Phải sở hữu dàn nghệ sĩ, ca sĩ trẻ nổi tiếng để thành công tại thị trường smartphone Việt? (Ảnh: Oppo)Thị trường smartphone Việt Nam đang là một thị trường rất hấp dẫn vì sở hữu được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Và sau khi chứng kiến những chiến lược của từng hãng, mình tự hỏi rằng đây có phải là các bí quyết gì để họ có được thành công tại nước ta?
1. Sở hữu dàn nghệ sĩ, diễn viên trẻ nổi tiếng
Điểm chung của hai hãng smartphone đang dẫn đầu thị trường smartphone tại Việt Nam là OPPO và Samsung là gì? Đó chính là họ đều sở hữu một dàn nghệ sĩ được rất nhiều người biết đến.
Nếu như OPPO có Sơn Tùng, Tóc Tiên hay Noo Phước Thịnh thì Issac, Đông Nhi hay Soobin Hoàn Sơn sẵn sàng đứnng ra 'nghênh chiến' từ phía của Samsung.
Vì đối tượng khách hàng chủ yếu của các nhà sản xuất smartphone là giới trẻ và giới văn phòng. Mà thị hiếu của các bạn trẻ này vốn luôn yêu mến thần tượng, khi thấy thần tượng làm gương mặt đại diện thì sẽ muốn ủng hộ dòng smartphone đó một cách nhiệt tình.
Chính vì điều này mà trước đây, Huawei hay ASUS đâu hề có diễn viên hay ca sĩ làm gương mặt đại diện, họ chỉ chú trọng quảng cáo các tính năng nổi bật trên 'chú dế' mà mình tính bán.
Và giờ đây Huawei cũng kịp mời Mỹ Tâm và ASUS cũng đã chọn Ngô Thanh Vân làm đại sứ thương hiệu cho mình.
Đến đây mình chợt nghĩ ra rằng. Chọn ca sĩ, diễn viên làm đại sứ thương hiệu cũng có nhiều rủi ro. Nếu họ quảng bá các sản phẩm của OPPO hay Sony trong các clip ca nhạc hay họ sạch bóng scandal, nó sẽ giúp các hãng tăng được doanh thu và doanh số. Ngược lại, chỉ cần có nghệ sĩ bị dính vào rắc rối, lập tức hãng cũng bị ảnh hưởng theo.
Ảnh: Tinhte
2. Xây dựng cộng đồng mạnh
Một lần nữa, chúng ta không thể không nhắc tới OPPO. Khoan bàn về cấu hình hay giá bán của họ, mình phải công nhận một điều rằng OPPO đã thành công trong việc xây dựng một cộng đồng người hâm mộ, gọi là O-Fan, mạnh mẽ tại Việt Nam.
Trong sự sự kiện offline của OPPO F3 Plus, các O-Fan tham gia sự kiện rất đông và nhiệt huyết một phần nhờ công tác tổ chức sự kiện, một phần vì nhờ phần thưởng có giá trị cho các fan.
Hay như Sony cũng chịu khó tổ chức sự kiện offline ra mắt chiếc Xperia XZs cho các fan. Samsung cũng không kém cạnh khi quyết định tổ chức lễ ra mắt hoành tráng cho chiếc Galaxy S8 ngay tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Tất cả những điều mà các hãng trên đã làm nhằm tạo ra một cồng động Online và Offline Fan, qua đó đã góp phần tạo nên thành công lớn cho các nhà sản xuất mà không mất quá nhiều tiền vào marketing.
Nếu như trước đây, các hãng bỏ ra cả tỉ bạc để quảng cáo trên truyền hình thì giờ họ đã dùng số tiền đó để đầu tư trực tiếp vào cộng đồng người dùng ở Việt Nam. Đây là một quyết định hết sức chính xác và thông minh vì nó mang lại giá trị lâu dài cho các hãng smartphone.
Phải công nhận rằng O-Fan luôn tràn đầy nhiệt huyết
3. Camera phải có số 'chấm' cao, nhất là camera selfie
Theo báo Dân Trí, tính tới hết tháng 3.2016, có hơn 1/3 trên tổng dân số nước ta. Tức tầm 30 triệu người, đã và đang sử dụng Facebook.
