Đặt giá thầu cho quảng cáo Google shopping không giống ai nhưng đơn hàng về ầm ầm

Bạn vẫn đang tiếp tục hành trình tìm hiểu từ A – Z về Google shopping đấy nhé. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ khai thác phần quan trọng nhất khi cài đặt chiến dịch quảng cáo Google shopping – Giá thầu.

Nên lưu ý gì khi set-up giá thầu? Nên đặt giá cao hay giá thấp? Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn đó thì đọc ngay đi, bài viết này chắc chắn phù hợp với bạn.

Giả như coi việc quảng cáo Google shopping tựa như xây một căn nhà, bằng việc hoàn thành nguồn cấp dữ liệu cho mình, bạn đã xong đến phần nhà xây thô rồi, tiếp theo nữa là giá thầu đặt thế nào, chính là có dám chi tiền để decor không đấy, tiếp đó, mới tới việc tối ưu, cùng một khoản ngân sách, đặt giá thầu sao cho hiển thị quảng cáo nhiều nhất, và tỉ lệ click tốt nhất.

À, Vẫn chưa thực sự thông suốt về việc set-up các loại tài khoản bắt đầu chiến dịch Google mua sắm? Tôi để link ngay đây nè: Hướng dẫn bài bản cách thiết lập tài khoản Google mua sắm từ nhà quảng cáo

Bạn biết đấy, về bản chất, giá thầu với quảng cáo google shopping không khác với giá thầu trong quảng cáo Google Adwords, đều là số tiền bạn sẵn sàng bỏ ra cho một lượt click chuột của khách hàng tiềm năng vào mẫu quảng cáo của bạn. Bạn nên quan tâm:

1. Cược thầu thế nào?

Có 3 điểm cần lưu ý khi đặt cược giá thầu của bạn:

  • Giá sản phẩm: Không đặt cùng một giá thầu cho tất cả sản phẩm. Chẳng hạn, bạn bán quần áo thời trang kèm với phụ kiện, đừng bao giờ đặt giá thầu của một đôi bông tai 45k bằng giá thầu của một chiếc váy 500k nhé.
  • Biên lợi nhuận: Chỉ có giá sản phẩm thôi là chưa đủ để “cược thầu” khôn ngoan, bạn cần xác định biên lợi nhuận, mà cụ thể ở đây là lợi nhuận gộp thu được. Nói cách khác, bạn nên quan tâm đến số tiền thu về thực sự sau khi trừ đi tiền mua hàng và thay đổi hàng tồn kho. Ước tính con số này sẽ giúp bạn dự tính lượng ngân sách quảng cáo bao nhiêu là hợp lý.   
  • Tỉ lệ chuyển đổi từ cụm từ tìm kiếm trả tiền (paid search) thấp hơn tỉ lệ chuyển đổi trung bình toàn trang của bạn.

Dưới đây là công thức xác định giá thầu max bạn có thể áp dụng vào quảng cáo của mình, bạn dựa trên số max điều chỉnh giá thầu ban đầu của bạn:

  • Giá bán – Giá vốn = Lợi nhuận
  • Lợi nhuận x Tỷ lệ chuyển đổi = CPC tối đa
  • CPC t.đa x 0.4 đến 0.7 = Giá thầu CPC ban đầu

Ví dụ: Bạn kinh doanh quần áo, và đang dự tính giá thầu tối đa cho một sản phẩm có giá 300,000đ, giá vốn là 200,000đ. Giả sử tỉ lệ chuyển đổi dự kiến là 2%, giá thầu max của bạn xác định như sau:

