Người dùng smartphone Việt tiêu biểu: 24 tuổi, ở Sài Gòn, xài Android

Thông qua phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn, dưới đây là khắc họa chân dung một người dùng smartphone tiêu biểu tại Việt Nam.


Việt Nam là đất nước 'bùng nổ công nghệ'. Trong vòng một thập kỷ, từ một quốc gia gắn liền với điện thoại bàn, trở thành 'quả bom tiêu dùng', nơi miếng bánh smartphone bỗng trở nên béo bở. Người dân ngày càng gắn chặt với điện thoại thông minh.



Người dùng smartphone Việt tiêu biểu: 24 tuổi, ở Sài Gòn, xài Android

Năm 2016, Warc - công ty nghiên cứu hiệu quả quảng cáo và truyền thông trụ sở tại Anh tiết lộ những con số kinh ngạc. Theo đó, Việt Nam đang có thị trường smartphone tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. 93% người Việt đã sở hữu thiết bị di động, 44% trong số đó là smartphone. Con số này tăng mạnh lên 55%, theo báo cáo gần đây nhất của Jay Hartwell, giảng viên, chuyên viên tư vấn truyền thông của ĐH Hawaii và Tạp chí văn học Hawaii Review.


Trong khuôn khổ bài viết này, Zing.vn sẽ khắc họa cụ thể một người dùng smartphone Việt Nam điển hình, với những chỉ số tổng hợp cũng như thiết bị mà họ ước mơ sở hữu. Chân dung đó được khắc họa trên cơ sở tập hợp, phân tích từ các dữ liệu thống kê gần nhất thuộc các nguồn độc lập như Appota, Dream Incubator Inc., IDC, DI Marketing và các nguồn độc lập khác.


Chàng nhân viên văn phòng trẻ tại TP.HCM


Số liệu từ Appota, 56% người dùng smartphone tiêu biểu tại Việt Nam là nam, dù tỷ lệ đó đang trên đà giảm theo hướng cân bằng. Thực tế, các số liệu mới nhất từ Appota cho thấy nữ giới đang ngày càng sở hữu nhiều smartphone hơn.


Độ tuổi sở hữu smartphone trung bình ngày càng giảm, nhưng tỷ lệ 'vàng' của người dùng smartphone vẫn ở mức khoảng 24 tuổi. Ở độ tuổi này, khoảng 63% người Việt Nam sử dụng smartphone.


Địa bàn phân bố của người dùng smartphone trải rộng nhưng tập trung nhiều tại các thành phố lớn. Kết hợp bản đồ phân bố dân số cùng tỷ lệ phổ cập smartphone, anh ta sẽ sống thành phố lớn, cụ thể là TP.HCM. Nghiên cứu sâu hơn nhóm đối tượng này, DI Marketing trích lục các nghề nghiệp tiêu biểu của người dùng smartphone Việt, trong đó nhân viên văn phòng (Office Worker) là phổ biến nhất.


Từ những con số trên, chúng ta có cái nhìn đầu tiên về chân dung một người dùng smartphone Việt Nam: chàng nhân viên văn phòng trẻ tại TP.HCM.




Chiếc smartphone tầm trung trên tay


Số liệu từ GfK cho thấy 90% thiết bị bán ở đầu năm 2017 chạy nền tảng Android, trong đó, Samsung chiếm hơn 47%. Điều này không khó hiểu vì 68% người dùng Việt Nam đang sử dụng Android.


GfK ghi chú trong báo cáo 2017: 'Người Việt Nam vẫn ưa chuộng các thiết bị từ 88-130 USD (khoảng 2-3 triệu đồng)'.


Không có một thiết bị cụ thể được gọi tên, nhưng các thống kê cho thấy khả năng cao (48%) 'anh chàng' đang cầm trên tay một thiết bị Samsung.


Đây không phải thiết bị cao cấp, nếu nhìn từ thống kê chất lượng màn hình anh ta đang dùng. Trích xuất con số thống kê về chất lượng màn hình Android được sử dụng tại Việt Nam, hơn 80% thiết bị đang có độ phân giải từ HD trở xuống, thông số của các smartphone tầm trung.


Tuy vậy, tỷ lệ người dùng sử dụng smartphone Full HD trở lên đang tăng khá nhanh.


Một dữ kiện nữa củng cố cho giả thiết đến từ thống kê hệ điều hành Android đang sử dụng. Tỷ lệ người dùng nâng cấp lên các bản Android đời mới khá thấp, khi 54,8% thiết bị vẫn đang chạy các phiên bản Android 4.x (mà bản mới nhất là Android 4.4 Kit Kat cũng đã 3 năm tuổi đời), hiện tại, Android 4.x hầu như không được cài trên các smartphone đời mới.


