Người Việt chi hàng tỷ USD nhập khẩu thuốc mỗi năm

Năng lực sản xuất chỉ dừng ở mức thông thường khiến gần 55% nhu cầu dược phẩm trong nước phải đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu.


Theo báo cáo của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2016, giá trị nhập khẩu dược phẩm ước tính khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.


Với một nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập gia tăng khiến người tiêu dùng mạnh tay hơn cho các khoản chi phí liên quan đến sinh hoạt và y tế. Điều này cũng được củng cố khi khoản chi cho mặt hàng này tính trên đầu người của Việt Nam ở mức tương đối thấp so với nhiều quốc gia khác, khoảng 30-40 USD mỗi người trên năm, so với mức 96 USD của các nước đang phát triển và 186 USD của thế giới.


Nhờ vậy, IMS Health từng đưa ra dự báo tích cực về tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp dược Việt Nam, khi xếp Việt Nam đứng thứ 2 trong nhóm các quốc gia mới nổi sau Argentina, cao hơn cả Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực ASEAN.


Theo báo cáo mới công bố của Business Monitor International (BMI), tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018 đạt khoảng 16% mỗi năm, với doanh số toàn thị trường sẽ tiệm cận mức 10 tỷ USD.



Người Việt chi hàng tỷ USD nhập khẩu thuốc mỗi năm

Hàng trăm triệu USD biệt dược được nhập khẩu về Việt Nam mỗi năm. Hình bản quyền bởi StockUnlimited.


Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại, Việt Nam cũng chỉ được xếp vào nhóm 3 trên bản đồ dược thế giới, thuộc nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển (pharmerging countries). Nguyên nhân đến từ việc không đủ tiềm lực tự phát minh thuốc mới và chỉ một số ít doanh nghiệp có công nghệ tiếp cận với các tiêu chuẩn cao EU - GMP hay PIC/S.


Từ thực trạng này, gần 55% nhu cầu dược phẩm trong nước phải đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu, trong đó phải kể đến một lượng lớn là các loại biệt dược - thuốc có bản quyền phát minh (patent drug), với giá thành đắt đỏ do không thể sản xuất trong nước. Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD dược phẩm thì riêng các sản phẩm biệt dược được nhập khẩu chủ yếu từ 3 nước Pháp, Đức và Mỹ đã chiếm gần 200 triệu USD.


Từ đây, nguồn nhập khẩu chính được phân chia rõ rệt theo phân khúc sản phẩm, trong đó khu vực châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ) và Mỹ chủ yếu là các sản phẩm biệt dược, trong khi Ấn Độ và Trung Quốc là các sản phẩm thuốc giá rẻ.


Dược phẩm generic - loại thuốc mô phỏng theo thuốc có bản quyền phát minh (patent drug) sau khi hết hạn bảo hộ quyền, cũng là một phân khúc đang trỗi dậy mạnh mẽ trong những năm gần đây nhờ ưu thế về giá. Đây cũng là dòng sản phẩm ở mức cao nhất mà các doanh nghiệp Việt có thể sản xuất.


Theo FTPS, về cơ bản dược phẩm sẽ đến tay bệnh nhân theo 3 con đường trung gian chính là đấu thầu vào bệnh viện (ETC), trực tiếp qua nhà thuốc/phòng mạch hoặc qua chợ bán thuốc sỉ. Trong đó ETC là kênh chủ lực mà các đơn vị sản xuất, nhà nhập khẩu, phân phối hướng tới.




Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD dược phẩm. Hình bản quyền bởi StockUnlimited.


Với số lượng hơn 13.000 bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế, việc tiêu thụ qua kênh này giúp đảm bảo doanh số cho các đơn vị cung cấp. Báo cáo của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) cũng cho biết, hơn 70% tổng chi thuốc cả nước (khoảng 3 tỷ USD) được đóng góp qua kênh này.


Tuy nhiên, quy định lựa chọn thuốc trúng thầu khởi đầu với Thông tư 01 (hiệu lực 1/6/2012) của Bộ Y tế theo tiêu chí ưu tiên 'giá thấp' khiến kênh ETC vốn đã cạnh tranh lại càng thêm khốc liệt. Đồng thời cũng tạo ra nhiều bất cập và làm méo mó trong công tác quản lý chất lượng thuốc và đấu thầu thuốc. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường này đã bị các đối thủ vô danh đánh bật chỉ sau chưa tới một năm áp dụng.


