Nhiều chủ shop đang bán hàng trên Facebook nhưng không bán được hàng và đang cố gắng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề đó. Có rất nhiều bạn quảng cáo rất giỏi, chi phí quảng cáo rất thấp nhưng không có đơn hàng, bơm tiền nhiều thì ra đơn hàng nhưng bị lỗ. Đó là tình trạng chung và rất nhiều bạn nghĩ rằng nguyên nhân nằm ở nội dung, nguyên nhân nằm ở tập khách hàng mục tiêu, nguyên nhân nằm ở hình ảnh. Tất cả những yếu tố đó dĩ nhiên có ảnh hưởng. Tuy nhiên với những cao thủ chạy quảng cáo mà vẫn không có đơn hàng thì chắc chắn nguyên nhân không nằm ở những cái đó. Nếu bạn vẫn còn “gà” về quảng cáo thì có thể thay đổi những yếu tố dưới đây trước nhắm tránh thất bại sau này.
Không nghiên cứu thị trường
Điều đầu tiên khi bạn bước chân vào kinh doanh bất kì sản phẩm gì thì bạn cần phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó như thế nào. Nếu sản phẩm bạn chuẩn bị kinh doanh trên thị trường đang rất cần mà nhà cung cấp lại rất ít thì bạn nên bắt đầu NGAY LẬP TỨC. Hãy là NGƯỜI ĐI TRƯỚC để thu được lợi nhuận cao nhất và có cơ hội lớn nhất để đánh bại đối thủ.
Bạn chỉ cần chậm chân thôi là cơ hội sẽ đi qua và người khác sẽ thay bạn kinh doanh sản phẩm đó trước. Lúc đó bạn mới bắt đầu thì những gì NGON, NGỌT nhất đã bị đối thủ của bạn XƠI mất rồi. Bạn đi sau buộc phải giảm giá, thằng đi trước nó quá mạnh nên nó sẵn sàng theo bạn đến cùng và bạn THẤT BẠI.
Đừng nên chỉ chăm chăm nghĩ rằng bạn sẽ bán hàng trên Facebook sản phẩm nào đó bằng bất cứ giá nào, đừng kinh doanh chỉ vì mình thích sản phẩm đó, đừng kinh doanh chỉ vì bạn nghĩ nó sẽ bán tốt. Hãy để Google thống kê hộ bạn chứ đừng tin vào suy nghĩ cá nhân.
Đa số các bạn bán hàng trên Facebook đều lao đầu vào 2 lĩnh vực là thời trang và đồ công nghệ mà không biết rằng 2 mảng đó cực kì khốc liệt và đối thủ cực kì nhiều. Tất nhiên trong 2 lĩnh vực đó vẫn còn ” đất diễn ” cho bạn nếu bạn tìm được sản phẩm ĐỘC, LẠ mà thị trường lại ĐANG CÓ NHU CẦU.
Lựa chọn mặt hàng kinh doanh là yếu tố QUAN TRỌNG NHẤT và cũng là bước khởi đầu quyết định đến việc bạn có kinh doanh thành công hay không.
Các bạn nên ĐẶC BIỆT LƯU Ý về việc lựa chọn mặt hàng để kinh doanh, nếu bạn sai lầm ngay ở bước này thì khả năng thất bại của bạn chắc phải đến 90%.
Không phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi bạn đã bước chân vào kinh doanh rồi thì bạn cần phải tìm hiểu xem đối thủ của mình là những ai, họ kinh doanh sản phẩm trong cùng ngành hàng nhưng có sản phẩm tương tự của mình không, họ có đang áp dụng chương trình giảm giá nào không… Lúc đó hãy phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội để đề ra phương án đối phó. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Ví dụ đối thủ của bạn sau khi bạn nghiên cứu thấy rằng họ chủ yếu chạy quảng cáo đối với thị trường TPHCM và Hà Nội. Và họ lại là thằng đi trước, bơm tiền quảng cáo rất mạnh thì bạn có thể chạy quảng cáo thị trường các tỉnh nơi mà đối thủ chưa xâm chiếm.
Nếu bạn nghiên cứu thấy ảnh sản phẩm chạy quảng cáo của đối thủ không phải là ảnh tự chụp mà là ảnh của bên trung quốc thì bạn nên tự chụp sản phẩm, cam kết hàng thật y hình.
Hãy cố gắng tìm ra điểm yếu của đối thủ và ” phô ” điểm mạnh của mình ra để cho khách hàng biết với điều kiện là khách hàng họ cần biết và muốn biết về điểm mạnh đó của bạn. Điểm mạnh ở đây vẫn phải là điều mà khách hàng họ quan tâm chứ đừng chỉ chăm chăm nói về shop của bạn.
Hãy tạo sự khác biệt so với đối thủ trong bán hàng, trong hàng hoá, chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng … Tóm lại, phải làm sao để khách hàng chọn bạn chứ không phải đối thủ.
Không hiểu khách hàng
” Thấu hiểu khách hàng ” là việc làm quan trọng nhất nếu bạn muốn bán được hàng cho họ. Hãy ngồi xuống, lấy giấy bút ra và trả lời những câu hỏi sau:
Khách hàng của bạn là ai?
Khách hàng của bạn sống ở đâu ?
Khách hàng của bạn quan tâm điều gì?
Khách hàng của bạn muốn được thoả mãn điều gì?
Điều gì khiến khách hàng mua hàng của bạn?
