Cơ sở để Hàn Quốc tham vọng lọt top cường quốc về AI

Hàng loạt camera mới được lắp đặt vào các cột đèn trên cầu ở Seoul không phải để theo dõi xem có một công dân nào đó đang chạy quá tốc độ hay không; mà là để cứu sống bất kỳ ai đang định tự tử, hiện đang có tỷ cao hơn so với các quốc gia phát triển khác.

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc và các dịch vụ khẩn cấp đang tìm cách giảm tỷ lệ này bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi tự sát. Vì thế, các lập trình viên tại Viện Công nghệ Seoul đang xây dựng một hệ thống AI có thể nhận biết các chuyển động của cơ thể, như sự do dự và các dấu hiệu khác, để xác định liệu ai đó có đang dự định kết thúc cuộc sống của chính họ hay không. Nếu hệ thống dự báo tình huống nguy hiểm, nó sẽ cảnh báo ngay cho các đội cứu hộ địa phương.

Hàn Quốc lắp đặt camera và tích hợp hệ thống AI để đưa ra các nhận định chính xác hơn. Kể từ tháng 4/2020, hệ thống AI đã học các mô hình hành vi bằng cách phân tích những gì một người có nguy cơ tự tử đang làm thông qua camera, cảm biến và gửi hồ sơ về các dịch vụ cứu hộ, sau đó lập danh mục hành động để xác định đó là những hành vi định tự sát thực sự hay không. Nhà nghiên cứu chính cho biết hệ thống tự học các cảnh quay, có thể mang lại kết quả cải thiện bằng cách giảm đáng kể các cảnh báo sai.

Tháng 10 này, các lập trình viên có kế hoạch thử nghiệm hệ thống với cơ quan cứu hộ thảm họa và cháy nổ ở Seoul.

Câu chuyện về ứng dụng công nghệ AI trong đời sống con người là một phần trong chiến lược phát triển và tham vọng trở thành quốc gia đi đầu về AI của Hàn Quốc.

Cơ sở để Hàn Quốc tham vọng lọt top cường quốc về AI

Hàng loạt camera mới được lắp đặt vào các cột đèn trên cầu ở Seoul (Ảnh: Isageum, CC license)

Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ công nghệ AI

Chính phủ Hàn Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ AI, công bố chiến lược phát triển AI nhằm đưa Hàn Quốc trở thành một trong năm quốc gia hàng đầu về AI vào năm 2022. Để biến điều này thành hiện thực, chính phủ Hàn Quốc nhận ra cần nhiều kỹ sư AI hơn. Vì thế, Hàn Quốc đã lên kế hoạch xây dựng 6 trường đại học AI mới trong năm 2020 với mục tiêu đào tạo hơn 5.000 kỹ sư AI vào năm 2024. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp tương lai dựa trên AI trong tất cả các lĩnh vực sản xuất. Chiến lược phát triển AI của Hàn Quốc sẽ tạo ra hơn 2.000 nhà máy ứng dụng công nghệ tiên tiến này vào năm 2030. Đây sẽ là những phiên bản nhà máy tiên tiến hơn cả các nhà máy thông minh.

Dữ liệu thu thập từ các nhà máy này sẽ được lưu trữ trong một trung tâm dữ liệu, từ đó hỗ trợ ứng dụng công nghệ AI trong phần mềm, cảm biến, robot và thiết bị. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch đầu tư hơn 7 tỷ USD vào R&D vào 3 lĩnh vực chính: chip, công nghệ sinh học và di động. Gần 4 tỷ USD đã được Hàn Quốc chi vào năm 2020 cho các lĩnh vực này. Phần còn lại được sử dụng cho dữ liệu, dịch vụ mạng 5G và AI. Hàn Quốc  kỳ vọng là những khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng cốt lõi và các ngành công nghiệp mới sẽ giúp tăng trưởng đổi mới lan sang các lĩnh vực công nghiệp khác. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên trong chiến lược này là khởi động một tổ hợp nghiên cứu và phát triển AI ở Gwangju vào một thời điểm nào đó trong năm 2021.

Những tập đoàn Hàn Quốc lớn đang phát triển công nghệ AI

Naver

Naver, được mệnh danh là Google của Hàn Quốc và KAIST, Viện Công nghệ Massachusetts của Hàn Quốc, đang hợp tác tạo ra một trung tâm nghiên cứu AI, tập trung vào ứng dụng điện toán hyperscale. 