Lợi nhuận = 300,000 – 200,000 = 100,000đ

CPC tối đa (Giá thầu max) là 100,000 x 2% = 2,000đ

Giá thầu ban đầu là 2,000 x 0,4 đến 2,000 x 0,7 = 800đ cho đến 1,4000đ

Cân nhắc 2 điểm quan trọng

Tìm kiếm ra sản phẩm có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất: Lượt chuyển đổi cao thường đến từ tìm kiếm tự nhiên (organic search). Tỉ lệ chuyển đổi với tìm kiếm trả tiền (paid search) thường thấp hơn so với tỉ lệ chuyển đổi toàn trang (có đôi khi ngang bằng nhau)  từ 10 – 30%. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bởi khi bóc tách từng danh mục sản phẩm để quảng cáo trên Google shopping, chúng tôi thấy, có những dòng sản phẩm, tỉ lệ chuyển đổi cao gấp 2 – 3 lần so với trung bình trang. Vì thế, hãy bình tĩnh và cẩn thận đặt giá thầu cho từng sản phẩm, tìm ra đâu là sản phẩm giúp bạn thu nhiều tiền nhất khi quảng cáo Google mua sắm, và chiến nó.

Đặt giá thầu thấp hơn giá thầu max – Còn nhớ công thức tính giá thầu max tôi nói ở trên chứ, áp dụng nó ngay đi, biết được giá thầu max là bao nhiêu rồi tiến hành áp dụng cho chiến dịch quảng cáo Google mua sắm của bạn. Mức giá thầu tuyệt vời nhất để bắt đầu là bằng ½ giá thầu max nhé. Nhưng đừng áp dụng công thức này một cách máy móc, bạn cũng nên linh hoạt lựa chọn giá thầu trong khoảng từ 0,4 – 0,7, miễn là thấp hơn giá thầu max là được.

2. Giá thầu – khi nào nên tăng, khi nào nên giảm?

Khi bạn mới chạy chiến dịch quảng cáo, thông thường, bạn cần vài lần điều chỉnh giá thầu để đạt được lượt hiển thị và nhấp chuột như mong muốn. Đừng nề hà việc điều chỉnh giá thầu tăng liên tục trong vài tuần đầu tiên. Nhà quảng cáo nào cũng phải làm như vậy bạn ạ! Tôi chỉ khuyên bạn mỗi lần điều chỉnh giá thầu nên tăng trong khoảng từ 660đ – 2,200đ.

Với những chiến dịch quảng cáo mới toanh trên Google shopping, rất hiếm khi đốt sạch hết ngân sách hàng ngày. Bởi ở giai đoạn đầu, Google sẽ hiển thị thận trọng quảng cáo của bạn, chờ xem phản ứng từ người dùng. Đến lúc, các chỉ số của bạn được cải thiện theo thời gian, Google mới bắt đầu hiển thị quảng cáo thường xuyên hơn cho các truy vấn có liên quan.

Ngoài giá thầu cho từng click, bạn cần đưa ra một lượng ngân sách hàng ngày đủ để chiến dịch bắt đầu suôn sẻ.

Một lần nữa, giả như, bạn kinh doanh quần áo nhé, và đang muốn quảng cáo một mẫu có giá 300,000đ; sau khi xem xét giá thầu Google gợi ý, cũng như công thức giá thầu Max tôi nêu ở trên, bạn quyết định đặt giá thầu là 1,200đ. Nhưng ngân sách hàng ngày bạn chỉ cài có 12,000đ thôi. Điều này có gì sai sai! Đừng làm thế! Theo cách set-up của bạn, Google sẽ hiểu là chỉ cần 10 lượt hiển thị là bạn hết sạch tiền rồi. Vì thế, Goolgle sẽ càng dè dặt hiển thị quảng cáo của bạn trên mạng lưới shopping. Theo tôi, bạn nên quan tâm đến cách phân phối quảng cáo của mình

Như Google Adwords, Google shopping cũng có hai cách phân phối quảng cáo. Bạn có thể cài đặt cách sử dụng ngân sách của bạn như thế nào mỗi ngày: nhanh nhất có thể hay dàn trải suốt cả ngày. Cài đặt này ảnh hưởng đến thời điểm quảng cáo của bạn có khả năng hiển thị trong ngày. Tôi khuyên bạn chọn hình thức phân phối nhanh. Phân phối nhanh có nghĩa là Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn bất cứ khi nào quảng cáo đủ điều kiện hiển thị nhanh nhất có thể. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là với người chiến dịch mới.

Dưới đây là một vài mẹo hữu ích để bạn nắm được thế nào là giá thầu thấp, và thế nào là giá thầu cao.

