Vì sao đại gia bán lẻ ngoại chuộng M&A tại Việt Nam?

Các nhà bán lẻ nước ngoài tận dụng chiêu mua bán sáp nhập để đánh chiếm thị trường Việt Nam nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.


Báo cáo mới nhất về thị trường bán lẻ của Savills Việt Nam cho biết, 'khẩu vị' M&A (mua bán sáp nhập) tại thị trường Việt Nam của các ông lớn ngành bán lẻ nước ngoài ngày càng phổ biến và có xu hướng không ngừng tăng lên. Để xâm nhập thị trường hơn 90 triệu dân, thay vì chọn cách làm truyền thống là xây dựng từng viên gạch để định hình bộ khung, khối ngoại áp dụng con át chủ bài mua bán sáp nhập, là bước đi hiệu quả nhất vì một mũi tên trúng được nhiều mục tiêu.


Mục tiêu thứ nhất: Nhanh chóng


Khi xúc tiến thương vụ M&A, mua lại cổ phần hoặc toàn phần một doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, khối ngoại nhận được nhiều sự hỗ trợ đồng bộ hơn là tự dò dẫm, tìm hiểu từng bước ở một thị trường mới. Đây được xem như bước đi thần tốc giúp khối ngoại dịch chuyển sang thị trường mới với thời gian ngắn nhất.


Mục tiêu thứ hai: Dễ dàng


Thông qua hình thức mua bán sáp nhập, việc tiếp cận các thủ tục pháp lý trở nên dễ dàng, ít rắc rối hơn. Theo thống kê của các đơn vị tư vấn, xúc tiến đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, các quy định, loại giấy tờ, văn bản thuần Việt khác biệt hoàn toàn với bản xứ và vô cùng phức tạp luôn đánh đố những tay chơi mới gia nhập thị trường.



Vì sao đại gia bán lẻ ngoại chuộng M&A tại Việt Nam?

Công ty Thái Lan mua lại 49% cổ phần Nguyễn Kim, phía trong nước 51% cổ phần.


Mục tiêu thứ ba: An toàn


M&A hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, đồng nghĩa với việc mang lại sự an toàn cho các nhà bán lẻ nước ngoài. Bởi lẽ, mua lại một doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ đồng nghĩa với việc thừa kế lượng khách hàng ổn định với thói quen mua sắm đã được hình thành trong khoảng thời gian dài. Nếu so với những hình thức đầu tư truyền thống, chiến lược M&A trở thành lựa chọn tối ưu hơn hết thảy vì giúp khối ngoại tiết kiệm cả tiền, công sức lẫn thời gian.


Mục tiêu thứ tư: Cầm trịch cuộc đua sòng phẳng trên sân khách


Savills đánh giá, hoạt động M&A trong ngành bán lẻ giúp khối ngoại tiếp cận thị trường Việt Nam với vị thế sòng phẳng hơn, thậm chí nhiều trường hợp họ còn chiếm thế thượng phong. Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Trên thực tế, con số này được ước lượng cao hơn.


Với thực trạng này, trong tương lai, hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư chưa xứng tầm và nguồn nhân lực hạn chế. Đặc điểm của các nhà bán lẻ ngoại là sự bài bản, cẩn trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn, trong khi đó, nhà bán lẻ Việt Nam được đánh giá là linh hoạt, dễ thích ứng vì thấu hiểu được thói quen và văn hóa người tiêu dùng.


Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Trên thực tế, con số này được ước lượng cao hơn.


Thế nhưng, ở sân chơi quốc tế thì sự linh hoạt này không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trường mới ở các tỉnh. Nếu muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp bán lẻ Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng hơn việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” cần sức bền này.


Mục tiêu thứ năm: Chiếm thị trường tiêu thụ và mở rộng sản xuất


Thị trường bán lẻ Việt luôn là mảnh đất màu mỡ trong tầm ngắm của các quỹ đầu tư nước ngoài. Các đơn vị này sẵn sàng đổ vốn vào một số các doanh nghiệp nội để phục vụ mục đích phát triển, mở rộng thị trường bán lẻ trong một số các lĩnh vực như ẩm thực (F&B), giải trí, giáo dục… Bên cạnh đó, khối ngoại còn nhắm đến lĩnh vực sản xuất vì sản xuất tại nước sở tại có giá thành cạnh tranh hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thói quen mua sắm cũng như thị hiếu tiêu dùng.


Ngoài ra, nghiên cứu này cũng giải mã làn sóng M&A trong ngành bán lẻ Việt Nam. Trên thực tế, là các nhà bán lẻ Việt Nam vẫn đang làm công việc thương mại là chính, bao gồm giai đoạn: xây dựng thương hiệu và bán. Nguyên nhân của thực trạng này đến từ trình độ quản lý.