Tuy vậy, anh ta không vì thế mà cảm thấy thất vọng. 86% người dùng được khảo sát cho biết họ hài lòng với thiết bị mình đang có, dù 44% phàn nàn về thời lượng pin.


Đây là điều mà các chuỗi bán lẻ hầu như không thể giúp, dù đây là địa chỉ mà 74% người dùng chọn để mua điện thoại.




Chiếc smartphone cao cấp mơ ước


Dù nhân vật được nhắc đến thuộc về 45% người dùng chỉ sở hữu 1 smartphone, 41% người dùng Việt đang sở hữu cùng lúc hai di động.


Gần như chắc chắn, anh ta đang dành dụm để mua tiếp một chiếc smartphone tốt hơn trong năm sau.


Lựa chọn smartphone mới có vẻ không phải quyết định quá khó khăn. Người dùng Việt Nam có lòng trung thành khá cao với thương hiệu. Dù ít có ý định chỉ dùng thương hiệu hiện tại, anh ta vẫn có kế hoạch ưu tiên nhãn hàng quen thuộc (37%) hoặc sẽ vẫn tiếp tục dùng nhãn hàng đó, song song với thiết bị từ hãng khác (37%)


Anh ta mơ ước một chiếc smartphone cùng thương hiệu, cụ thể là thiết bị Android đầu bảng hiện tại (45%). Tuy vậy, một phần không nhỏ (27%) mơ đến thế hệ iPhone mới nhất.




Nhưng dường như ước mơ chỉ là mơ ước. GfK thống kê rằng anh ta chỉ sẵn sàng (và có khả năng) chi khoảng 368 USD (khoảng 8,3 triệu đồng) để mua thiết bị mới, trong khi giá các smartphone đầu bảng tại Việt Nam hiện dao động trong mức 20 triệu đồng nếu mua ở các cửa hàng chính hãng.


'Cú đêm' thích chơi game, ưa tin nhắn


Người dùng Việt Nam khá nghiện điện thoại, 1/5 người dùng smartphone có mức sử dụng khoảng 4 tiếng 36 phút mỗi ngày. Họ cầm điện thoại liên tục, và đến 28% chỉ ngưng khi buông smartphone xuống và ngủ. 'Thời gian vàng' của họ vào khoảng 19-21h mỗi ngày.


Anh ta không làm nhiều hoạt động phức tạp trên smartphone. Mạng xã hội vẫn là ứng dụng được phổ cập nhiều nhất, với 91% người dùng cài trên smartphone. Trong 1 năm gần đây, Zalo đang dần trở thành ứng dụng nhắn tin chính người Việt (80%), song song với Messenger của Facebook (73%). Tuy vậy, phần lớn thời gian, người dùng lướt trên Facebook (51%) và xem video trên YouTube (51%).


Anh chàng trẻ tuổi yêu thích những trải nghiệm mới, và tương đối bắt kịp xu hướng công nghệ. Mỗi tháng, trung bình anh cài 5 ứng dụng mới, chủ yếu là game (40%), hoặc những ứng dụng công nghệ, máy tính mới đang trở thành xu hướng (35%).




Từ những dữ liệu trên, có thể phác họa chân dung một người dùng smartphone tiêu biểu tại Việt Nam: Nam, 24 tuổi, sống ở TP.HCM, dùng điện thoại Android tầm trung và mơ về chiếc smartphone đầu bảng (dù không hẳn sẵn sàng mua chúng trong năm sau). Anh ta ưa nhắn tin, xem mạng xã hội và chơi game về đêm, và sẵn sàng thử nghiệm những công nghệ mới.




* Các số liệu trong bài được tổng hợp từ Appota, Dream Incubator Inc., IDC, DI Marketing, JfK... Chân dung nhân vật được tổng hợp dựa trên con số lớn nhất trong các dữ liệu sẵn có.


Đồ họa: Minh Trí



Mạnh Hà - Lê Phát
* Nguồn: Zing News

TIN LIÊN QUAN

Thị trường quảng cáo trên game điện thoại di động đang phát triển rực rỡ

Hiệp hội Mobile Marketing (MMA) và Decision Lab vừa công bố các số liệu mới nhất về trào lưu trò chơi trên điện thoại di động, hé mở một “tân binh” đáng gờm trong việc tranh giành miếng bánh quảng cáo di động tại Việt Nam.

