Đằng sau thương vụ 33 tỷ sau khi Haivl bị rút giấy phép

Góp gần 1,5 triệu USD mua cổ phần tại Haivl.com song Công ty CP quảng cáo 24h đang đứng trước rủi ro để mất số tiền khi website này bị rút giấy phép hoạt động.

 

Sau quyết định, Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông - Trương Minh Tuấn, một lần nữa khẳng định trước báo giới về việc Haivl.com bị rút giấy phép vĩnh viễn. Toàn bộ hồ sơ sẽ được chuyển sang cơ quan công an để tiếp tục điều tra, xử lý theo pháp luật.

 

Sự việc trên gây chú ý bởi hồi đầu tháng 10, Haivl.com từng được công bố bán cho Công ty CP quảng cáo trực tuyến 24h với giá 33 tỷ đồng. Ở thời điểm đó, Võ Thanh Quảng - người sáng lập website và đại điện 24h đều xác nhận về việc hoàn tất thương vụ. Riêng phía 24h cho biết họ chỉ tham gia vào trang mạng với tư cách cổ đông lớn, không trực tiếp can thiệp, điều hành.

 

Cụ thể, dù cả hai phía đều chưa có phát ngôn chính thức sau vụ việc xử phạt nêu trên, song theo các luật sư, việc số tiền gần 1,5 triệu USD đó sẽ thuộc về APPVL hay phải trả lại cho 24h phụ thuộc rất lớn vào tính hợp pháp của hợp đồng cũng như tiến độ thanh toán giữa 2 bên.

 

Theo Luật sư Vũ Tiến Vinh - Giám đốc Công ty Luật Bảo An (Hà Nội), nếu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được xác định là bất hợp pháp (vô hiệu) thì 24h có quyền được nhận lại số tiền đã thanh toán. Bên mua có thể phải chịu một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của mình dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

 

Tuy vậy, theo trao đổi của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông với báo chí, giao dịch này cũng được cơ quan quản lý đánh giá là vi phạm, vì đôi bên chưa chuyển đổi giấy phép sau khi hoàn tất. Điều này khiến cho số tiền giao dịch 33 tỷ đồng giữa 2 bên trở thành một ẩn số.

 

Ngược lại, nếu hợp đồng vẫn có hiệu lực, cần xem xét các việc vi phạm của Haivl.com có trước hay cả trước và sau khi chuyển giao cho 24h. Trong trường hợp thứ 2, bên mua cũng có lỗi trong việc bị rút giấy phép nên phải chịu thiệt hại tương ứng với phần lỗi đó.

 

Thêm vào đó, luật sư này cho rằng phải xem xét điều khoản về chuyền dịch rủi ro. Các bên có hay không có thỏa thuận về việc này là một vấn đề mấu chốt, đặc biệt đối với những việc mà công ty chủ quản Haivl.com thực hiện trước khi chuyển nhượng. Nếu các bên thỏa thuận bên mua phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kể từ thời điểm nhận bàn giao thì 24h phải gánh chịu rủi ro. Việc đòi lại tiền trong trường hợp này là rất khó.

 

Chia sẻ với các luật gia, ông Nguyễn Phan Anh, Giảng viên Khoa Thương mại điện tử của trường Đại học Thương mại cho rằng việc website Haivl.com bị rút giấy phép là rủi ro bất ngờ đối với khoản tiền đầu tư của 24h mà hai bên không lường trước.

 

Đồng quan điểm với ông Vinh, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM cho biết xét riêng về mặt kinh tế, hợp đồng có hiệu lực tức là các bên đã có hợp đồng thỏa thuận, phân chia lợi nhuận, rủi ro rõ ràng, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Như vậy, nếu 24h đã chuyển hết 33 tỷ đồng cho Haivl.com và thủ tục hoàn tất, có đăng ký phần vốn góp với Sở Kế hoạch đầu tư, đơn vị này phải chứng minh được họ không biết gì về các sai phạm của đối tác thì mới có khả năng lấy lại phần vốn góp. Riêng trường hợp 24h chưa chuyển tiền cho Haivl.com theo hợp đồng thì sau khi sự việc xảy ra, đơn vị này sẽ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ góp vốn.

 

Tuy nhiên, theo ông bên chủ sở hữu vẫn có khả năng “vớt vát” lại một phần bằng cách xin cấp phép một mạng xã hội mới theo đúng với quy định của pháp luật hiện hành, tiêp tục hoạt động mô hình mạng xã hội tương tự với các thành viên cũ của Haivl.com nhưng với nội dung mang tính giải trí lành mạnh, phù hợp với quy định của đạo đức, văn hóa và pháp luật Việt Nam.

 

'Mạng xã hội mới nên được định hướng với các nội dung có tính giải trí lành mạnh, vui vẻ, hài hước, tránh xa những gì “nhạy cảm”, kiểm duyệt chặt chẽ. Đồng thời có thể tham khảo cách quản trị nội dung một số diễn đàn nổi tiếng khác với mô hình phân quyền duyệt nội dung, kiểm soát chặt chẽ tất cả các nội dung được chia sẻ trên trang mạng xã hội. Bất cứ một bài post nào của thành viên, nếu không phù hợp với các tiêu chí, các quy định của diễn đàn, của pháp luật Việt Nam, đều không được xét duyệt', vị này nói.