Đặt giá thầu thấp cho những từ khóa dài

Có thể bạn chưa biết, những từ khóa dài thường có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn, và tỉ lệ cạnh tranh thấp hơn. Chính vì thế, bạn không nhất thiết phải đặt giá thầu cao cho những từ khóa kiểu như thế do ít đối thủ cạnh tranh. Đấy! thấy chưa, bạn hoàn toàn có thể đạt được tỉ lệ chuyển đổi mong muốn với ngân sách hợp lý. Quan trọng là biết chọn giá thầu khôn ngoan.

Đặt giá thầu cao hơn cho những từ khóa về thương hiệu, chính sách cạnh tranh

Đó là những từ khóa sẽ có chuyển đổi tốt nếu bạn dám chi tiền hạ gục đối thủ cạnh tranh. Giá thầu đủ cao sẽ giúp những từ khóa cụ thể, mười mươi như thế này hiển thị nhiều hơn, cải thiện ROI ngay lập tức.

Đặt giá thầu theo mùa

Bạn cần lên chiến lược giá thầu theo mùa, cho những dòng sản phẩm: đồ trang trí theo các dịp lễ tết; thiết bị, đồ dùng “back-to-schook” như sách, vở, đồng phục,… khi nguồn cầu lớn, giá thầu nên đặt cao hơn một chút, hạ gục đối thủ. Một số sản phẩm theo mùa, vẫn được bán quanh năm, bạn nên hạ bớt giá thầu cho những mùa thấp điểm.

Hiệu suất giá thầu

Đôi khi cũng nên đẩy giá thầu lên cao một chút. Để xem sản phẩm có được hiển thị nhiều hơn, thông qua các truy vấn tìm kiếm khác nhau và quan trọng là bạn có bán được nhiều hơn không. Nếu sản phẩm được nhiều nhấp chuột nhưng không bán được hàng thì làm thế nào? Hãy giảm giá thầu ngay, vì nó chỉ đang giúp bạn cạnh tranh hiển thị, nhưng không phải thứ mà người mua hướng đến. Hoặc kiểm tra lại trang đích xem có cần tối ưu lại nội dung, giá sản phẩm đang để quá cao, hoặc đối thủ của bạn cũng đang chạy quảng cáo.

Một chút về landing page:

Landing page – trang đích là nơi mọi người đến sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. URL của trang này thường giống với URL cuối cùng của quảng cáo. Số tiền chi cho quảng cáo tăng 30% nếu landing page không đủ điều kiện. Trải nghiệm của trang đích được thể hiện thông qua tính hữu ích và mức độ liên quan của thông tin được cung cấp trên trang, tính dễ điều hướng cho người dùng, số lượng liên kết trên trang.

3. Nguyên tắc ABC của giá thầu

ABC – Always be checking, bạn hiểu ngay nội dung của nguyên tắc này rồi phải không? Đúng vậy! Luôn luôn kiểm tra chính là bí mật của những nhà quảng cáo thành công với mọi chiến dịch tiếp thị sản phẩm trên Google shopping. Để làm được điều này, bạn phải bám sát 4 yếu tố: đối thủ cạnh tranh, tính thời vụ, mục tiêu kinh doanh, hiệu suất sản phẩm và theo dõi, đo lường chúng định kỳ nhé.

Tần suất cập nhật giá thầu

Cập nhật giá thầu từ 1 – 3 lần mỗi tuần trong tháng đầu tiên

Nếu như bạn phát hiện ra giá thầu của mình đang quá thấp so với đối thủ cạnh tranh, hoặc ngân sách quá ít không đảm bảo đủ lượt hiển thị, bạn nên tăng dần giá thầu như tôi gợi ý ở phần 1, và đừng quên tiếp tục chu trình cập nhật, theo dõi, đo lường các chỉ số liên tục, đều đặn vài ngày một lần, cho đến khi, mọi thứ vào guồng.

Nên điều chỉnh vào cuối tuần đo lường hiệu suất, và thử điều chỉnh giá thầu lần tiếp theo vào ngày giữa tuần. Chờ đợi kết quả, rồi đánh giá chính xác xem hiệu suất bị ảnh hưởng như thế nào sau mỗi đợt cập nhật giá thầu.

