Ngay bây giờ, tại những thủ phủ thời trang đình đám như London, Paris hay Milan người ta cũng đã bắt đầu học theo thung lũng Silicon, cái nôi của giới công nghệ và là 'lò' đào đạo ra những AI cực kỳ thông minh.
IBM đã dự đoán rằng, đến năm 2020, tất cả các tương tác của người dùng sẽ được xử lý mà không cần có người điều khiển. Những thương hiệu đình đám của ngành thời trang cần học cách để bắt kịp xu thế nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Từ đó có thể thấy tầm quan trong của AI đối với lĩnh vực kinh doanh thời trang. Và dưới đây sẽ là 3 cách thức AI sẽ xuất hiện và giúp cải thiện kết quả kinh doanh của các hãng theo thông tin từ Forbes.
1. Deep Learning
Deep Learning là một ứng dụng của AI, nó có thể tự tìm hiểu và phân tích thông tin để từ đó sẽ nắm được nhu cầu của khách hàng một cách cụ thể rồi đưa ra gợi ý cho họ hoặc báo cáo kết quả về cho công ty.
Việc này giúp các hãng thời trang như LUXSENS, một công ty sản xuất túi xách ở Thượng Hải, hỗ trợ người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm mức giá tốt nhất với chất lượng vừa tầm cho những chiếc túi xách hàng hiệu sang trọng.
Được biết, trang giao dịch của LUXSENS sẽ tự động sắp xếp giá và các thuộc tính sản phẩm của túi một cách tự động và hợp lý, cho phép người tiêu dùng tìm những sản phẩm ở mức giá thấp nhất cũng như so sánh sự chênh lệch về giá cả thị trường ở những thời điểm khác nhau.
2. Emotion Analytics
Cảm xúc ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy số lượng sản phẩm tiêu thụ. Thông thường, khi quyết định mua một chiếc nhẫn kim cương xa xỉ hoặc một chiếc đầm dạ hội đắt tiền, bạn sẽ chỉ quan tâm rằng bạn thích nó và mong muốn sở hữu nó như thế nào, chứ không phải giá của nó 'trên trời' ra sao.
Làn sóng xu hướng mới nổi này bắt nguồn từ công ty Emotion AI Affectiva - công nghệ nhận dạng cảm xúc, phân tích các biểu hiện trên khuôn mặt và cảm xúc thông qua máy ảnh.
Chủ tịch điều hành Tập đoàn Alibaba, Jack Ma giới thiệu một tính năng nhận dạng khuôn mặt mới tại lễ khai mạc của triển lãm CeBIT năm 2015
Tại Hồng Kông và Đài Loan, hãng mỹ phẩm SK-II sử dụng công nghệ của Affectiva bằng sự hợp tác với công ty quảng cáo video Unruly Media. Cụ thể, công nghệ này cho phép camera thu lại những biểu cảm trên khuôn mặt của khách hàng khi xem video, từ đó phân tích và nhận biết được xúc cảm của họ đối với sản phẩm/video của hãng.
Nhắm mục tiêu vào cảm xúc giúp hãng SK-II nhận biết được và tập trung nội dung vào các đối tượng có nhiều khả năng quan tâm đến các sản phẩm của mình hơn để từ đó, tạo ra một kết nối cảm xúc mà sẽ được thể hiện bằng sự nổi tiếng của nhãn hàng cũng như hiệu quả đáng kể về doanh thu.
3. Image Intelligence
Công nghệ nhận dạng hình ảnh có thể được sử dụng đơn giản là để giúp máy tính xem và hiểu về hình ảnh, video và các phương tiện khác tương tự như con người. Nó giúp mở khóa một kho tàng giàu có thông tin đằng sau các hình ảnh có giá trị quan trọng với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Thị trường nhận dạng hình ảnh được ước tính tăng từ 15.8 tỷ USD trong 2016 đến 38.92 tỷ USD vào năm 2021.
Ví dụ ở Trung Quốc, Youtu Lab đã xử lý hàng tỷ ảnh trên QQ, một trong những ứng dụng mạng xã hội của Tencent nhằm xác định những màu sắc đang được ưa chuộng, chất liệu vải và các chi tiết khác trên từng độ tuổi khác nhau.
Mặc dù những tính năng này không phải là quá mới lạ, nhưng công cụ thông minh đang phát triển của Tencent này có tiềm năng về thị trường to lớn đối với một thị trường kinh doanh phồn thịnh như Trung Quốc, nơi đã có hơn 1.7 tỷ người đang sử dụng các app nhắn tin như Tencent QQ (con số này chỉ thấp hơn Facebook khoảng 300 triệu).
Vừa rồi là 3 ứng dụng của AI có thể được áp dụng và cải thiện ngành thời trang. Không biết bạn có nhận xét gì? Hãy để lại comment bên dưới để trao đổi thêm nhé!
Biên tập bởi Tech Funny