Một cuộc điều tra trên 1600 doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) năm 2008 của Bộ Công thương công bố cho thấy: 100% doanh nghiệp có máy tính, 99% kết nối internet, 88% xây dựng mạng nội bộ và 45% có website.
Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàng trực tuyến tăng nhanh, song nhữnge ngại về rủi rođang làm cản trở sự phát triển phương thức kinh doanh này.
Rào Cản Tâm Lý
Việt Nam đang ở vào giai đoạn bắt đầu phát triển mua sắm qua mạng, vì vậy điều quan trọng là tất cả những người bán hàng phải tạo niềm tin cho người tiêu dùng bằng dịch vụ sau bán hàng.
Tại châu Âu, châu Mỹ và các nước phát triển, người bán hàng thuyết phục người tiêu dùng bằng cách chấp nhận đổi hàng hoá, sản phẩm cho người tiêu dùng trong vòng 30 ngày sau khi mua.
Còn tại Việt Nam, người mua và người bán vẫn thực hiện theo phương thức 'tiền trao cháo múc' vàmua bán xong là thôi nên người tiêu dùng rất lo ngại mua phải sản phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn.
Vì vậy, bán hàng qua mạng mặc dù tiết kiệm được cho người tiêu dùng nhưngvấn đề mấu chốt là chất lượng sản phẩm có đảm bảo hay không, bởi người bán hàng trên mạng không quyết định được vấn đề này mà phải là người sản xuất chịu trách nhiệm cuối cùng với người tiêu dùng.
Các website cần phải tạo ra mô hình mua bán có độ an toàn cao, các dịch vụ theo sau phải chu đáo, tạo nên sự thân thiện và dễ dàng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, giá cả cạnh tranh là yếu tố quyết định để kéo được nhiều người đến với việc mua hàng trực tuyến.
Ngoài ra, người tiêu dùngcòn nghi ngại trong các vấn đề về bảo vệ thông tin cá nhân và bảo vệ người tiêu dùng, về giải quyết tranh chấp trong giao dịch mua bán hàng trực tuyến.
Thói quen sử dụng tiền mặtcủa người Việt cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc thanh toán trực tuyến bị hạn chế, điều này là một phần nguyên nhân dẫn đến thương mại điện tử phát triển chậm.
Vấn đề thủ tục
Ngoài ra,vướng mắc về giấy tờ thanh toán với yêu cầu hoá đơn đỏ, chữ ký, con dấu tươitrong phương thức thanh toán truyền thống đã được các chuyên gia TMĐT nhắc đến như một lý do tiên quyết.
Theo kết quả điều tra có tới 74,1% doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán là khách hàng trả tiền mặt khi nhận hàng, 74,8% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng và chỉ có 25% doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển tiền qua bưu điện.
Để có thể tiến hành một chu trình TMĐT trọn vẹn từ khâu đặt hàng, giao hàng đến khau thanh toán, ngoài sự thống nhất giữa các bên tham gia giao dịch còncần những quy định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về việc tiếp nhận và xử lý các hoá đơn, chứng từ điện tửphát sinh từ giao dịch này.
Thay vì các mẫu hoá đơn in sẵn như hiện nay sẽ là hoá đơn tự in từ hệ thống quản lý nội bộ doanh nghiệp hoặc các chứng từ điện tử được gửi, nhận và lưu trữ trong hệ thống thông tin của từng bên tham gia giao dịch.
Để những chứng từ này có giá trị sử dụng thực tế đối với nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp thì ngoài sự thừa nhận chính thức của Nhà nước về giá trị pháp lý còn cần sự thay đổi tương ứng trong các quy định về hoá đơn chứng từ của hệ thống pháp luật tài chính hiện hành.
Gần đây, xuất hiện một số biến tướng trong thương mại điện tử mà MB24 là một ví dụ. Điều này làm cho TMĐT tại Việt Nam vốn đã yếu ớt nay lại càng khó khăn trong việc phát triển.
Tính chuyên nghiệp
Điều này liên quan đến nhận thức của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng.
Có thể thấy, vấn đề thanh tóan là một rào cản rất lớn trong việc phát triển thương mại điện tử,để thanh toán được phải trải qua nhiều công đọan nhiêu khê, tự phát và thiếu quy chuẩn. Do vậy, khách hàng không hào hứng.
Các siêu thị vốn là những doanh nghiệp tiếp cận nhiều với hình thức kinh doanh online, nhưng hầu hết vẫn chưa dám hòan tất bước cuối cùng là cho khách hàng tự thanh tóan online, lý do vìchưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầngVà khách hàng cũng không yên tâm sử dụng hình thức thanh tóan này.
Đối với những khách hàng trong khu vực nội thành, họ có thể đặt hàng qua mạng, sau đó trả tiền mặt khi nhân viên giao hàng đến nhà. Nhưng với khách hàng ngọai thành, họ phải chuyển tiền trước vào tài khỏan của doanh nghiệp, gây ra tâm lý lo ngại.
Giao hàng là khâu cuối cùng song cũng không kém phần quan trọng trong quy trình kinh doanh TMĐT. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy có 55,4% doanh nghiệp có đội ngũ giao hàng, 49,9% doanhnghiệp để người mua đến nhận hàng, 25,8% doanh nghiệp thành lập đại lý giao nhận và 12,8% giao hàng qua đường bưu điện. Có thể thấy,dịch vụ giao nhận của các doanh nghiệp vẫn tập trung vào tự tổ chức hoặc người mua đến nhận hàng, rõ ràng rất thiếu tính chuyên nghiệp, bất tiệnkhiến người mua cảm giác mua hàng qua TMĐT không khác bao nhiêu với cách mua hàng truyền thống.Độc giả có thể theo dõi Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam - 2012 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam thực hiện tại đây.