Doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ với miếng bánh béo bở AEC

AEC cho phép lao động Việt Nam chuyển dịch trong các nước cùng khu vực. Tuy nhiên sau 3 năm gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam đang gặp những khó khăn với miếng bánh béo bở này. Theo chuyên gia, các doanh nghiệp Việt vẫn chưa tận dụng hết thị trường hơn 650 triệu dân này, một phần do chưa hiểu rõ về AEC, một phần do nguồn nhân lực Việt chưa đủ kĩ năng nghề nghiệp. 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 từ các đồng minh trong khối ASEAN là 28,02 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên thực tế khá phũ phàng khi Việt Nam chỉ xuất khẩu sang khối ngành này 21,51 tỷ USD. Các chuyên gia cho rằng sau 3 năm gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn vẫn còn mông lung, thờ ơ với thị trường đầy tiềm năng nào.

 

Việt Nam đang ở đâu trong AEC?

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết AEC là cộng đồng kinh tế năng động, có tốc đô tặng trưởng cao hơn so với một số khu vực khác trên thế giới. Được thành lập năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng một thị trường đơn nhất, ở đó, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề được tự do luân chuyển.

Hiệp định AEC được đánh giá cao so với những hiệp định thương mại khác. Theo bà, những cam kết về cắt giảm thuế trong hiệp hội này là cao nhất, nhanh nhất và trong tương lai gần, Việt Nam sẽ tiến hành loại bỏ toàn hoàn loại thuế này.

“Việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong AEC nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước trong khu vực vẫn còn rất thấp, xếp sau các thị trường EU, Mỹ và Trung Quốc”, Phó viện trưởng CIEM nhận định. 

Doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ với miếng bánh béo bở AEC

AEC cho phép lao động Việt Nam chuyển dịch trong các nước cùng khu vực (Ảnh: CafeF)

Hiểu biết của doanh nghiệp về AEC còn hạn chế

Mặc dù có những lợi ích từ cộng đồng AEC trong việc cởi bỏ hàng rào thuế quan, tuy nhiên Việt Nam đang khó cạnh tranh với các nước trong khu vực bởi bởi nguyên nhân đến từ sự khó tương đồng về văn hóa và tính cạnh tranh với sản phẩm của các nước trong khu vực.

Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, cơ cấu hàng hóa khá tương đồng khiến việc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, nhất là các ngành được bảo hộ. Vì vậy, không chỉ cạnh tranh về mặt hàng, các doanh nghiệp còn hướng đến cạnh tranh về dịch vụ và giá trị gia tăng hàng hóa. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực trong nước vẫn chưa cao so với nhiều nước trong khu vực. Năm 2017, Việt Nam chỉ đạt 3,39 điểm về trình độ nhân lực cao, trong khi Thái Lan là 4,94%, Malaysia là 5,59%.

Bà cũng cho biết thêm đã gia nhập AEC 3 năm nhưng hiểu biết của các doanh nghiệp về cộng động này khá hạn chế, nhất là những kiến thức chuyên sâu và chính sách khuyến khích phát triển kinh doanh đi kèm. Ngoài ra, việc giảm thuế sẽ khiến hàng hóa của các nước ASEAN có độ tương đồng với Việt Nam tràn vào thị trường nội địa. Các sản phẩm vốn là thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng tiêu dùng, hải sản, dệt may… cũng chịu sức ép lớn.

Những điều này khiến các doanh nghiệp Việt chưa thể khai thác hết tiềm năng của thị trường gần nhất là ASEAN.

Doanh nghiệp Việt phải hiểu rõ thị trường từng nước

“Chỉ khi nào nhận định đúng về thị trường ASEAN, có quyết tâm chinh phục thì mới có thể làm được. Ngược lại, nếu chỉ xem đây là một cuộc chơi, muốn đặt chân vào thì đặt, không thì thôi thì rất khó có thể thành công”, ông Phạm Thiết Hòa khẳng định.

Ông Hòa cho biết để khai thác tốt thị trường này, các doanh nghiệp trong nước cần phải thật hiểu về khu vực, hiểu về văn hóa và thị hiếu tiêu dùng. Giám đốc ITPC nói rằng ASEAN là một khu vực gồm nhiều nước nên sẽ có những vấn đề chung và riêng mà mỗi doanh nghiệp cần phải nắm trước khi quyết định đầu tư. 

Doanh nghiệp Việt phải hiểu rõ thị trường từng nước (Ảnh: Tạp chí Tài chính)

“Lào, Campuchia và Myanma là nhóm 3 nước có nhiều đặc điểm tương đồng. Tại đây, người tiêu dùng thích khuyến mãi, ưa chuộng hàng Việt Nam, màu sắc sản phẩm tuyệt đối không nên sử dụng gam đỏ, thay vào đó là vàng, xanh lá và tím. Ngoài ra, về tiếp thị họ không thích trao đổi qua email, điện thoại mà chỉ làm việc trực tiếp”, ông Hòa cho hay.

