Ngành thực phẩm trong "cơn lũ" đầu tư ngoại

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam luôn có sức hút nhất định, không chỉ với các quỹ đầu tư tài chính mà ngay cả các công ty nước ngoài trong cùng ngành.

 

Điều này được minh chứng qua các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) diễn ra liên tục trong hơn 3 năm trở lại đây.

 

Sức hấp dẫn của ngành được dự báo sẽ tiếp tục tăng, bởi Việt Nam đang sở hữu thị trường nội địa với quy mô dân số hơn 90 triệu dân và mức chi tiêu cho thực phẩm của người dân đang được cải thiện.

 

Nếu nhìn vào danh mục sản phẩm, lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp ngoại, có thể thấy cuộc đua mua bán - sáp nhập trong ngành thực phẩm sẽ chưa dừng lại. 'Sân chơi' này không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất mà còn từ các quỹ đầu tư tài chính.

 

 

Ngành thực phẩm trong "cơn lũ" đầu tư ngoại

 

Chi tiêu cho thực phẩm chế biến ngày càng cao là nguyên nhân hút các nhà đầu tư vào ngành này. Ảnh: QH.

 

Báo cáo mới của VinaCapital cho biết, họ sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào những công ty thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng, đặc biệt là thực phẩm và đồ uống. Năm ngoái, thương vụ thoái vốn khỏi Thực phẩm Cầu Tre, bán cho CJ đã giúp nhà đầu tư tổ chức này thu về 12,4 triệu USD, với tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) đạt 17% và thu nhập trên vốn đầu tư đạt 2,8x.

 

Dù thực phẩm được đánh giá là có mức độ tăng trưởng ổn định từ 10 - 15%/năm và theo một dự báo của Business Monitor International (BMI), mức tiêu thụ của thị trường thực phẩm chế biến tại Việt Nam 2011 - 2016 đạt 29,5 tỷ USD (một công ty nghiên cứu trong nước đã đưa ra mức tăng quy mô của ngành thực phẩm chế biến Việt Nam thực tế tăng mạnh hơn, từ 18,8 tỷ USD của 2011 lên 32,1 tỷ USD năm 2015) và mức tiêu thụ bình quân đầu người ước tính năm 2016 đạt 5,8 triệu đồng/năm, nhưng điều này không đồng nghĩa khoản đầu tư nào cũng trở nên hấp dẫn.

 

Được biết, tiêu chí để các quỹ đầu tư tài chính cũng như các doanh nghiệp tiến hành M&A một doanh nghiệp trong ngành thực phẩm thường là doanh nghiệp đầu ngành (chiếm lĩnh thị phần lớn ở một sản phẩm nào đó), có sản phẩm tương đồng hoặc sản phẩm mà bên mua muốn mở rộng (doanh nghiệp cùng ngành); hoặc bên bán có hệ thống phân phối rộng khắp trong nước và cả thị trường xuất khẩu rộng lớn. Chẳng hạn, trường hợp của Thực phẩm Cầu Tre (chuyên về thực phẩm chế biến, trà, bữa ăn chế biến sẵn, thịt đông lạnh, xúc xích...), doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp này luôn chiếm trên 60% tổng doanh thu của họ qua các năm.

 

Theo BMI, mức tiêu thụ của thị trường thực phẩm chế biến tại Việt Nam 2011 - 2016 đạt 29,5 tỷ USD và mức tiêu thụ bình quân đầu người ước tính năm 2016 đạt 5,8 triệu đồng/năm.

 

Báo cáo phân tích về thị trường thực phẩm chế biến của Việt Nam năm 2016 do StoxPlus thực hiện cho thấy, trong 2015 - 2016, các thương vụ M&A trong ngành này chủ yếu đến từ các nhà đầu tư châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc. Thực tế, công nghiệp chế biến thực phẩm được phân loại thành 4 loại: chế biến thịt, hải sản, sữa, chế biến trái cây và rau quả. Trong đó, nếu các nhà đầu tư Nhật Bản từng thấp thoáng bóng dáng trong các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty chế biến sữa của Việt Nam thì doanh nghiệp Hàn Quốc lại chuộng 3 lĩnh vực còn lại.

 

Nhà điều hành một doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc chia sẻ, bên cạnh các công ty đã có sự tham gia của khối ngoại, ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam vẫn còn nhiều công ty sở hữu tiềm lực mạnh về thị trường, sản phẩm lẫn thương hiệu được khối ngoại 'nhòm ngó', như trường hợp của Hải Việt Corp. (doanh thu xuất khẩu năm 2016 đạt trên 77 triệu USD, với sản phẩm hải sản chế biến sẵn như sushi tôm, mực...) hay Thực phẩm Thiên Hương (Thiên Hương Food), Antesco (chế biến rau quả, thực phẩm An Giang)...