Điện toán  hyperscale là gì? Đó là hệ thống máy tính xử lý dữ liệu lớn và điện toán đám mây. Do đó, AI siêu tỷ lệ đề cập đến việc phân tích các bộ dữ liệu khổng lồ nhằm tự chủ đưa ra các quyết định. Các công ty toàn cầu lớn như Amazon, Google và Microsoft đã và đang sử dụng kỹ thuật này. Trung tâm sẽ được gọi là “KAIST-NAVER Hypercreaive AI Center”, bao gồm hơn 100 nhà nghiên cứu AI đến từ cả Naver và KAIST để phát triển công nghệ AI siêu cấp và AI sáng tạo. Naver cũng đã hợp tác với Đại học Quốc gia Seoul (được mệnh danh là Harvard của Hàn Quốc) để tham gia vào dự án.

KT

KT rất tích cực trong việc tiếp cận công nghệ AI ở Hàn Quốc bằng cách đầu tư và nghiên cứu vào các lĩnh vực AI/học máy. Trọng tâm của họ bây giờ không chỉ là AI mà còn cả dữ liệu lớn và điện toán đám mây. Cũng giống như những gì Amazon Web Services (AWS) đang làm cho Amazon, KT sẽ tìm đến các dịch vụ đám mây để mở rộng hoạt động kinh doanh, ngoài mảng viễn thông và các dịch vụ Internet tốc độ cao. Do đó, AI sẽ rất quan trọng với KT trong việc phát triển các dịch vụ đám mây, giúp dễ dàng đồng bộ hóa với mạng 5G của Hàn Quốc. Khi công nghệ 5G tăng cao ở Hàn Quốc, nhu cầu về các dịch vụ đám mây cũng sẽ tăng lên.

KT sẽ tập trung vào việc mang lại một dịch vụ tất cả trong một bao gồm mạng, bộ nhớ và phần cứng không dây. Do đó, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu về loa AI GiGA Genie. Hiện tại, sản phẩm loa AI của KT đang được sử dụng cho khách sạn, ô tô và nhà ở. Tuy nhiên, KT muốn mở rộng dịch vụ của mình sang mảng dịch vụ khách hàng, robot và tự động hóa cho ngành thực phẩm và đồ uống. 

Do đó, KT đã tích cực tìm kiếm hợp tác với các công ty khởi nghiệp AI ở Hàn Quốc cũng như các tập đoàn trong lĩnh vực AI để mở rộng mạng lưới AI. Gần đây, KT đã hợp tác với Tập đoàn Dongwon để thành lập Nhà máy thông minh AI chuyên đóng gói các sản phẩm thủy sản của Dongwon. Ngoài ra, KT hợp tác với Hyundai Heavy Industries Holding, KAIST, Đại học Hanyang và Viện Nghiên cứu Điện tử và Viễn thông Hàn Quốc, để thành lập AI One Team. Họ sẽ tập trung vào việc tạo ra một hệ sinh thái AI mở để tiếp tục phát triển công nghệ AI ở Hàn Quốc.

KT cũng đang nghiên cứu về AI siêu cấp thông qua nghiên cứu chung với các trường Đại học Hàn Quốc và các trung tâm nghiên cứu của chính phủ. AI One Team mà KT cùng tham gia thành lập, là một liên minh nghiên cứu ra mắt mô hình AI siêu cấp vào năm 2022. AI One Team bao gồm 10 tổ chức trong đó có KAIST. KT sẽ phụ trách toàn bộ quá trình R&D, chủ yếu bao gồm việc thu thập dữ liệu. Các trường đại học KT đã hợp tác sẽ chịu trách nhiệm về các thuật toán học máy và lọc dữ liệu. Việc đào tạo mô hình AI sẽ kết thúc vào cuối năm 2021 và việc thương mại hóa nền tảng AI được nhắm mục tiêu vào nửa đầu năm 2022. AI siêu cấp sẽ được áp dụng đầu tiên cho trợ lý AI Giga Genie của KT.

“Việc phát triển một mô hình AI siêu cấp kết hợp các công nghệ và kinh nghiệm đẳng cấp thế giới của AI One FTeam có ý nghĩa đặc biệt, đảm bảo công nghệ cốt lõi trong thế hệ AI tiếp theo. Thông qua dự án này, chúng tôi sẽ góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của AI Hàn Quốc”, Hong Kyung-pyo, một quan chức của KT cho biết.

Kakao Enterprise

Kakao Enterprise là nền tảng làm việc dựa trên công nghệ AI của Kakao. Kakao rất tích cực tạo dựng quan hệ đối tác. Mục tiêu của họ là trở thành cửa hàng bách hóa AI ở Hàn Quốc. Kakao đã hợp tác với KBS để tạo ra một phát thanh viên AI và Kyobyo Life Insurance để tạo một chatbot AI cho trung tâm hỗ trợ khách hàng. Họ cũng đang làm việc với Samsung C&T để xây dựng một dịch vụ cho phép Everland (được mệnh danh là Disneyland của Hàn Quốc) bán vé và đặt hàng đồ ăn/thức uống bằng KakaoTalk. Hơn nữa, công ty này cũng đang hợp tác với LG Electronics để kết nối loa AI Kakao Mini với tất cả các mẫu TV của họ.

