sư trở về từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu sẽ tham gia vào trung tâm này', ông nói. 'Naver đã chọn hợp tác với HUST, trường đại học hàng đầu về khoa học và công nghệ tại Việt Nam'.
Thương vụ của Naver với Việt Nam báo hiệu làn sóng đầu tư tiếp theo của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam khi tập trung vào lĩnh vực AI. Vòng đầu tư ban đầu do công ty điện tử Samsung dẫn đầu đã biến Việt Nam thành cơ sở lắp ráp smartphone.
Samsung hiện đang vận hành 2 nhà máy sản xuất điện thoại smartphone khổng lồ trong nước và sản xuất một nửa sản lượng toàn cầu tại Việt Nam. Theo Cục Công nghiệp Việt Nam, thuộc Bộ Công Thương cho biết Samsung hiện đang là tư cách của một tập đoàn đã đầu tư hơn $17.3 tỉ vào Việt Nam.
Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng các dự án liên quan đến các công ty Hàn Quốc do chiến lược AI của chính phủ đã thu hút các công ty trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Tập đoàn FPT, tập đoàn công nghệ thông tin của Việt Nam đã kí biên bản ghi nhớ với tập đoàn Hancom của Hàn Quốc nhằm hợp tác phát triển AI.
Trong khi đó, VinAI Research thuộc tập đoàn hàng đầu Vingroup cho biết hồi năm 2020 rằng đã triển khai hệ thống AI tiên tiến nhất thế giới, NVIDIA DGX A100. Viện này cũng cho biết rằng dự kiến sẽ sớm công bố hợp tác hơn với nhà sản xuất chip NVIDIA của Mỹ trong các dự án AI sắp tới.
Chiến lược AI của Việt Nam là một phần chính trong các mục tiêu kinh tế cho tới năm 2030 do Đại hội Đảng lần thứ 13 đề ra hồi tháng 1/2021. Chính phủ nước ta mong muốn Việt Nam thành lập các thương hiệu hoặc dịch vụ AI có uy tín vào năm 2030.
Việt Nam hiện đã đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao, có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030 khi kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030). Các nền kinh tế có thu nhập trên trung bình có tổng thu nhập quốc dân trên đầu người từ $4046 - $12 535 (khoảng 95 - 300 triệu VNĐ).
GNI bình quân đầu người của Việt Nam ở mức $2590 (gần 60 triệu VNĐ) vào năm 2019, dẫn theo theo Ngân hàng Thế giới. Các nền kinh tế Đông Nam Á có thu nhập trên trung bình gồm Indonesia ở mức $4050 (gần 95 triệu VNĐ), Thái Lan là $7260 (gần 170 triệu VNĐ) và Malaysia là $11 230 (gần 260 triệu VNĐ).