Hiện tại có hơn 800 đồng tiền cơ bản đã chết. Tuy nhiên, thị trường đầu tư ICO tiếp tục bùng nổ vào năm 2018, tăng gần 12 tỷ đô la trong hai quý đầu năm.
ICO chắc chắn là kênh đầu tư cũng là chủ đề nóng trong năm 2017 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2018. Phương pháp kêu gọi vốn đầu tư này nhận được sự quan tâm rất lớn giao đoạn năm 2017 khi đó vốn hóa thị trường tăng lên tới 3,8 tỷ đô la, theo Coinschedule. Tuy nhiên, hai quý đầu của năm 2018 vốn hóa đã tăng vọt lên 12 tỷ đô la, theo Coinschedule.
Tuy nhiên, hình thức gây quỹ này gây ra nhiều tranh cãi, vì nó không đáp ứng lại được sự mong đợi của nhà đầu tư. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ít nhất 20% của tất cả các ICO đã scam và làm cho kênh đầu tư này trở thành kênh đầu tư có nhiều rủi ro. Số lượng lớn các dự án không hoàn thiện được cũng khiến cho tâm lý nhà đầu tư lo sợ. Nhà sáng lập của BitTorrent là Bram Cohen nói rằng ”hầu hết các ICO đều là lừa đảo trừ khi họ chứng minh được họ có thể thực thi”. Cùng quan điểm trên, nhà sáng lập sàn giao dịch BTCC Bobby Lee cũng có cho biết thêm “95% ICO thay vì sử dụng công nghệ blockchain thì họ lại sử dụng cơ sở dữ liệu”.
Hơn nữa, đã có 800 đồng tiền được phát hành thông qua hình thứ kêu gọi vốn ICO là đã chết, theo một trang web có tên Dead Coins, họ đã liệt kê chúng theo một vài loại khác nhau, dựa trên lý do mất giá của chúng. Kết quả cho thấy các dự án là lừa đảo hoặc đã bị tấn công, đây là lí do đã khiến cho rất nhiều nhà đầu tư mất tiền khi đã đầu tư vào những án trên.
Mặc dù tất cả các ICO đều phải chịu sự chỉ trích, nhưng chúng vẫn mang lại lợi nhuận rất cao cho nhà đầu tư. Nghiên cứu nói trên cũng đi đến kết luận rằng nếu bạn đã đầu tư vào vào tất cả các dự án ICO, bất kể nó có phải lừa đảo hay không thì bạn sẽ có lợi nhuận khoảng 13,2 lần.
Hơn nữa, những nhân vật nổi bật trong lĩnh vực như Zhao Changpeng, người sáng lập Binance – trao đổi tiền điện tử lớn nhất thế giới bằng các khối lượng giao dịch – đã vạch ra nhiều lợi thế của đầu tư ICO so với các kênh đầu tư mạo hiểm truyền thống.
Khi các ICO tiếp tục được phát triển và phổ biến hơn, chúng ta cũng thấy sự quan tâm nghiêm túc của các nhà quản lý. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của khung pháp lý đối với Crypto nói chúng và ICO nói riêng, các nước đang bắt đầu xây dựng các khuôn khổ lập pháp nhằm bảo vệ các nhà đầu tư của quốc gia họ và có khả năng giảm số lượng các dự án lừa đảo ở mức tối thiểu. Thái Lan cũng đặt ra các luật để quản lý các tài sản kỹ thuật số.
Sau vụ lừa đảo ICO lớn nhất ở của Việt Nam, thì chính phủ nước này cũng hiểu rõ tầm quan trọng trong quy định của luật pháp đối với các dự án ICO. Hàn Quốc cũng tiết lộ rằng họ có thể sớm hợp pháp hóa ICO sau khi có động thái cấm vào tháng Chín năm 2017.
Dường như các chính phủ đang nhận ra tiềm năng của thị trường Crypto nói riêng và ngành công nghiệp Blockchain nói chung cũng như khó khăn phải đối mặt về thị trường đầu tư ICO. Điều này đồng nghĩa họ có thể sẽ cung cấp nhiều cơ sở pháp lý cần thiết để có thể hợp pháp hóa ngành công nghiệp tiềm năng này.
Theo Bitcoinist