Samsung Electronics


Để thống trị ngành công nghiệp AI toàn cầu, một công ty sẽ cần tạo ra chất bán dẫn có khả năng AI. Và Samsung chính là công ty này của Hàn Quốc. Samsung sẽ tìm cách tạo ra chất bán dẫn AI vào năm 2030. Chính phủ Hàn Quốc hoàn toàn ủng hộ thế hệ tiếp theo của các công ty bán dẫn. Họ đã lên kế hoạch đầu tư hơn 850 triệu USD vào chip AI vào năm 2030. Ngoài ra, Samsung cũng tuyên bố sẽ sử dụng AI để tạo ra những con tàu mới bằng cách sử dụng phần mềm Synopsys AI khi thiết kế tàu.

Hàn Quốc đã có hai nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới là Samsung và SK Hynix. Tuy nhiên, điều này nghiêng về phía sản xuất hơn là phía công nghệ cốt lõi. Trọng tâm của Samsung trong tương lai sẽ là làm cho các chất bán dẫn thông minh hơn bằng cách sử dụng công nghệ AI. Samsung đã cam kết tuyển hơn 1.000 nhân viên mới để làm việc trong bộ phận công nghệ AI.

Viện nghiên cứu AI của Hàn Quốc

Viện Nghiên cứu AI (AIRI) trực thuộc Viện Nghiên cứu và Chính sách Phần mềm (SPRi), cũng là nơi kết nối một số công ty hàng đầu ở Hàn Quốc lại với nhau. Một số công ty hàng đầu đó bao gồm Samsung Electronics, LG Electronics, SK Telecom, KT, Hyundai Motor Company và Hanwha Life Insurance, mỗi công ty đã đầu tư 3 tỷ won cho dự án vào năm 2016. Kể từ đó, AIRI đã được sử dụng để nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin. Điều này không chỉ bao gồm AI mà còn cả dữ liệu lớn và công nghệ đám mây.

Hàn Quốc đặt mục tiêu về nền công nghiệp AI cạnh tranh nhất

Hàn Quốc thống trị ngành công nghiệp bán dẫn và có các vi mạch tích hợp khả năng xử lý nhanh gấp 25 lần các vi mạch tích hợp hiện có. Hàn Quốc sẽ tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD vào thế hệ chip thông minh tiếp theo. 

Ngoài ngành công nghiệp bán dẫn, Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in muốn có ô tô tự lái ở Hàn Quốc vào năm 2027. Mục tiêu của ông là trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có ô tô tự lái trên các đường phố lớn. Đây là lý do tại sao Chính phủ Hàn Quốc và Tập đoàn Hyundai Motor có kế hoạch đầu tư hơn 50 tỷ USD vào ngành công nghiệp xe hơi tự lái vào năm 2025.

Ông Moon Jae In cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành cường quốc số một thế giới trong ngành công nghiệp xe cộ trong tương lai vào năm 2030'.

Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu sửa đổi các quy định và thiết lập cơ sở hạ tầng giao thông cho các phương tiện tự hành hoàn toàn ở Hàn Quốc. Ngoài ra, họ sẽ đưa ra các quy tắc và quy định về bảo hiểm liên quan đến xe ô tô tự lái. Hyundai cho biết họ sẽ bắt đầu tung ra những chiếc xe bán tự hành vào cuối năm 2021. Mục tiêu của Hyundai là có những chiếc xe tự hành hoàn toàn trên đường phố Hàn Quốc vào năm 2024.

Hàn Quốc đặt tham vọng mạnh mẽ trở thành nước đi đầu ngành công nghiệp AI do chính phủ nhận định công nghệ AI sẽ mang lại hàng trăm tỷ USD trong dài hạn. Ngoài ra, công nghệ AI có tiềm năng cải thiện mức sống ở Hàn Quốc. Hiện tại, công nghệ AI của Hàn Quốc đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Hàn Quốc hy vọng sẽ thu hẹp khoảng cách này vào năm 2030. Bước đầu tiên hướng tới điều này là hỗ trợ các công ty khởi nghiệp AI của Hàn Quốc. Hơn nữa, chính phủ Hàn Quốc đã hứa đầu tư hơn 20 tỷ USD ngân sách của mình để phát triển ngành khoa học và công nghệ, và lĩnh vực AI.

Hàn Quốc đã là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và mạng 5G. Mục tiêu của nước này trở thành 1 trong top 5 quốc gia có cơ sở hạ tầng AI phát triển trên toàn cầu chỉ còn là vấn đề thời gian./.