…
Bạn càng đặt ra nhiều câu hỏi thì bạn sẽ càng hiểu khách hàng hơn và càng dễ dàng tiếp cận đến tập khách hàng mục tiêu của mình hơn.
Khi bạn đã ” thấu hiểu khách hàng ” rồi thì các bài quảng cáo của bạn cần phải ” thoả mãn ” những yêu cầu, băn khoăn, mong muốn lợi ích của khách hàng.
Không biết cách lên chiến lược
Thật ra, bán hàng trên Facebook như đánh trận. Vì vậy muốn giành chiến thắng thì ngoài vũ khí, sức mạnh bản thân thì bạn cần phải có chiến lược. Chiến lược trong từng thời điểm, từng giai đoạn và phải luôn căn cứ vào tình hình hiệu quả kinh doanh để có thể thay đổi ngay lập tức.
Ví dụ:
Khi bạn là người đầu tiên kinh doanh sản phẩm đó trên thị trường thì bạn cần làm gì?
Bạn sẽ xây dựng giá bán ra sao, tìm khách hàng qua kênh nào, mở rộng thị trường ra sao, có nên làm mạnh hẳn để đối thủ không dám nhảy vào hay đầu tư từ từ để nghiên cứu xem sản phẩm có được thị trường ” yêu mến ” dài lâu hay không?
Khi bạn có đối thủ và đối thủ của bạn yếu thì chiến thuật của bạn thay đổi thế nào? Giảm giá bán để đập chết đối thủ ngay lập tức hay tập trung vào khâu hậu mãi để chăm sóc khách hàng cũ hay đẩy mạnh quảng cáo kèm chương trình khuyến mại đặc biệt để tìm kiếm thêm khách hàng mới…
Khi thị trường đi xuống và đối thủ vẫn nhiều bạn cần làm gì? Giảm giá bán thanh lý chuyển sang mặt hàng khác hay tiếp tục chiến đấu tranh giành thị phần với đối thủ.
Tất cả những việc làm khi môi trường kinh doanh thay đổi bạn phải có kế sách để đối phó ngay lập tức chứ đừng ngồi đó mà than vãn hay buồn bã. HÃY HÀNH ĐỘNG.
Không dám từ bỏ
Có những mặt hàng bạn đã kinh doanh quá lâu rồi và bạn đã từng thành công trong quá khứ nên mặc dù thị trường đi xuống, đối thủ cạnh tranh nhiều lên, càng quảng cáo càng lỗ nhưng bạn vẫn không thay đổi hoặc không từ bỏ bạn sẽ thất bại.
Thay đổi ở đây có thể chỉ là thêm mặt hàng ” có liên quan ” đến sản phẩm bạn đang kinh doanh và nhu cầu thị trường đang lớn để tăng thêm lợi thế cạnh tranh của bạn so với đối thủ.
Thay đổi cũng có thể là từ bỏ mặt hàng mà mình đã từng gắn bó rất lâu và chuyển sang mặt hàng khác mặc dù điều này thật sự rất khó khăn. Tuy nhiên trong kinh doanh thì không thể cảm tính được, vì vậy hãy dũng cảm để thay đổi. Từ bỏ không phải là thất bại mà chỉ là bỏ đi cái không phù hợp để bắt đầu một khởi đầu mới tốt đẹp hơn.
Có rất nhiều chủ cửa hàng thắc mắc quảng cáo tốt, like nhiều mà không có comment mua hàng. Vấn đề cốt lõi đôi khi là do sản phẩm của họ đã quá nhiều người bán hàng trên Facebook từ rất lâu rồi. Ngày nào khách hàng tiềm năng của bạn cũng có cả tá quảng cáo về sản phẩm đó hiện trên newsfeed, quảng cáo bạn tiếp cận được họ thì một là họđã mua hàng rồi, hai là họ đang bị bội thực quảng cáo nên không có cảm xúc để mua hàng hoặc người ta sẽ phải đắn đo chán chê giữa các nhà cung cấp rồi mới mua hàng.
HÃY TỪ BỎ trước khi bạn ngập sâu trong nợ nần.
Không biết cách quảng cáo
Thấy rõ lợi ích và hiệu quả quảng cáo trên Facebook mang lại, hiện nay có rất nhiều chủ shop đã và đang tự chạy quảng cáo Facebook nhằm chủ động hơn trong việc điều chỉnh, kiểm soát chi phí. Tuy nhiên để bán hàng trên Facebook hiệu quả cần trang bị cho mình kiến thức tốt để nhằm thu được lợi nhuận cao nhất và giảm thiểu rủi ro về tài chính. Bạn chỉ có 3 giây để gây ấn tượng với khách hàng, nếu trong thời gian đó nội dung của bạn thiếu hấp dẫn thì khách hàng sẽ không có sự tương tác với bài đăng của bạn.
Nếu bạn không hướng được mục tiêu bạn thực hiện quảng cáo Facebook là gì? Bạn có cần tăng truy cập fanpage? Bạn muốn quảng cáo bài viết? Bạn muốn tăng like? Chạy chiến dịch trên Facebook rất đơn giản, bạn cũng có thể thực hiện một mình. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện chạy không mục đích thì việc bạn cố gắng làm tăng ROI cho mẫu thông điệp quảng cáo là vô nghĩa. Bạn vẫn không biết được giá trị hành động của người dùng đối với bạn có lợi ích gì. Việc bán hàng trên Facebook thất bại trở thành điều hiển nhiên.
Chúc các bạn thành công!