'Thông tư 01/2012 khi áp dụng đã vấp phải nhiều phản ánh về tình trạng thuốc trúng thầu tuy có giá rẻ nhưng chất lượng rất kém', báo cáo của Công ty chứng khoán Rồng Việt viết.


Đơn cử như dược phẩm generic - phân khúc đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Cũng giống như nhiều hàng hóa khác, chất lượng các thuốc Generic không hoàn toàn giống nhau mà phụ thuộc vào trình độ công nghệ và định hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp dược phẩm.


Theo FPTS, mặc dù generic được sản xuất với cùng hoạt chất chính theo công thức chung nhưng sự khác biệt sẽ được tạo ra giữa chất lượng hoạt chất chính và công nghệ tá dược - thành phần không có tác dụng chữa bệnh nhưng đóng vai trò quan trọng 'dẫn đường''điều tiết'. Để sản xuất thuốc generic giá rẻ, nhiều doanh nghiệp dược phẩm chấp nhận sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng thấp và giá thành rẻ (từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc) để cạnh tranh về giá, dù hiệu quả điều trị không cao.




Hơn 70% tổng chi thuốc cả nước (khoảng 3 tỷ USD) được đóng góp qua kênh bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế. Hình bản quyền bởi StockUnlimited.


Nhiều doanh nghiệp dược nội địa sản xuất generic với định hướng tập trung vào chất lượng đã vì thế mà 'thất thủ' trên thị trường đấu thầu thuốc bệnh viện, một trong số đó có thể kể đến Công ty Dược phẩm Imexpharm.


Đặt trọng tâm vào các sản phẩm kháng sinh, Imexpharm là một trong số ít doanh nghiệp dược Việt Nam đi theo định hướng chất lượng, từ nguồn nguyên liệu cho tới việc nâng cấp các nhà máy từ tiêu chuẩn WHO - GMP lên EU - GMP. Trước giai đoạn 2012, tỷ trọng bán hàng của Imexpharm khá cân bằng giữa kênh đấu thầu bệnh viện (ETC) và kênh phân phối OTC.


Tuy nhiên, sau khi Thông tư 01 của Bộ Y tế năm 2012 ra đời đã khiến Imexpharm rơi vào khủng hoảng, khi không thể trụ lại tại kênh ETC.


Doanh thu qua kênh ETC của Imexpharm từ tỷ trọng gần 60% tổng doanh thu năm 2012 giảm xuống đáy 13,4% sau đó 3 năm. Mặc dù đã tăng trở lại vào năm 2016 nhưng tỷ trọng vẫn chưa tới một phần ba so với thời kỳ trước.


Theo Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), do quy định ưu tiên về giá khi vượt 70 điểm tiêu chí kỹ thuật của Thông tư 01/2012 đã khiến các sản phẩm của Imexpharm kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Cũng vì thế mà doanh thu kênh đấu thầu bệnh viên của đơn vị này giảm mạnh, dù các sản phẩm trọng tâm của công ty là kháng sinh - vốn là sản phẩm giữ vai trò chính trong các đơn thuốc.


Mặc dù hy vọng đang trở lại với doanh nghiệp sản xuất dược này khi các quy định sửa đổi về đấu thầu thuốc (thông tư 36/2013, thông tư 31/2014 và thông tư 11/2016) tạo trạng thái cân bằng hơn giữa giá và chất lượng. Tuy nhiên, để khôi phục vị thế trên thị trường ETC với Imexpharm cũng không phải chuyện đơn giản.


Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/8, Việt Nam đã chi 1,7 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái (1,6 tỷ USD).


Có 5 thị trường nhập khẩu dược phẩm đạt giá trị kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên, chiếm 46,6% kim ngạch nhập khẩu dược phẩm cả nước trong cùng thời điểm. Đức hiện xếp vị trí đầu tiên với kim ngạch đạt 187,7 triệu USD. Tiếp theo là Pháp với 180 triệu USD, Ấn Độ là 164,4 triệu USD, Hàn Quốc là 111 triệu USD, Italy là 102,5 triệu USD.


Cũng theo thống kê, năm 2016 Việt Nam chi 2,563 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm (nếu tính riêng cùng kỳ năm ngoái là 1,6 tỷ USD). Con số này ở các năm 2014, 2015 lần lượt là 2,035 tỷ USD và 2,32 tỷ USD.




Minh Sơn
* Nguồn: VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Tương lai nào cho ngành ô tô Việt Nam trong năm 2017?

2017 là năm nhiều khả năng sẽ chứng kiến một bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt.