Trẻ em Việt Nam ngày càng chuộng 'lên mạng' hơn xem TV

Truyền hình đã bị thay thế bởi internet khi trẻ em khu vực châu Á Thái Bình Dương ngày càng ưa chuộng phương tiện internet hơn.

Cơ hội nào cho Nokia tại thị trường Việt Nam?

Hiện tại thị trường smartphone Việt Nam đang có sự tham gia của nhiều' ông lớn'. Và thị phần giữa các hãng cũng đã được phân chia khá rõ ràng, liệu có còn cơ hội nào cho Nokia tại thị trường nước ta?

Facebook và smartphone “đào sâu” khoảng cách thế hệ giữa 8X và 9X

Đó là kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu về Đời sống và Con người khu vực Đông Nam Á Hakuhodo (HILL ASEAN), một tổ chức nghiên cứu độc lập được thành lập tại Thái Lan vào tháng 3/2014 đưa ra gần đây.

MMA Việt Nam Ra Mắt Báo Cáo Về Mobile Ecosystem Và Adsizing

Mục tiêu của báo cáo là cung cấp một góc nhìn toàn diện của hệ sinh thái tiếp thị di động tại Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành trong những năm gần đây cũng như sự gia tăng nhanh chóng của người dùng di động và

“Vung tiền” quá trớn, liệu chiến lược marketing của Huawei có như mong đợi?

Chủ nghĩa hoàn hảo, chủ nghĩa sáng tạo…. là hai trong số những chủ nghĩa mà các hãng điện thoại ngày nay đang hướng đến hiện nay. Trên thế giới đã quá quen thuộc với 2 đối thủ như nước với lửa là Apple và Samsung, thế nhưng gần đây những hãng điện

THỦ THUẬT HAY

Cách sửa lỗi Outlook There is no email program associated Windows 10

Trong quá trình sử dụng Outlook trên Windows 10, việc gặp phải mỗi số lỗi sẽ thường xuyên xảy ra, trong đó có There is no email program associated to perform the requested action.

Emerald Launcher - Trình khởi chạy siêu nhẹ dành cho những thiết bị Android cấu hình thấp

Cụ thể hơn, Emerald Launcher là trình khởi chạy siêu nhẹ được xây dựng dựa trên một mã nguồn mở từ lập trình viên Henri Dellal

Tạo Windows portable trên Windows 10, Windows 8.1 Enterprise không cần phần mềm

Tạo Windows portable trên USB hay cài Win trên USB để có thể sử dụng bản Windows bạn thích trên bất kỳ máy tính nào, chỉ cần cắm USB chứa bản Windows portable vào và chọn boot từ USB là xong.

Ứng dụng phân biệt các thuê bao nội mạng ngoại mạng khi chuyển mạng giữ số

Điều thắc mắc của đa phần khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển mạng giữ số chính là làm sao phân biệt được số di động trong danh bạ của mình đang dùng mạng nào. Tuy nhiên, bây giờ người dùng di động có thể tra cứu nhà

18 thủ thuật giúp bạn làm chủ Google Photos

Google Photos có thể giống như một dịch vụ lưu trữ hình ảnh đơn giản, nhưng nó thực sự khá mạnh mẽ. Google Photos làm giảm khoảng cách giữa lưu trữ đám mây, lưu trữ hình ảnh và chia sẻ hình ảnh, tạo sự cạnh tranh gay

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Nokia 3.4: Điện thoại dưới 3 triệu rất đáng mua

Nokia 3.4 có khá nhiều ưu điểm trong tầm giá rẻ. Với mức giá khuyến mãi tại đang là 3.390.000 đồng, Nokia 3.4 sở hữu một thiết kế đẹp, cứng cáp; màn hình lớn hiển thị tốt; có camera góc siêu rộng; chạy mượt; hệ điều

Đánh giá Xiaomi Redmi EarBuds 3 Pro: Tai nghe sở hữu chip Qualcomm xịn sò, thời lượng pin lên tới 30 tiếng, giá chưa đến 1 triệu đồng

Vừa qua, Xiaomi đã chính thức trình làng mẫu tai nghe không dây mới nhất có tên gọi Redmi EarBuds 3 Pro. Sản phẩm không chỉ sở hữu vẻ ngoài trẻ trung với nhiều tùy chọn màu cá tính, mà nó còn được trang bị nhiều tính

Đánh giá Galaxy Z Flip3 sau một tuần sử dụng: smartphone gập rẻ và ấn tượng nhất hiện nay dành cho giới trẻ

Galaxy Z Flip3 sau một tuần trải nghiệm sẽ như thế nào? Hãy cùng mình đánh giá smartphone gập cực hot này tại bài viết.