Thị trường thể thao điện tử sắp cán mốc 700 triệu USD

Thị trường eSports toàn cầu sẽ đạt mốc doanh thu 696 triệu USD trong năm 2017 và tiếp tục tăng trưởng lên đến 1,5 tỉ USD vào năm 2020.

Thể thao điện tử (eSports) là cụm từ rất mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Xuất phát từ các trò chơi đối kháng như CounterStrike, Dota hay Starcraft, các nhà phát hành game tổ chức ngày càng nhiều các giải đấu giữa các game thủ với nhau nhằm tạo dựng cộng đồng người chơi đông đảo.

Dần dần, hình thức thi đấu mang đậm tính cạnh tranh này được chính các nhà sản xuất - phát hành game định nghĩa bằng một khái niệm mới: eSports, hay còn gọi là Thể thao điện tử.

Về cơ bản, thể thao điện tử vẫn là game, nhưng điều khác biệt là nó có tính cạnh tranh cực cao và thường xuyên có nhiều giải đấu lớn. Chính vì thế mà eSports đã nhanh chóng trở thành cơn sốt với giới game thủ, nơi người ta vừa có thể thỏa mãn đam mê chơi game, vừa có thể trở thành một tay chơi chuyên nghiệp kiếm được rất nhiều tiền nếu thực sự có đủ khả năng, hoặc đơn giản hơn là ngồi xem truyền hình trực tiếp các trận đấu đỉnh cao y như xem World Cup bóng đá vậy. 

Thị trường thể thao điện tử sắp cán mốc 700 triệu USD

Số lượng các game cho eSports cũng xuất hiện ngày càng nhiều, từ game chiến thuật như Starcraft, các game bắn súng như Counter Strike: Global Offensive, game đấu trường (MOBA) như Dota 2 và League of Legends hay một số game mới nổi như Titanfall, Overwatch... Số lượng các giải đấu eSports và tiền thưởng cũng tăng lên rất nhanh: The International - Giải vô địch thế giới của game Dota 2 - hiện đang là giải eSports có tiền thưởng cao nhất thế giới, với tổng giải thưởng gần 21 triệu USD vào mùa giải năm ngoái.

Theo các số liệu của công ty nghiên cứu Newzoo, họ dự đoán rằng tổng doanh thu của toàn thị trường eSports trong năm 2017 sẽ đạt mốc 696 triệu USD, tăng 41,3% so với mức 493 triệu USD của 2016, và gần 180% so với mức 250 triệu USD của 2015. Doanh thu của eSports đến từ những nguồn chính là hợp tác với các thương hiệu (tài trợ, quảng cáo, bản quyền), các hoạt động bán vé và vật phẩm lưu niệm, cộng thêm các khoản đầu tư từ các nhà sản xuất - phát hành game.

Newzoo cũng dự đoán rằng kể từ năm 2018, tốc độ tăng trưởng của eSports sẽ nhanh hơn, để đạt được tổng doanh thu 1,5 tỷ USD vào năm 2020.

Không nhanh như những đồng đô la thu về, lượng khán giả hâm mộ eSports sẽ tăng trưởng ở mức độ bền vững trong giai đoạn này. Newzoo dự đoán lượng khán giả xem thể thao điện tử sẽ đạt 385 triệu người trong năm 2017, trong số đó có 191 triệu khán giả thường xuyên theo dõi và 194 triệu người chỉ thỉnh thoảng mới xem. Lượng khán giả hâm mộ eSports cũng khá đặc biệt, họ là những người trẻ tuổi, đam mê rất nhiều về game, chủ yếu là nam giới, và luôn ưu tiên các hoạt động trong môi trường kỹ thuật số. Theo dự đoán của Newzoo và Business Insider, ​lượng người hâm mộ eSports sẽ tăng lên đến 500 triệu người vào năm 2020. 

