Khi Huawei tuyên bố rằng họ sẽ leo lên vị trí thứ hai trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, nhiều người đã cho rằng đây là một kế hoạch điên rồ. Tuy nhiên, chưa đầy hai năm sau, Huawei đã làm được điều không tưởng đó khi vượt qua Apple, chiếm lấy vị trí thứ 2 trên thị trường smartphone thế giới.
Sự phát triển này của Huawei đang gây áp lực rất lớn cho hầu hết các nhà sản xuất smartphone toàn cầu. Có lẽ đã đến lúc các đối thủ khác nên nhìn nhận Huawei dưới góc nhìn cẩn trọng hơn.
Huawei - Honor, hai thương hiệu, một tầm nhìn
Được thành lập từ năm 1987, Huawei đã chiếm được quan tâm trong ngành công nghiệp di động tiêu dùng trong nhiều năm. Công ty này đã công bố thiết kế điện thoại hỗ trợ 3G đầu tiên của mình vào năm 2005, tham gia hệ sinh thái Android vào năm 2009 và đứng ở vị trí thứ 10 doanh số bán thiết bị di động trên toàn thế giới năm 2010.
Sau khi bán được gần 50 triệu smartphone vào năm 2013, công ty đã nâng con số này lên khoảng 140 triệu chiếc chỉ ba năm sau đó, đạt mức tăng trưởng ảm đảm trong năm 2017 và đang nhắm tới mục tiêu 200 triệu chiếc smartphone được bán ra trong năm 2018.
Từ vị trí thứ 8 trong năm 2011, Huawei đã bức phá và dần thu hẹp khoảng cách với Apple kể từ năm 2014. Kết quả trong Q2/2018 vừa rồi đã chứng minh rằng vấn đề của công ty này chỉ là thời gian.
Suy cho cùng, thật khó để ba hoặc bốn iPhone mới trong một năm có thể đối đầu với khoảng hai mươi chiếc điện thoại Huawei và cả Honor? Chưa kể các dòng sản phẩm của Huawei rất đa dạng, từ thiết kế đến mức giá, mang lại nhiều lựa chọn cho người dùng.
Mặc dù thương hiệu phụ Honor vẫn hoạt động độc lập, tuy nhiên bán hàng doanh số bán hàng vẫn được tính chung với cả Huawei.
Từ kẻ chạy theo trào lưu đến người dẫn đầu xu hướng
Trong bối cảnh công nghệ di động ngày nay, các công ty gần như đang sao chép y hệt nhau từ công nghệ đến thiết kế. Với một Huawei như hiện tại, sự sáng tạo đang được đặt lên hàng đầu.
Mặc dù HTC là nhà sản xuất đầu tiên đưa ra khái niệm camera kép, tuy nhiên các công ty khác đã “sao chép” một cách thông minh và đang thực hiện điều đó tốt hơn. Nói cách khác, không quan trọng ai làm đầu tiên, cốt lõi là ai đã làm tốt hơn.
Một ví dụ cho điều đó, các dòng flagship của Huawei luôn mang lại một chất lượng tuyệt vời. Từ việc chạy theo xu hướng camera kép, Huawei đã trở thành người dẫn đầu xu hướng với Huawei P20 Pro, chiếc điện thoại thông minh với ba ống kính đầu tiên trên thế giới.
Một nhà sản xuất có thể “tự cung tự cấp”
Samsung, Apple và Huawei đều có những bộ xử lý riêng biệt cho hầu hết các thiết bị của họ? Đây có thể là chìa khóa cho thành công của những công ty này.
Không giống như Apple, chỉ đơn thuần thiết kế chip A-series và sau đó được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, Huawei xây dựng và thiết kế Kirin SoC thông qua công ty con HiSilicon của mình. Không giống như Samsung, còn phụ thuộc rất nhiều vào chipset Snapdragon, Huawei lại coi Qualcomm là đối thủ chứ không phải là đối tác.
Dòng chip Kirin đang ngày càng phát triển, xuất hiện trên cả những mô hình flagship ấn tượng và các thiết bị tầm trung. Kirin 970 là chipset smartphone đầu tiên trên thế giới đi kèm với bộ vi xử lý thần kinh chuyên dụng NPU đảm nhiệm xử lý các tác vụ có liên quan đến AI. Trong khi đó, Kirin 980 đã được xác nhận là SoC 7 nm đầu tiên.
Bên cạnh đó, Huawei còn có mối quan hệ tốt với những đối tác hàng đầu. Có thể kể tới Leica, hãng sản xuất máy ảnh của Đức, người đứng đằng sau sự thành công của máy ảnh hàng đầu trên P20 Pro, Mate 10 Pro và P10.
Tạm kết
Huawei đang thách thức và đe dọa tới sự thống trị toàn cầu của Samsung. Cả hai công ty đều có vị thế tốt về những công nghệ đột phá và chiến lược, cùng chờ xem với những lợi thế mà PhoneArena đã chia sẻ, liệu Huawei có thể đánh bại Samsung trong cuộc chơi khốc liệt này không nhé.
Tech Funny