Nguồn cấp trên 50 sản phẩm thì điều chỉnh giá thầu hàng tuần 

Chiến dịch quảng cáo nào cũng chạy dựa trên lợi nhuận thu được. Với những chủ shop có vài trăm sản phẩm chạy quảng cáo Google shopping, hiệu suất quảng cáo còn phụ thuộc vào ngân sách bạn đặt ra. Việc điều chỉnh giá thầu hàng tuần chỉ là bước cơ bản đầu tiên. Quan trọng nhất, bạn nên hình thành thói quen kiểm tra hiệu suất hàng ngày, rồi đưa ra điều chỉnh giá thầu vài lần một tuần. Cứ như thế cách nhật, tối ưu giá thầu cho chiến dịch của bản, rất dễ làm phải không nào?

Cập nhật giá thầu 1 – 3 lần mỗi tháng nếu có dưới 50 sản phẩm

Với những chủ shop nguồn cấp dữ liệu nhỏ hơn 50 sản phẩm, bạn chỉ cần cập nhật giá thầu 1 – 3 lần mỗi tháng là xong.

4. Nhóm sản phẩm chặt chẽ

Khi các sản phẩm được nhóm lại với nhau một cách logic, việc quản lý giá thầu và kiểm tra hiệu suất quảng cáo sẽ dễ dàng hơn nhiều. Một trong những yếu tố thành công then chốt khi chạy quảng cáo mua sắm là bạn cần biết những gì đang hiệu quả và những thứ chưa hiệu quả, sau đó tìm cách tối ưu nó. Tất nhiên, khi nguồn cấp dữ liệu có nhiều sản phẩm, nếu bạn chia sản phẩm thành từng nhóm nhỏ, sẽ khá tiện lợi để theo dõi hiệu suất và điều chỉnh sau này.

Cụ thể là, trong quảng cáo Adwords, bạn nhấp vào quảng cáo Google shopping, đến Nhóm quảng cáo chiến dịch mua sắm của bạn. Nhấp vào tên Nhóm quảng cáo sẽ đưa bạn đến khu vực nhóm sản phẩm nơi bạn có thể chia và chia nhỏ các sản phẩm của mình thành các nhóm. Chỉ cần nhấp vào dấu cộng bên cạnh nhóm hiện tại để chia nhỏ hơn nữa. Bạn có một số tùy chọn về cách chia sản phẩm của mình bao gồm: thương hiệu, danh mục, loại sản phẩm và nhãn tùy chỉnh. Xem hình dưới này cho dễ nhé. 

Đặt giá thầu cho quảng cáo Google shopping không giống ai nhưng đơn hàng về ầm ầm

Nhóm sản phẩm cho quảng cáo Google Shopping

Thương hiệu – Tôi gợi ý bạn nhóm sản phẩm theo thương hiệu. Khi bạn nhấp vào mũi tên thả xuống bên cạnh tên thương hiệu, bạn có thể thấy các sản phẩm riêng lẻ trong nhóm đó. Bạn cũng có thể xem số liệu cho mỗi sản phẩm bao gồm số lần hiển thị, số nhấp chuột, tỷ lệ nhấp, chuyển đổi và hơn thế nữa.

Danh mục – Danh mục này dựa trên Danh mục sản phẩm của Google. Các danh mục này khá rộng và có thể bao gồm nhiều sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu của bạn trong một danh mục. Nhóm sản phẩm theo danh mục khó quản lý chi tiết, nên tôi không hay xài cách này.

Nhãn tùy chỉnh – Google shopping cung cấp tối đa 5 nhãn tùy chỉnh cho bạn lựa chọn. Đây là cách bạn nhóm sản phẩm theo nhãn tùy thích, chủ yếu dựa trên cách bạn set-up tình hình kinh doanh của mình. Chẳng hạn, bạn thêm các nhãn như: Best Sale, Back-to-school, Black Friday, … Các nhãn này sử dụng để tham khảo nhanh và phân đoạn để quản lý giá thầu.