Và chắc chắn rằng khi bạn lướt Facebook mỗi ngày, ta sẽ chứng kiến hàng trăm tấm hình selfie, chưa kể là những tấm hình được chụp từ camera chính nữa. Qua đó cho thấy rằng nhu cầu chụp ảnh 'sống ảo' và kể cả lưu trữ những khoảnh khắc đáng nhớ của người Việt là rất cao.
Hiểu được thị hiếu này, các hãng smartphone luôn đầu tư quảng bá camera là đánh trúng tâm lý ngay. Bằng chứng là quảng cáo trên OPPO F1s hay Samsung Galaxy J7 Prime đều đánh vào mảng camera với slogan ấn tượng như 'Camera thách thức bóng tối' hay 'Selfie đẹp tự nhiên'.
Chưa kể về phấn cứng, số 'chấm' camera cũng được nâng cấp mạnh mẽ thay vì vi xử lí hay các yếu tố khác. Thậm chí còn có hãng đã tích hợp camera selfie kép để chúng ta thoải mái 'sống ảo'.
Smartphone tính mua về phải selfie đẹp đã, cấu hình tính sau (Ảnh: Samsung)
4. RAM và bộ nhớ trong cao là đủ?
Trong hàng triệu chiếc smartphone được bán ra tại Việt Nam mỗi năm, bao nhiêu trong số chúng được về tay những bạn đam mê công nghệ, quan tâm thực sự đến cấu hình và hiệu năng?
Là một người dùng phổ thông, thiết nghĩ họ không mấy quan tâm chip Snapdragon 835 hay Exynos 8895 chạy nhanh hơn hay dòng chip MediaTek hiệu năng ra sao.
Chỉ cần chơi game không quá lag, mở Facebook hay YouTube nhanh chóng là nhiều người đã hài lòng. Chưa kể đến việc người dùng Việt khi mua sắm chỉ cần thấy thông số ghi rằng chip 8 nhân là đã ưng. Và bạn đoán thử xem, họ nhìn vào dung lượng RAM và ROM để quyết định mua đấy.
Thấy RAM 4 GB đi với ROM 32 hay 64 GB giúp lưu trữ nhiều hình ảnh là đã ổn. Chính vì vậy nên chúng ta mới có mẫu Huawei GR5 2017 Pro hay OPPO F1s 2017 với thiết kế bên ngoài lẫn vi xử lí đều y hệt như người tiền nhiệm, chỉ có RAM và ROM được nâng cấp mà thôi.
Người dùng không thực sự quan tâm những con số này? (Ảnh: Imgur)
5. Vẻ ngoài phải đẹp
Vâng! Đây có vẻ là yếu tố tiên quyết của người Việt ta, vì có rất nhiều người coi trọng vẻ ngoài. Nhưng điều này không hề sai, vì kể cả mình, mang smartphone có vẻ ngoài đẹp ra bên ngoài để sử dụng vẫn cảm thấy tự tin là dùng những chiếc smartphone quá thô kệch.
Hơn nữa, khi đi vào các siêu thị trưng bày sẵn điện thoại, chúng ta thường để mắt tới vẻ ngoài của smartphone trước khi xem qua cấu hình của chúng. Vì vậy vẻ ngoài là yếu tố rất quan trọng để giúp một chiếc smartphone có được thành công.
Bằng chứng là đa số người dùng đều chọn mua iPhone vì có vẻ ngoài bắt mắt, nhôm nguyên khối quan trọng, màn hình 2,5 D vuốt vuốt sướng tay mà lại nhìn quý phái nữa chứ.
Do vậy mà hiện tại về thiết kế, các smartphone tầm trung cũng được các nhà sản xuất ưu ái vẻ ngoài sành điệu, thời trang và đầy phong cách không thua gì flagship cao cấp.
Tầm trung cũng phải lung linh như thế này! (Ảnh: Oppo)
Kết
Như vậy, theo quan sát và ý kiến của mình thì các nhà sản xuất smartphone muốn tồn tại và phát triển ở thị trường Việt Nam thì phải có được một hoặc nhiều yếu tố đã nêu trên.
Bạn có nghĩ rằng các nhà sản xuất smartphone lớn cần thêm những gì để phát triển mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam? Hãy comment cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé.
Biên tập bởi Nguyễn Nhật