 

Điều đáng nói, bên mua, điển hình như CJ CheilJedang, trong các ngành kinh doanh trọng yếu của họ, không chỉ có chuyên về thực phẩm chế biến sẵn, đông lạnh, thịt... mà công ty này thực chất còn sản xuất các mặt hàng khác như dầu ăn; trong khi 'người anh em' của họ là CJ Freshway lại chú trọng đến thực phẩm tươi sống, cụ thể là rau củ quả chế biến. Do đó, chiến lược M&A để mở rộng thị trường của các Tập đoàn lớn nước ngoài tại Việt Nam chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

 


Nguyên Bảo - Minh Hào
* Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

TIN LIÊN QUAN

Áp lực kép cho ngành bao bì trong nước

Ngành hàng thực phẩm phát triển mạnh khiến lĩnh vực bao bì đóng gói luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 15 - 20%/năm. Riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%/năm.

Tương lai nào cho ngành ô tô Việt Nam trong năm 2017?

2017 là năm nhiều khả năng sẽ chứng kiến một bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt.

Doanh nghiệp ngoại thâu tóm ngành vật liệu xây dựng

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất xi măng đã về tay khối doanh nghiệp nước ngoài thông qua những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).

Doanh thu quảng cáo tiếp tục giảm, triển vọng ngành báo ảm đạm

Moody’s dự kiến doanh thu quảng cáo báo in sẽ giảm ở mức khoảng 10-15% trong nửa đầu năm 2018, và giảm mạnh hơn ở các tờ báo quốc gia so với các tờ báo cộng đồng.

Những con số biết nói của ngành Mobile 2018

Nền công nghệ 4.0 cho thấy thiết bị di động nhỏ bé nhưng sức ảnh hưởng không hề nhỏ, những năm gần đây sự dung nhập của công nghệ vào ngành di động càng khiến cả hai ngành trở nên nổi trội hơn. Công nghệ di động không chỉ dừng lại ở các ứng dụng mà

Cách tính thuế và kê khai thuế khi kinh doanh trên mạng xã hội

Ngành Thuế đã bắt đầu thực hiện thu thuế đối với những cá nhân, doanh nghiệp có doanh thu bán hàng từ mạng xã hội (Facebook, Zalo...) trên 100 triệu đồng/năm. Để người dân và doanh...

Thực trạng ngành game Việt: Vẫn làm giàu cho nước ngoài

Nếu ví 300 triệu đô la thu doanh thu toàn ngành game năm 2016 là một nồi nước lèo, thì những gì chúng ta thu được chỉ là váng mỡ, còn bao nhiêu ngọt bùi đã phải chia sẻ hết ra nước ngoài.

THỦ THUẬT HAY

Những mẹo trên iPhone X ai dùng cũng phải biết!

Khởi động lại máy: muốn khởi động lại iPhone X bạn chỉ cần nhấn và giữ vào phím tăng, giảm âm lượng và nút bên hông đến khi biểu tượng logo của Apple xuất hiện trên màn hình.

Những ứng dụng và trò chơi nổi bật mới phát hành trên App Store

Hiện tại, trên cửa hàng ứng dụng App Store đã xuất hiện không ít ứng dụng mới dành cho iPhone và iPad. Tất nhiên không phải cái nào mới cũng hay và hữu ích. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thêm ứng dụng cho

Cách hạ cấp phiên bản macOS High Sierra Beta về macOS Sierra

Trước khi cài đặt bản macOS High Sierra chính thức, người dùng đã có thể trải nghiệm những tính năng mới thông qua bản macOS High Sierra Beta. Vậy nếu muốn hạ cấp xuống bản macOS Sierra thì làm thế nào?

Cách tạo hiệu ứng phối màu nền PowePoint

Trên PowerPoint có sẵn bộ hình nền cho slide để bạn sử dụng hoặc chúng ta có thể tạo những hiệu ứng phối màu để áp dụng cho slide PowerPoint.

Sửa lỗi màn hình iPhone 7 Plus bị đơ hiệu quả nhất

Màn hình iPhone 7 Plus bị đơ là điều không tránh khỏi trong quá trình sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, bạn đã biết cách sửa lỗi màn hình iPhone 7 Plus bị đơ hiệu quả nhanh nhất chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Xiaomi Mi Max 2 vừa cải tiến vừa cải lùi liệu có đáng mua?

Xiaomi Mi Max 2 được ra mắt cùng với Mi 6 vài tháng trước. So với thế hệ đàn anh Mi Max chiếc phablet năm nay được hơn những gì và mất những gì? mời các bạn cùng xem bài đánh giá. Thông số cấu hình HĐH MIUI 8.5 nền

Những tính năng nên sử dụng trên Apple Watch Series 7

Watch Series 7 là mẫu đồng hồ thông minh mới nhất của Apple hiện nay. Có rất nhiều cải tiến và tính năng mới được bổ sung cho mẫu smartwatch mới này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn một số tính năng nên sử

Đánh giá nhanh LG V30+: Có gì khác biệt so với đàn anh LG V30?

Để nói V20 hay V30+ đâu là sản phẩm hấp dẫn hơn thì thực sự rất khó bởi mỗi sản phẩm đều có những đường nét riêng ưu điểm và nhược điểm khác nhau, cũng như tuỳ vào con mắt thẩm mỹ của người dùng.