Giám đốc điều hành của Newzoo là Peter Warman cho biết: 'eSports không chỉ phát triển theo cấp số nhân như là một ngành kinh doanh rất mới mẻ, nó còn đang thúc đẩy sự hội tụ của nhiều ngành công nghiệp truyền thống. Đối với các thương hiệu, phương tiện truyền thông và các công ty giải trí, eSports còn mang lại cơ hội để họ tận dụng các hoạt động giải trí yêu thích của cư dân mạng: Chơi game và xem các nội dung liên quan đến game. Với sự xuất hiện của công nghệ truyền nội dung trực tiếp (livestream) và việc ngày càng có nhiều các sự kiện được tổ chức, ngành công nghiệp game đã cho phép các đơn vị truyền thông áp dụng mô hình kinh doanh quảng cáo của mình vào một thị trường mà trước đây nằm ngoài tầm với của họ'.

Ở thời điểm hiện tại, những “gã khổng lồ” ngành truyền thông như ESPN hay Turner cũng đã bắt đầu cho phát sóng các trận đấu eSports. Năm 2014, Amazon mua lại Twitch với giá 970 triệu USD và đưa nó thành nền tảng livestream chuyên về game số 1 thế giới. Youtube cũng có tham vọng lớn với cộng đồng game thủ khi cho ra mắt Youtube Gaming. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều trang web chuyên cập nhật tỉ số và thông tin các giải đấu eSports trên toàn thế giới, và chắc chắn không thể không nhắc đến, đó là hoạt động cá cược với eSports cũng trở nên vô cùng thịnh hành trong giới game thủ.

Theo phân tích của Newzoo, phần lớn trong doanh thu của thị trường game năm 2017 đến từ các thương hiệu, chiếm 516 triệu trong tổng doanh thu 696 triệu USD. Trong phần bánh 516 triệu này, miếng lớn nhất 266 triệu USD đến từ các hoạt động tài trợ, tiếp theo là 155 triệu USD từ quảng cáo và 95 triệu USD từ bản quyền truyền thông. Chi tiêu của các game thủ dự kiến ​​sẽ chiếm 64 triệu USD, tương đối nhỏ trong bức tranh toàn cảnh thị trường. Trong khi đó, các nhà phát hành game dự kiến ​​sẽ chi 98 triệu USD cho eSports trong năm nay, chủ yếu thông qua các hoạt động giải đấu và hợp tác với những nhà tổ chức bên ngoài.


Huy Bách / GamesIndustry
* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

TIN LIÊN QUAN

Fornite, Dota và League of Legend trở thành hiện tượng truyền thông toàn cầu như thế nào?

Tại Asian Games năm nay, các vận động viên đến từ khắp Châu Á đã giành được khá nhiều huy chương vì đã đưa ranh giới của sức mạnh thể chất và thi đấu thể thao lên một tầm cao mới. Lần đầu tiên, các nhà thể thao có thể tham gia một trận đấu thể thao

Thị trường quảng cáo trên game điện thoại di động đang phát triển rực rỡ

Hiệp hội Mobile Marketing (MMA) và Decision Lab vừa công bố các số liệu mới nhất về trào lưu trò chơi trên điện thoại di động, hé mở một “tân binh” đáng gờm trong việc tranh giành miếng bánh quảng cáo di động tại Việt Nam.

Thực trạng ngành game Việt: Vẫn làm giàu cho nước ngoài

Nếu ví 300 triệu đô la thu doanh thu toàn ngành game năm 2016 là một nồi nước lèo, thì những gì chúng ta thu được chỉ là váng mỡ, còn bao nhiêu ngọt bùi đã phải chia sẻ hết ra nước ngoài.

Những xu hướng nào đang nóng nhất mùa hè này?

Người dùng Việt Nam đang hình thành thói quen lên YouTube để xem kịp từng tập chương trình “Gương mặt thân quen' hay lên kế hoạch xem phim và tìm kiếm mọi thứ cho kì nghỉ hè của mình.