Loại sản phẩm – Phân nhóm sản phẩm kiểu này dựa trên nguồn cấp dữ liệu của bạn, và thường trùng khớp với cách bạn chia danh mục sản phẩm trên website. Đó là lý do vì sao tôi luôn khuyên những ai thực sự kinh doanh lâu dài, nên làm website thương mại điện tử ngay từ đầu. Nó không chỉ tốt cho việc kinh doanh của bạn, mà còn cải thiện tối đa thời gian set-up quảng cáo cả Google Adwords lẫn Google Shopping. 

Một chút về website thương mại điện tử:

Website thương mại điện tử chính là một website bán hàng, là kênh thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, cửa hàng đồng thời là kênh quảng bá hữu hiệu.

Đa tính năng như vậy nên website thương mại điện tử đã trở thành yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ công ty, đơn vị kinh doanh nào nếu không muốn bị tụt lại so với đối thủ trong chặng đua khắc nghiệt! Bạn có thể dùng thử và trải nghiệm miễn phí 15 ngày –> website thương mại điện tử nhé.

5. Đặt giá thầu theo mã sản phẩm – SKU

Đây là cách set-up tôi hay xài – điều chỉnh giá thầu theo mã SKU hoạt động tốt nhất. Làm việc này thế nào? Trước tiên, hãy xác định rằng, cách làm này mất chút ít thời gian, không phải một phát ăn ngay đâu nhé.

Check lại một lượt nhóm thương hiệu hoặc danh mục đang hoạt động tốt. Trong số đó, vẫn có một vài sản phẩm chưa có tỉ lệ chuyển đổi tốt phải không nào?

Ở nhóm sản phẩm theo thương hiệu, danh mục, loại sản phẩm hay nhãn, bạn có thể nhấp vào mũi tên thả xuống bên cạnh tên nhóm sản phẩm để xem tất cả các sản phẩm có trong nhóm đó. Sau đó, bạn có thể xem hiệu suất của SKU. Nếu một sản phẩm cụ thể không tạo ra doanh thu để hỗ trợ bán hàng, bạn hãy giảm giá thầu.

Để xem số liệu chuyển đổi, bạn cần phải nhấp vào menu thả xuống Cột, sau đó nhấp vào mũi tên bằng Chuyển đổi để thêm số liệu chuyển đổi bạn muốn xem như hình ở dưới nhé.

Từ kinh nghiệm của tôi, cách tốt nhất để thực sự tối đa hóa lợi tức của bạn với chiến dịch Google mua sắm là tạo giá thầu theo SKU và tối ưu hóa dựa trên hiệu suất.

Giá thầu theo SKU sản phẩm cho chiến dịch Google shopping

6. Quảng cáo tiếp thị lại (RLSAs)

Kinh doanh rồi, chạy quảng cáo rồi, bạn thừa hiểu tôi sẽ nói gì ngay sau đây đúng không. Chuẩn rồi, tôi đang muốn chia sẻ với bạn về RLSAs (Remarketing Lists for Search Ads) – quảng cáo tiếp thị lại.

Đây là lúc bạn nhắn với Goolgle shopping một thông điệp rằng, “Có một người khách tiềm năng đã tìm đến quảng cáo của tôi, tìm đến sản phẩm của tôi, tìm đến website của tôi, nhưng thời điểm chưa chín, đến một ngày, họ lại tìm kiếm trên Google về sản phẩm đó, tôi muốn bỏ nhiều tiền thầu hơn cho những khách hàng như thế để nâng tỉ lệ chuyển đổi”. Google Shopping có sẵn danh sách quảng cáo tiếp thị lại như thế.

Ở lần đầu tiên, hình thức quảng cáo tiếp thị lại xuất hiện dưới dạng hình ảnh. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng tiếp thị lại cho quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm. Theo tôi biết, RLSA hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm để tận dụng lợi thế của nó, bạn sẽ phải gọi cho bộ phận hỗ trợ Google AdWords theo số 866-246-6453 đăng ký sử dụng.