Áp lực kép cho ngành bao bì trong nước

Ngành hàng thực phẩm phát triển mạnh khiến lĩnh vực bao bì đóng gói luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 15 - 20%/năm. Riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%/năm.

Ngành thực phẩm trong "cơn lũ" đầu tư ngoại

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam luôn có sức hút nhất định, không chỉ với các quỹ đầu tư tài chính mà ngay cả các công ty nước ngoài trong cùng ngành.

2018: Các hãng sản xuất xe có rút khỏi Việt Nam như dự báo?

Thị trường ô tô trong nước đang tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và chuẩn bị bước vào giai đoạn ô tô hóa (motorization), liệu các liên doanh lắp ráp ô tô có rút khỏi thị trường Việt Nam khi thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm xuống 0% vào năm 2018

Doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ với miếng bánh béo bở AEC

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 từ các đồng minh trong khối ASEAN là 28,02 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên thực tế khá phũ phàng khi Việt Nam chỉ xuất khẩu sang

Cuộc đua của những đại gia ngành dược

Nhu cầu và mức độ chi trả thuốc được dự báo tăng mạnh trong 5 năm tới đã khiến thị trường dược Việt Nam trở thành miền đất vàng với các nhà sản xuất, phân phối dược phẩm trong và ngoài nước.

Hơn 7 triệu sản phẩm Việt được bán trên Amazon năm qua

Nhiều doanh nghiệp Việt vượt mốc 1 triệu USD doanh thu bán hàng ra thị trường quốc tế thông qua kênh thương mại điện tử.

THỦ THUẬT HAY

HDMI không hoạt động trên Windows 11 - 11 cách để sửa lỗi

Bạn muốn kết nối máy tính tới TV hoặc một màn hình bên ngoài thông qua cáp HDMI nhưng không thể thực hiện được. Dưới đây là 11 cách để khắc phục vấn đề này.

Cách tải mã QR PC Covid về điện thoại để sử dụng khi không có Internet

Cách tải mã QR PC Covid về điện thoại cho bạn sử dụng offline không cần mạng di động. Giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn khi quét mã QR ở các địa điểm công cộng...

Khôi phục dữ liệu bị mất trên iPhone thật đơn giản với Gihosoft

Gihosoft sẽ hỗ trợ bạn trong các tình huống mất dữ liệu khác nhau: cho dù chúng bị mất do vô tình bị xóa đi, nâng cấp iOS hoặc jailbreak máy,… Ngay cả khi iDevices của bạn bị mất, bị đánh cắp, bị hỏng hoặc bị khóa, thì

Cách xóa bộ đệm cache DNS trong Google Chrome

Việc xóa bộ nhớ cache DNS có thể giúp bạn khắc phục sự cố kết nối máy chủ lưu trữ khi truy cập một số trang web. Trong bài viết này, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó.

Hướng dẫn tải và cài đặt TikTok trên PC

Thế giới mạng xã hội hiện nay có rất nhiều thương hiệu để người trẻ tuổi chọn lựa và thể hiện tài năng cũng như nhan sắc của bản thân mình, nếu đã tìm một nơi như vậy thì bạn không thể nào bỏ qua được TikTok. Vậy phải

ĐÁNH GIÁ NHANH

Cận cảnh Xiaomi CIVI – Smartphone hơn 9 triệu có camera selfie chụp ảnh cực đỉnh

Xiaomi vừa trình làng mẫu smartphone tầm trung mới có tên Xiaomi CIVI. Đây là mẫu điện thoại rất phù hợp cho các bạn trẻ, đặc biệt là phái nữ yêu thích chụp selfie. Các bạn cùng mình đi ngắm nhìn cận cảnh Xiaomi CIVI

Trên tay OPPO A16: Thiết kế mỏng nhẹ, màu sắc trẻ trung, cấu hình đủ dùng cùng viên pin trâu 5.000mAh

Mới đây, OPPO đã chính thức trình làng một chiếc smartphone giá rẻ mới có tên gọi OPPO A16. Sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của người dùng nhờ sở hữu thiết kế mỏng nhẹ bắt mắt, màu sắc trẻ trung, cấu hình

Đánh giá LG gram 14": rất nhẹ, viền mỏng, hiệu năng tốt, pin rất trâu, giá 28,2 triệu đồng

LG Gram thuộc hàng Ultrabook với trọng lượng chưa đến 1 kg và cũng là một trong những dòng máy sở hữu thiết kế viền mỏng sexy đầu tiên trên thế giới.