 

Trước khi bị rút giấy phép, Haivl.com là trang web có 37 triệu lượt người truy cập, 4 triệu like fanpage, và 16.000 người theo dõi trên Twitter. Đối tượng độc giả chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, đứng thứ 13 tại Việt Nam theo xếp hạng của Alexa, và đứng thứ 1.529 trên thế giới. Doanh thu mỗi tháng của trang web khi đó đạt trung bình 800 triệu đồng, thuộc sở hữu của Công ty cổ phần công nghệ APPVL Việt Nam.

 

 

TIN LIÊN QUAN

Những sản phẩm, dịch vụ và hành vi bị cấm quảng cáo theo luật quảng cáo Việt Nam năm 2012

Luật quảng cáo đề cập đến nội dung luật liên quan đến phương tiện và phương thức truyền đạt thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ cho công chúng. Rõ ràng, truyền thông tiếp thị hiệu quả là chìa khóa cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, nhưng

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn cần những gì?

Kinh doanh khách sạn/nhà nghỉ là một ngành chưa bao giờ hết “hot” vì mang lại lợi nhuận cao cho...

Quảng cáo trên YouTube bị lợi dụng để tài trợ cho khủng bố

Quảng cáo của doanh nghiệp bị chèn tự động vào các video có nội dung xấu trên YouTube là vấn đề không chỉ xảy ra tại Việt Nam.

Hãy cẩn thận với các sàn 'Thương mại điện... lừa'

Ngày 16/4/2012, Bộ Công Thương chính thức cảnh báo hiện tượng một số sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) có dấu hiệu lừa tiền của các tổ chức, cá nhân.

Google Chrome mở rộng phương thức chặn quảng cáo trên toàn thế giới

Google Chrome đã thông báo trong một bài đăng trên blog với tuyên bố rằng họ sẽ ngừng hiển thị quảng cáo gây rối trên toàn thế giới bắt đầu từ ngày 9 tháng 7, sau thông tin rằng tiêu chuẩn quảng cáo sẽ được mở rộng. Các tiêu chuẩn đã có ở Bắc Mỹ và

Louis Vuitton mở website thương mại điện tử tại Trung Quốc

Thương hiệu thời trang Pháp Louis Vuitton, một bộ phận của tập đoàn hàng xa xỉ lừng danh LVMH, hôm 21/6 tuyên bố đã đưa vào vận hành website thương mại điện tử của hãng này tại...

Giá quảng cáo trên trời của trận chung kết lượt về AFF Suzuki Cup

Vẫn biết giá quảng cáo trong các chương trình tiêu điểm của VTV cực kì đắt đỏ và có thể tốn hàng trăm triệu đồng cho vài giây lên sóng. Tuy nhiên, 950 triệu đồng cho 30 giây là mức giá quảng cáo kỷ lục trong lịch sử phát sóng một trận bóng đá trên

THỦ THUẬT HAY

Lấy lại tính năng Night Light cho Android 8.0 Oreo trên Nexus

Thật thiệt thòi cho những người sử dụng phiên bản Android 8.0 Oreo trên thiết bị Nexus vì nó thiếu một số tính năng. Một trong những tính năng mà Pixel sở hữu nhưng Nexus lại không có đó chính là 'Night Light'.

Cách thiết lập tìm kiếm mặc định cho Cốc Cốc

Được lấy cảm hứng từ chính Google Chrome, nên về cơ bản, Cốc Cốc cũng có giao diện cài đặt và cách sử dụng khá tương đồng. Một điều quan trọng mà chúng ta cũng luôn cần chú ý tới, chính là việc thiết lập cho trình

Bạn đã biết cách tải video từ YouTube như thế nào chưa?

Không chỉ là trình duyệt web mà Cốc Cốc còn giúp người dùng tải video YouTube rất nhanh chóng với tốc độ tải file nhanh hơn gấp 8 lần bình thường, truy cập Facebook bị chặn dễ dàng, tra từ điển ngay trên website, hỗ

Cách đặt Google làm trang chủ trên Firefox

Google hiện nay là trang web tìm kiếm thông tin phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên các trình duyệt web. Và chúng ta có thể đặt Google làm trang chủ trên Firefox.

Cách nghe nhạc Spotify, Apple Music, YouTube Music trên Google Maps

Bạn có thể phát Spotify, Apple Music hoặc YouTube Music trên Google Maps Android và iOS. Sau đây là hướng dẫn cách nghe nhạc trên Google Maps cực kỳ hay ho cho bạn...

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết Mercedes-Benz E300 AMG

Hơn 10 năm kể từ khi chiếc iPhone đầu tiên, những chiếc điện thoại thông minh giờ đây có hiệu năng và thiết kế vượt trội nhiều lần, tương tự như Lamborghini Veneno so với Toyota Vios vậy! Cuộc đua

Mở hộp Galaxy J7 Pro xanh ánh bạc - smartphone tầm trung khẩu độ f/1.7 "khủng" nhất hiện nay

Mặc dù phải đến ngày 7/7/2017 thì những chiếc J7 Pro mới đến tay khách hàng đầu tiên nhưng hôm nay TECHRUM đã có trên tay phiên bản thương mại của sản phẩm này. Mời các bạn cùng xem một số hình ảnh mở hộp và cận cảnh

So sánh cấu hình hai đại diện nổi bật nhất phân khúc cận cao cấp: HTC U11 EYEs và OPPO R11s

Chúng ta chắc chắn đã rất ấn tượng với mẫu smartphone vừa ra mắt cách đây không lâu của HTC là U11 EYEs khi sản phẩm này được kế thừa toàn bộ thiết kế cũng như khả năng chụp hình ấn tượng của U11 Plus và được bổ sung