Ông cũng nói thêm, doanh nghiệp Việt cũng nên tự trang bị các kiến thức về pháp lý, kỹ thuật hoặc các điều kiện cần thiết xuất khẩu hàng hóa vào các nước đạo Hồi. Để tránh rủi ro, thay vì tốn kém cho khoản đầu tư vào các văn phòng tại nước ngoài, doanh nghiệp Việt nên đi theo các kênh đại lý trước, việc này giúp thăm dò thị trường và giảm tối đa chi phí.

Kết

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc hội nhập kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam vẫn được dự báo là sẽ phát triển nhờ việc gia nhập kinh tế ASEAN. Các doanh nghiệp nước nhà cần thấu hiểu thị trường nước bạn, cần nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ và chiến lược Marketing thích hợp nhất

Nguồn: Zing News

Nguồn : https://marketingai.admicro.vn/doanh-nghiep-viet-nam-dang-tho-o-voi-mieng-banh-beo-bo-aec/

TIN LIÊN QUAN

2018: Các hãng sản xuất xe có rút khỏi Việt Nam như dự báo?

Thị trường ô tô trong nước đang tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và chuẩn bị bước vào giai đoạn ô tô hóa (motorization), liệu các liên doanh lắp ráp ô tô có rút khỏi thị trường Việt Nam khi thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm xuống 0% vào năm 2018

Tương lai nào cho ngành ô tô Việt Nam trong năm 2017?

2017 là năm nhiều khả năng sẽ chứng kiến một bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt.

Thái Lan chiếm 50% thị phần hàng điện gia dụng vào Việt Nam

Thái Lan đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường chính Việt Nam nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện, chiếm 54,5% tổng kim ngạch, đạt 120 triệu USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Áp lực kép cho ngành bao bì trong nước

Ngành hàng thực phẩm phát triển mạnh khiến lĩnh vực bao bì đóng gói luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 15 - 20%/năm. Riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%/năm.

MobiFone dẫn đầu các doanh nghiệp nộp thuế cao nhất

Bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017 được xây dựng khách quan, minh bạch dựa trên mức độ đóng góp thực tế của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước đối với sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, thông

Ngành thực phẩm trong "cơn lũ" đầu tư ngoại

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam luôn có sức hút nhất định, không chỉ với các quỹ đầu tư tài chính mà ngay cả các công ty nước ngoài trong cùng ngành.

THỦ THUẬT HAY

Sữa lỗi không thể gửi tin nhắn của iPhone lock sau khi "bỗng dưng thành iPhone quốc tế"

Như các bạn cũng đã biết thì vào hôm qua cộng động người dùng iPhone lock đã đón nhận thông tin rất vui khi họ không cần sử dụng SIM ghép vẫn có thể dùng chiếc iPhone Lock của mình một cách bình thường.

Làm giả lỗi máy tính để troll bạn bè

Làm giả lỗi máy tính, làm hỏng máy tính giả vờ, làm giả virus sẽ khiến bạn bè của bạn được một phen hoảng hốt, nhờ công cụ miễn phí và rất dễ sử dụng mà Quantrimang.com giới thiệu dưới đây.

NewGridSwitcher: Tinh chỉnh giúp tùy biến lại giao diện thanh Dock và Trình đa nhiệm

Cụ thể hơn, tinh chỉnh NewGridSwitcher sẽ giúp bạn tùy biến lại giao diện của thanh dock với phần khung nền bo tròn giống với iPhone X và một số dòng iPad đời mới, bên cạnh đó cũng thay đổi cách hoạt động của Trình đi

Trải nghiệm Find X Launcher Pro, launcher phong cách iPhone XS Max đang miễn phí

Mặc dù tên gọi và giao diện người dùng khá giống với chiếc smartphone mới ra mắt của hãng điện thoại OPPO, nhưng Find X Launcher Pro lại có nhiều điểm tương đồng với iPhone XS Max hơn, đặc biệt

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh HTC U11 Plus, Galaxy Note 8, LG V30 và Pixel 2 XL

HTC U11 Plus thể hiện nỗ lực của nhà sản xuất Đài Loan trong việc lấy lại hình ảnh trên thị trường smartphone.

Đánh giá nhanh điện thoại OPPO F1s

Giá rẻ với chất lượng hoàn thiện cao, thiết kế đẹp và cấu hình đủ dùng chính là những điểm nhấn của sản phẩm F1s của OPPO.