Để bật tiếp thị lại, bạn cần phải thêm thẻ tiếp thị lại vào trang web của mình hoặc sử dụng Google Analytics . Đừng quên, bạn cần cập nhật mã theo dõi của mình.

Sau khi bạn đã đăng ký và bật tiếp thị lại, bạn có thể tạo danh sách trong thư viện được chia sẻ của mình. Danh sách về cơ bản là bộ sưu tập của khách truy cập vào trang web của bạn đáp ứng các tiêu chí nhất định. Sau đó, bạn có thể quảng cáo cho các danh sách khác nhau theo những cách khác nhau nếu bạn chọn. Tôi khuyên bạn nên tạo các danh sách sau:

Tất cả khách truy cập – Danh sách những người đã truy cập trang web của bạn trước đây.

Khách hàng rời bỏ giỏ hàng – người đã đặt sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không hoàn thiện khâu thanh toán.

Khách hàng xem sản phẩm – những người đã truy cập trang sản phẩm trên website của bạn.

Khách hàng cũ – những người đã mua trước đó.

7. Tệp dữ liệu đối sánh khách hàng

Là như thế này – Customer Match Lists – tệp dữ liệu đối sánh khách hàng là cách bạn thực hiện chiến dịch bao vây khách hàng với quảng cáo của mình.

Loại danh sách này cho phép bạn tải list email khách hàng lên Google, sau đó, bạn có thể nhắm mục tiêu những khách hàng này  theo nhiều cách khác nhau trên nhiều kênh khác nhau từ Google tìm kiếm, hình ảnh, đến YouTube và Google Mua sắm.

Danh sách kiểu này rất hữu ích trong việc giúp bạn nhắm mục tiêu khách hàng đã mua hàng từ trước, nhưng có thể đang tìm kiếm trên Google cho một sản phẩm khác mà họ không biết bạn cũng bán. Hoặc họ muốn mua thêm của bạn sản phẩm khác nhưng chẳng tài nào nhớ nổi domain, hay thương hiệu.

8. Tệp đối tượng tuỳ chỉnh

Similar Custom Audiences – tệp tuyệt vời thực hiện chiến dịch marketing mà Google cung cấp. Tệp này được Google gợi ý cho bạn dựa trên việc thu thập hành vi người dùng trên Internet có thói quen, mối quan tâm, sở thích,… gần giống với tệp khách hàng tiếp thị lại của bạn.

Tôi gợi ý bạn nên thẳng tay đặt giá thầu cao hơn một chút cho nhóm danh sách này, vì họ có khả năng đem đến những lợi nhuận bất ngờ bạn không thể tưởng tượng hết được.

9. Danh sách YouTube

Nếu bạn có bất kỳ nội dung video nào trên YouTube, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng danh sách YouTube để nhắm mục tiêu. Bạn nên nhắm mục tiêu những người dùng đăng ký kênh YouTube của bạn hoặc những người đã xem một video cụ thể trên YouTube.

Nói thật đi, đọc hết đến cuối bài hay bạn mới chỉ lăn chuột xuống đây thế! Nếu mà đọc xong chưa hiểu, hay đọc rồi mà ngại tự chạy quảng cáo quá, thì click nè, có chúng tôi ở đây chờ.

TIN LIÊN QUAN

Những cách tối ưu quảng cáo Google Shopping hiệu quả

Bạn muốn biết trong một phiên đấu giá quảng cáo của bạn hoạt động hiệu quả như thế nào so với đối thủ. Báo cáo thông tin chi tiết sẽ giúp bạn làm điều đó. Bằng việc so sánh quảng cáo của bạn với đối thủ sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định chiến lược

Google Shopping hoạt động như thế nào?

Google Shopping là một dịch vụ quảng cáo đang được thử nghiệm tại Việt Nam. Tuy nhiên Google Shopping hoạt động như thế nào và ai là người sử dụng Mạng Quảng cáo mua sắm này một ...

So sánh hiệu quả giữa quảng cáo Google Shopping với quảng cáo Google Adwords

Google Shopping là loại hình quảng cáo mua sắm mà Google cung cấp cho các nhà quảng cáo. Được triển khai rộng rãi ở nước ngoài nhưng lại khá mới ở Việt Nam trong thời điểm này.

