Mạng xã hội thương mại điện tử (Social
commerce), thường được viết tắt là 's – ecommerce' là khái niệm miêu tả những
hình thức bán lẻ trực tuyến hay chiến lược liên kết những mạng xã hội có sẵn hoặc
hình thức giao tiếp giữa các cá nhân với nhau nhằm thúc đẩy việc bán hàng. Nó được coi là 'phương tiện thông tin đại
chúng đi liền với mua sắm'.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trang thương mại điện tử ra đời trước cao trào của mạng xã hội. Một trong số đó là eBay, một trang mua sắm giữa các cá nhân với nhau hay là Epilogue, một trang web có tuổi đời 13 năm,
cho phép người dùng được đăng bài, thảo luận và tự bán những tác phẩm nghệ thuật
độc đáo, đôi khi còn mang hơi hướng viễn tưởng.
Ngày nay, xã hội thương mại bao hàm
một hệ thống mua sắm rộng lớn và cả những hành vi giới thiệu và bán hàng. Xã hội
thương mại, theo chúng tôi, được chia ra làm 7 loạimạng
xã hội thương mại điện tử.
1. Nền tảng mua bán giữa các cá nhân (eBay,Etsy, Amazon
Marketplace): nơi mua sắm có nền tảng cộng đồng, nơi các cá nhân giao tiếp và bán trực
tiếp cho cá nhân khác.
3. Nhóm mua (Groupon,LivingSocial): sản phẩm và dịch vụ được cung cấp tại mức giá thấp hơn nếu người tiêu dùng đồng ý mua.
4. Bạn bè giới thiệu (Amazon,Yelp,JustBoughtIt): những trang cung cấp những nhận xét về sản phẩm và dịch vụ, giới thiệu sản phẩm dựa trên kinh nghiệm mua sắm hoặc/và tặng thưởng cho những cá nhân trong việc chia sẻ những sản phẩm và mua cùng bạn bè qua mạng xã hội.
5. Mua sắm theo danh sách của thành viên: (The Fancy,Lyst,Svpply): những trang chuyên mua sắm cho phép người dùng tự tạo và chia sẻ danh sách hàng hóa và dịch vụ cho các cá nhân khác.
6. Xã hội thương mại có sự tham gia của người mua (Threadless,Kickstarter,CutOnYourBias): nơi khách hàng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất qua việc đánh giá, tài trợ hay đồng sáng tạo.
7.Xã hội mua sắm (Motilo,Fashism,GoTryItOn): những trang giảm thiểu mua sắm trực tiếp bằng cách cung cấp tính năng chat và forum để trao đổi ý kiễn cũng như kinh nghiệm mua sắm.
Tương lai của mạng xã hội thương mại
Xã hội thương mại điện tử vẫn đang trong thời kì trứng nước. Không trang nào trong số các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Pinterest tìm ra cách mang lại giao dịch trực tiếp trên nền tảng của mình, mà chỉ là điều khiển các nhà bán lẻ qua kênh thu phí nhằm thu hút khách hàng đến với các cửa hàng trực tuyến.
Các nhà bán lẻ trực tuyến cũng đang liên tục thử nghiệm những mô hình mới và những phương pháp tiếp thị thông qua sự tương tác nhóm, giữa cá nhân với nhau từ nhận thức rằng những lời giới thiệu, lời khuyên từ bạn bè tác động không nhỏ trong quyết định mua hàng. Theo Gartner, 74% khách hàng dựa trên thông tin từ mạng xã hội để quyết định mua hàng.
Khi các mô hình thử nghiệm được chứng minh là hiệu quả trong việc tăng doanh số và sự hài lòng của khách hàng thì sẽ càng có nhiều mạng xã hội thương mại ra đời. 'Like' và 'Pin it' là những chức năng sẽ phổ biến trong các trang mạng, nhằm khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ những khám phá của họ qua mạng lưới trực tuyến.