Đổ quá nhiều tiền 'nuôi' Shopee, công ty mẹ Sea thua lỗ tới hơn 200 triệu USD 1 quý

Lỗ ròng trong quý 2 của Sea - công ty sở hữu nền tảng thương mại điện tử Shopee ở mức 250,8 triệu USD so với mức 92,1 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Dịch vụ thanh toán điện tử: đầu tư chờ ngày hưởng “trái ngọt”

Mặc dù được Chính phủ hậu thuẫn bằng các chính sách nhằm hướng đến một nền kinh tế có tỷ lệ sử dụng tiền mặt thấp nhưng những khó khăn dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán điện tử vẫn còn rất lớn.

Facebook tham vọng đập tan truyền thông truyền thống

Ông cũng khẳng định câu chuyện sẽ không dừng lại ở phát thể thao trực tiếp. “Bản quyền thể thao chỉ là bước đầu tiên, khởi đầu cho hành trình này. Rất có thể tiếp theo sẽ là lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh”, chuyên gia này nói.

Marketer học được gì từ cách truyền thông Fornite hình thành tình bạn giữa Gen Z

Nếu các nhà tiếp thị muốn kết nối với những người tiêu dùng trẻ thế hệ Z, điều quan trọng là xem xét cách sản phẩm, chiến dịch và trải nghiệm người dùng giúp người tiêu dùng gắn kết như thế nào. Cùng TCN tìm hiểu những điều marketer có thể học hỏi

THỦ THUẬT HAY

Những phần mềm miễn phí thay thế Photoshop xuất sắc nhất

Adobe Photoshop là một trong những phần mềm lớn dành cho các nhà thiết kế đồ họa. Người mới bắt đầu sử dụng phần mềm Adobe Photoshop sẽ gặp rất nhiều khó khăn để làm quen và sử dụng nó.

Thủ thuật để smartphone hoạt động nhanh hơn

Việc tải nhiều dữ liệu, lưu trữ nhiều nội dung giải trí đa phương tiện và cài đặt nhiều phần mềm vào điện thoại sẽ làm thiết bị hoạt động chậm đi sau một thời gian sử dụng. Biện pháp dưới đây sẽ giúp người dùng khắc

Khôi phục cài đặt gốc có loại bỏ virus khỏi thiết bị không?

Trong bài này, sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Khôi phục cài đặt gốc có loại bỏ virus khỏi thiết bị không”, nguyên nhân và cách khắc phục.

Lấy lại biểu tượng dưới thanh taskbar trong Windows 7

Mất icon trên taskbar hoặc biểu tượng, shortcut bị hỏng trên taskbar, Start menu, desktop Windows 7 sẽ khiến cho bạn khó kiểm soát các hoạt động trên máy tính. Nếu đang bị mất biểu tượng trên taskbar hoặc hỏng icon thì

Khắc phục lỗi không vào được AppStore trên iOS 12

Phiên bản iOS 12 vừa mới được Apple giới thiệu tại sự kiện WWDC 2018 như mang lại luồng gió mới cho iPhone/ iPad với rất nhiều thay đổi thú vị. Qua đó, rất nhiều người dùng đã nhanh chóng cập nhật lên phiên bản này để

ĐÁNH GIÁ NHANH

Điều gì khiến Asus Zenfone 4 Max 2018 trở thành tâm điểm những ngày qua

Có giá bán ra chỉ 2,49 triệu đồng, máy vẫn mang đến trải nghiệm, hiệu năng và những tiện ích không thể bỏ qua. Hãy cùng nhìn xem điều gì đã biến một sản phẩm “nhỏ nhưng có võ” trở thành tâm điểm trong những ngày qua.

Đánh giá bàn phím Roccat Ryos MK FX: tùy biến không giới hạn

Với 8 phím bổ sung và tính năng Easy-Shift sáng tạo, Ryos MK FX sẽ mở rộng đáng kể 'hành trang' skill được bạn mang vào mỗi tựa game.

Tổng hợp tips hay nhất định phải biết để làm quen Galaxy Z Fold3 5G với tốc độ ánh sáng

Nếu bạn mới tậu về cho mình một chiếc Galaxy Z Fold3 5G mới và còn rất nhiều điều thú vị cần khám phá thì nhất định không thể bỏ qua bộ tips cực kỳ thiết thực dưới đây. Galaxy Z Fold3 5G ra đời đã mở ra một kỷ nguyên