3 điều cơ bản về Google Shopping bạn nên biết

Google Shopping là mạng Quảng cáo mua sắm trên Google. Dịch vụ này cho phép người dùng tìm kiếm và so sánh thông tin về sản phẩm bán lẻ để chọn ra các mức giá phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay Google Shopping vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa

Những điều cơ bản về Google Shopping

Google Shopping là mạng Quảng cáo mua sắm trên Google. Dịch vụ này cho phép người dùng tìm kiếm và so sánh thông tin về sản phẩm bán lẻ để chọn ra các mức giá phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay Google Shopping vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa

Hướng dẫn bài bản cách thiết lập tài khoản Google mua sắm từ nhà quảng cáo

Nếu vì một lý do nào đó, bạn vô tình đọc bài viết này đầu tiên khi chưa dạo qua một lượt xem Google shopping là gì hãy cho cho tôi 30 phút quý giá của bạn quay lại tìm hiểu hai phần kia trước.

Giới thiệu về Quảng cáo Mua Sắm Google Shopping

Google Shopping là mạng Quảng cáo mua sắm trên Google. Dịch vụ này cho phép người dùng tìm kiếm và so sánh thông tin về sản phẩm bán lẻ để chọn ra các mức giá phù hợp khi sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay Google Shopping vẫn đang trong giai đoạn thử

Hướng dẫn tạo tài khoản Google Merchant center - Google shopping

Để có thể chạy chiến dịch quảng cáo mua sắm, bạn phải liên kết tài khoản google merchant center với tài khoản Adwords. Google Merchant Center là một công cụ giúp bạn tải dữ liệu cửa hàng và dữ liệu sản phẩm lên Google và cung cấp dữ liệu đó cho

THỦ THUẬT HAY

Làm thế nào để tắt chế độ chạy ngầm của Chrome?

Nếu bạn cho rằng chỉ click vào biểu tượng Close của Chrome là trình duyệt này đã tắt hoàn toàn. Đôi khi Chrome chạy ngầm mà chúng ta không hề biết và điều này gây ra khá nhiều vấn đề khó

Cách tắt AirDrop trên iPhone, iPad

Bạn đang sử dụng điện thoại trên xe bus, trong một quán cà phê hay một nơi công cộng nào đó đột nhiên có một hình ảnh không mong muốn xuất hiện trên điện thoại của bạn. Hiện tượng này được gọi là bluejacking (tạm dịch

Các phương pháp khôi phục tin nhắn đã xóa trong Facebook Messager

Đây là phương pháp đơn giản nhất để lấy lại tin nhắn đã xóa trên Facebook. Người dùng sẽ nhận được tất cả dữ liệu liên quan đến tài khoản Facebook của mình bao gồm các bài viết, hình ảnh…

Cách thay đổi ứng dụng Mail mặc định thành Gmail web

Cấu hình nhiều trình duyệt web phổ biến là Safari, Chrome và Firefox để sử dụng Gmail web như ứng dụng email mặc định là khá dễ dàng.

iCloud không bị ảnh hưởng trong cuộc tấn công Apple ID

Sau hơn một ngày sự cố diễn ra, hãng Apple mới chính thức lên tiếng và thông báo iCloud không bị ảnh hưởng trong cuộc tấn công Apple ID.

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh Google Pixel 6 và Apple iPhone 13: Chênh lệch có thật sự lớn?

Thử so sánh oogle Pixel 6 với Apple iPhone 13 để xem những gì mà nhà sản xuất Google trang bị có đủ sức đánh bại siêu phẩm nhà Táo Khuyết không nhé.

Đánh giá những máy in dành cho doanh nghiệp tốt nhất năm

Hầu như các công ty đều chọn lựa máy in Laser sử dụng cho doanh nghiệp của mình, có quá nhiều lựa chọn trong hàng nghìn máy in Laser trên thị trường. Bài viết sau sẽ điểm qua 10 máy in Laser được đánh giá tốt nhất do