Không phải doanh nghiệp Việt Nam không muốn tiếp tục phát triển và xây dựng bền vững, mà do quy mô càng lớn thì khả năng vượt ra khỏi tầm kiểm soát càng cao. Khi không thể vượt qua giai đoạn bão hòa và đi xuống, những người đứng đầu doanh nghiệp bán lẻ nội địa thường dễ đi đến quyết định chuyển nhượng để tìm cơ hội khác.



Vũ Lê
* Nguồn: VnExpress

TIN LIÊN QUAN

2018: Các hãng sản xuất xe có rút khỏi Việt Nam như dự báo?

Thị trường ô tô trong nước đang tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và chuẩn bị bước vào giai đoạn ô tô hóa (motorization), liệu các liên doanh lắp ráp ô tô có rút khỏi thị trường Việt Nam khi thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm xuống 0% vào năm 2018

Ngành thực phẩm trong "cơn lũ" đầu tư ngoại

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam luôn có sức hút nhất định, không chỉ với các quỹ đầu tư tài chính mà ngay cả các công ty nước ngoài trong cùng ngành.

Tương lai nào cho ngành ô tô Việt Nam trong năm 2017?

2017 là năm nhiều khả năng sẽ chứng kiến một bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt.

Doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ với miếng bánh béo bở AEC

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 từ các đồng minh trong khối ASEAN là 28,02 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên thực tế khá phũ phàng khi Việt Nam chỉ xuất khẩu sang

Doanh nghiệp ngoại thâu tóm ngành vật liệu xây dựng

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất xi măng đã về tay khối doanh nghiệp nước ngoài thông qua những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).

Người Việt trẻ chuộng mua hàng qua Amazon, eBay

Đây là một trong những đánh giá được đưa ra trong Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) 2017 do Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) công bố ngày 23/2.

THỦ THUẬT HAY

Cách bảo vệ Facebook một cách an toàn nhất, hạn chế bị khóa tài khoản do báo cáo

Hiện tại có khá nhiều trường hợp người dùng bị hacker tấn công dẫn đến việc tài khoản facebook bị khóa, không biết phải làm sao để bảo vệ tài khoản cá nhân của mình. Một số trường hợp mất tài khoản là do bị giả mạo

iCloud là gì?Cách truy cập tài khoản iCloud trên Windows

iCloud là dịch vụ lưu trữ đám mây của Apple, cung cấp giải pháp sao lưu trực tuyến tích hợp và đồng bộ cho các thiết bị của hãng. iCloud được tích hợp trên iPhone, iPad và các máy tính Mac, nhưng người dùng cũng có thể

Hướng dẫn kích hoạt chờ cuộc gọi trên iPhone để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào

Chờ cuộc gọi trên iPhone là một tính năng cực kỳ hữu ích. Hãy cùng xem bài viết này để biết cách kich hoạt chức năng này giúp bạn không bỏ lỡ thông tin nào.

Cách điều chỉnh độ sâu trường ảnh trên iPhone cũ hơn

Về cơ bản, cài đặt Depth Control trên các iPhone mới mà Apple vừa ra mắt cho phép người dùng điều chỉnh độ sâu trường ảnh và làm mờ nền trong ảnh Chế độ chụp ảnh chân dung ngay cả sau khi ảnh đã được chụp. Trong iOS

Cách tạo tài khoản SoundCloud và cách tải nhạc SoundCloud về điện thoại, máy tính

Hiện nay có rất nhiều trang nghe nhạc trực tuyến với đầy đủ các thể loại nhạc, có thể kể đến những cái tên lớn như Zing MP3, Nhaccuatui, Spotify... Trong đó SoundCloud là một ứng dụng stream nhạc nổi tiếng được giới

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết: 7 ưu điểm - 4 nhược điểm của Macbook Air M1? Bạn có nên mua?

MacBook Air M1 được ra mắt vào năm 2020, với sự nghiên cứu và sản xuất bởi chính Apple. Tuy nhiên, đến nay vẫn có rất nhiều người chưa biết được sản phẩm này có điểm gì khác biệt so với các sản phẩm trước đó của hãng.

Đánh giá nhanh Huawei P20 Pro: Trải nghiệm dòng “flagship” đúng nghĩa

P20 Pro đang gây chú ý đến tín đồ công nghệ nói chung, người dùng yêu thích chụp ảnh nới riêng nhờ trang bị đến 3 camera tại mặt lưng cho chất lượng ảnh chụp xuất sắc