Theo Intellingentliving, Seoulz.com

TIN LIÊN QUAN

Hàn Quốc chính thức triển khai dịch vụ mạng 5G vào ngày hôm nay

Hàn Quốc đang chạy đua với Hoa Kỳ và Trung Quốc để trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thương mại hóa mạng 5G.

Người thừa kế tập đoàn Samsung có thể nhận án tù 12 năm

Lee Jae-yong, phó chủ tịch đồng thời cũng là người thừa kế tập đoàn Samsung, đã bị kết tội hối lộ cựu thổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye 8,2 triệu USD.

Trung Quốc giữ vị trí dẫn đầu về khả năng sẵn sàng ứng dụng 5G

Công ty nghiên cứu viễn thông toàn cầu Analysys Mason chỉ ra rằng Trung Quốc giữ vị trí dẫn đầu về khả năng sẵn sàng ứng dụng 5G, trước cả Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Trung Quốc đầu tư 2,1 tỷ USD xây dựng trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo

NDĐT - Ngày 3-1, Chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng một khu trung tâm nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), bước tiến quan trọng trong nỗ lực đưa Trung Quốc trở thành cường quốc trong lĩnh vực này vào năm 2025.

Huawei tham vọng thống trị cuộc đua 6G

Bất chấp những khó khăn từ lệnh cấm vận của Mỹ, Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc đang nỗ lực hướng tới việc đặt ra tiêu chuẩn toàn cầu cho thế hệ mạng không dây mới 6G.

Singapore phát triển mô hình máy tính dự đoán để giảm thiểu ca nhiễm, tử vong do COVID-19

Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Công nghệ Nanyang Singapore NTU đã phát triển một mô hình máy tính dự đoán. Kết quả thử nghiệm trên dữ liệu dịch COVID-19 thực tế tại 4 quốc gia cho thấy mô hình này đã góp phần làm giảm tỷ lệ ca nhiễm và tử

Trở thành quốc gia thông minh nhờ siêu kết nối

Siêu kết nối sẽ giúp Singapore trở thành quốc gia bền vững và thông minh.

Cuộc chiến "sống còn" của doanh nghiệp ví điện tử

Các đơn vị cung cấp ví điện tử đang nằm trong cuộc cạnh tranh khốc liệt và cũng được coi là một sân chơi tiêu hao tài chính đáng kể.

THỦ THUẬT HAY

Mang tính năng màn hình cong trên S7 Edge lên J7 Prime

Màn hình cong trên Samsung Galaxy S7 Edge có rất nhiều tính năng độc đáo như mở nhanh 1 ứng dụng bất kì, thục hiện cuộc gọi nhanh chóng...và nhiều tác vụ khác chỉ bằng 1 cú vuốt nhẹ. Vì thế, bài viết sau đây sẽ hướng

Hướng dẫn bạn cách bật, tắt GPS trên iPhone trong một nốt nhạc

GPS được biết đến là một tính năng quan trọng trên iPhone giúp người dùng có thể xác định được vị trí, sử dụng được tối đa tính năng của các ứng dụng bản đồ. Việc bật, tắt GPS có thể đơn giản với nhiều người, tuy nhiên

5 ứng dụng diệt virus miễn phí tốt nhất trên dòng điện thoại/máy tính bảng Android

Nếu bạn đang tìm kiếm một ứng dụng diệt virus hiệu quả dành cho chiếc điện thoại Android của mình, đừng bỏ qua 5 lựa chọn trong bài viết này.

7 tính năng thú vị trên Android có thể bạn đã bỏ lỡ trong quá trình sử dụng

Những bạn hay có thói quen kiểm tra cập nhật ứng dụng thường xuyên thì việc thêm lối tắt ứng dụng của tôi ra màn hình chính là điều cần thiết, chi tiết như sau.

Vào Desktop trong Windows 10 chỉ với một thao tác ngắn

Bạn có thể nhấn nút thu nhỏ trên tất cả các cửa sổ đang mở hoặc bạn có thể thu nhỏ tối đa tất cả cùng một lúc bằng một cú nhấp chuột hoặc bàn phím kết hợp. Đây là cách để vào Desktop trong Windows 10 chỉ với một thao

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh Samsung Galaxy A3 2016

Không chỉ sở hữu ngoại hình đẹp mắt nhờ sự phối kết hợp từ kim loại và kính, Samsung Galaxy A3 2016 còn cung cấp hiệu năng hoạt động tốt với giá thành phải chăng.

Đánh giá Macbook Pro 2018: Liệu có xứng đáng để rút hầu bao?

Trước đó, Macbook Pro 2017 chỉ giống như một bản nâng cấp nhẹ của Macbook Pro 2016. Vì vậy, người dùng rất kỳ vọng bước nhảy vọt về hiệu suất trên Macbook Pro 2018.