Tương lai nào cho ngành ô tô Việt Nam trong năm 2017?

2017 là năm nhiều khả năng sẽ chứng kiến một bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt.


Có nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá tương lai ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong đó, có luồng ý kiến khẳng định không còn đủ thời gian để công nghiệp ô tô Việt Nam cạnh tranh với các “đối thủ” nước ngoài. Song, cũng có ý kiến cho rằng, dù rất khó, nhưng nếu cố gắng và quyết liệt, công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn cơ hội, thậm chí có thể cạnh tranh tốt trong bối cảnh hội nhập.


Tăng dần tỷ lệ nội địa hóa


Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, giai đoạn vừa qua công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đạt được mục tiêu cả về tham gia chuỗi cung ứng thị trường thế giới cũng như việc tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước do dung lượng thị trường vốn nhỏ, thiếu liên kết và yếu trong khâu chuyển giao công nghệ.


Về chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm 2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, công nghiệp ô tô Việt Nam đã có mục tiêu hình thành các chuỗi sản phẩm ô tô và tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, hướng đến một số các dòng sản phẩm chính là ô tô dưới 9 chỗ ngồi cũng như các ô tô tải và ô tô phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển trong sản xuất và sinh hoạt. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt được quy mô, sản xuất chế tạo trong nước chiếm từ 30-40% dòng xe dưới 9 chỗ ngồi.



Tương lai nào cho ngành ô tô Việt Nam trong năm 2017?

Ngành ô tô Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa. Ảnh minh họa: KT.


Theo Lãnh đạo ngành Công Thương, để đạt được mục tiêu đề ra, cần ưu tiên bằng các chính sách, cơ chế thuế phù hợp và ưu đãi để hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn với những dự án có quy mô, tạo ra hiệu quả và sức lan tỏa. Trong đó tập trung vào dòng xe dưới 9 chỗ ngồi, xe tải, xe khách và tập trung vào phát triển công nghiệp hỗ trợ.


Bên cạnh đó, cũng cần có các chính sách về thuế cũng như chính sách đồng bộ phát triển hạ tầng, về cơ sở giao thông cũng như khuyến khích phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ…


Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô đã hình thành, nhưng mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa... Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.


Hiện vẫn còn ý kiến băn khoăn liệu công nghiệp ô tô của Việt Nam có đạt được các mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa hay không, giá bán xe có hợp lý không, chất lượng xe và giá bán xe ở Việt Nam thế nào, việc bảo hộ sản xuất xe trong nước có bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp hay không. Liệu có hiện tượng chuyển giá trong nhập khẩu phụ tùng xe lắp ráp trong nước hay không?




Ảnh minh họa: VNP.


Nỗi lo xe ngoại “lấn sân”


Ngành công nghiệp ô tô trong nước đang lao đao trước sức ép hội nhập ngày càng lớn. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu quy định thuế suất nhập khẩu ô tô từ châu Âu về Việt Nam sẽ giảm còn 0% sau 10 năm.


Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng quy định ô tô tải và xe con dung tích từ 3 lít trở lên nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm thuế về 0% sau 10 năm.


Đáng lưu ý nhất đó là sức ép cạnh tranh từ các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Indonesia… khi chỉ còn 1 năm (từ năm 2018), ô tô nhập từ ASEAN sẽ tràn vào Việt Nam với thuế 0% theo lộ trình trong Hiệp định thương mại tự do AFTA.


Hiện nay, mặc dù chưa gỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan song lượng ô tô nhập khẩu từ các quốc gia thuộc khu vực ASEAN đã chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.


Khi mức thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm về 30% năm 2017 và 0% vào 2018, các hãng xe sẽ chủ yếu nhập khẩu, chỉ tập trung sản xuất một vài mẫu xe.


Mới đây tại triển lãm Vietnam Motor Show ở Hà Nội, hầu hết các loại xe trưng bày đều là hàng nhập khẩu. Đại diện một số hãng ô tô lớn cho biết, nếu không có những biến động khác về chính sách thuế, phí, theo lộ trình giảm thuế nhập khẩu về 0% vào 2018, nhiều khả năng khi đó nhiều xe sẽ nhập khẩu từ Thái Lan thay vì sản xuất và lắp ráp trong nước.




Với những lợi thế về chính sách và nguồn gốc, xe nhập khẩu, đặc biệt từ Thái Lan và ASEAN sẽ đe dọa sự thịnh vượng của xe lắp ráp trong nước, nếu không có những chính sách can thiệp của chính phủ.


Mới đây, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV. Theo đó, quy định về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017.


Một khi đã trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chắc chắn xe nhập khẩu sẽ phải đáp ứng những điều kiện khắt khe khi tham gia vào thị kinh doanh ô tô tại Việt Nam.


Công nghiệp ô tô trong nước chỉ còn một năm nữa để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh. Nếu chính sách không rõ ràng, không ổn định, không nhất quán sẽ khiến các nhà đầu tư mất niềm tin. Các nhà sản xuất, lắp ráp sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam và chuyển sang thị trường khác hoặc chuyển sang việc nhập khẩu khiến ngành công nghiệp ô tô trong nước ốm yếu, chết yểu…


Theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất ô tô Việt Nam hiện có trên 400 doanh nghiệp, nhưng đa số các doanh nghiệp đều có quy mô vừa và nhỏ. Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 460.000 xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, doanh nghiệp trong nước khoảng 53%. Việc lắp ráp được tiến hành ở hầu hết các chủng loại xe con (công suất khoảng 200.000 xe/năm), xe tải và xe khách (công suất khoảng 215.000 xe/năm).

TIN LIÊN QUAN

2018: Các hãng sản xuất xe có rút khỏi Việt Nam như dự báo?

Thị trường ô tô trong nước đang tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và chuẩn bị bước vào giai đoạn ô tô hóa (motorization), liệu các liên doanh lắp ráp ô tô có rút khỏi thị trường Việt Nam khi thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm xuống 0% vào năm 2018

Doanh nghiệp ngoại thâu tóm ngành vật liệu xây dựng

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất xi măng đã về tay khối doanh nghiệp nước ngoài thông qua những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).

Áp lực kép cho ngành bao bì trong nước

Ngành hàng thực phẩm phát triển mạnh khiến lĩnh vực bao bì đóng gói luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 15 - 20%/năm. Riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%/năm.

Ngành thực phẩm trong "cơn lũ" đầu tư ngoại

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam luôn có sức hút nhất định, không chỉ với các quỹ đầu tư tài chính mà ngay cả các công ty nước ngoài trong cùng ngành.

Cuộc đua của những đại gia ngành dược

Nhu cầu và mức độ chi trả thuốc được dự báo tăng mạnh trong 5 năm tới đã khiến thị trường dược Việt Nam trở thành miền đất vàng với các nhà sản xuất, phân phối dược phẩm trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ với miếng bánh béo bở AEC

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 từ các đồng minh trong khối ASEAN là 28,02 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên thực tế khá phũ phàng khi Việt Nam chỉ xuất khẩu sang

Thị trường hàng không cạnh tranh khốc liệt, triệt tiêu lẫn nhau

“Nếu xét ở tầm nhìn đến năm 2035, thị trường hàng không của Việt Nam được đánh giá nằm trong nhóm 5 thị trường có lượng khách tăng trưởng cao nhất thế giới. Cùng với sự phát triển nhanh của thị trường hàng không đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ

THỦ THUẬT HAY

Cách thay đổi User Agent của trình duyệt không cần extenstion

Nếu muốn làm cho lưu lượng truy cập web của bạn dường như đến từ một trình duyệt khác thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện được việc đó. Tất cả các trình duyệt phổ biến đều cung cấp trình chuyển đổi User Agent tích hợp

Cách quay về giao diện Chrome phiên bản cũ hơn (phiên bản Chrome 68)

Mới đây, Google đã cải tiến giao diện trình duyệt Chrome theo kiểu thiết kế Material design và tự động cập nhật lên phiên bản 69. Tuy nhiên, theo đánh giá của người dùng, phiên bản này làm trình duyệt nặng đi và giao

Biến iPad thành chiếc máy tính Windows 10 với tính năng Windows Virtual Desktop

Apple luôn cho rằng iPad hoàn toàn có thể thay thế cho máy tính, tuy nhiên việc thao tác bằng ngón tay trên màn hình cảm ứng vẫn luôn bị giới hạn bởi tính chính xác, tốc độ,… Nhưng trong thời gian tới, tính năng

Điểm khác biệt thực sự giữa thẻ SD Card và SSD

Vì cả thẻ SD và SSD đều sử dụng bộ nhớ thể rắn và không có thành phần rời nào, đâu là điểm khác biệt giữa chúng? Hay chiếc thẻ lưu trữ lớn SD lại chỉ giống chiếc thẻ SSD nhỏ bé?

Cách sử dụng Firefox Send chia sẻ file dung lượng lớn

Firefox Send là dịch vụ mới của Mozilla, cho phép người dùng tải tập tin lên đến 1GB và sau đó chia sẻ. Tập tin sẽ tự động hủy sau 24 giờ khỏi máy chủ của Mozilla. Đặc biệt dịch vụ này còn có khả năng mã hóa dữ liệu.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh Xiaomi MI A1: Cấu hình tốt so với giá, có bán chính hãng, giá 5,99 triệu đồng

Điện thoại MI A1 của hãng Xiaomi có cấu hình rất tốt trong tầm giá, giá chính hãng chỉ có 5,99 triệu nhưng được trang bị camera kép, RAM 4 GB, bộ nhớ trong 64 GB, chip xử lý Snapdragon 625 và dùng giao diện gốc của

Đánh giá thực tế về phuộc RCB C Series: ít tiền nhưng muốn tìm kèo thơm là đây

Cầm 1,5 triệu trong tay bạn rất khó tìm mua những mẫu phuộc đồ chơi mà có ngoại hình đẹp, chất lượng cao, xuất xứ rõ ràng và kèm bảo hành tốt. Tuy...

Đánh giá chi tiết Mobiistar Prime X 2017: Thay đổi mạnh mẽ

Phiên bản nâng cấp của dòng Prime khiến người ấn tượng ở thiết kế, độ hoàn thiện, camera và cấu hình của máy. Với mức giá dưới 4 triệu, liệu...