4 nguyên tắc tiếp thị vàng giúp thống trị thị trường mục tiêu

Những nguyên tắc tiếp thị vàng để kinh doanh thành công hơn trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay nhé.

Trong cuốn sách “Real Leaders Don’t Follow”, tác giả Steve Tobak đã giải thích cách mà các doanh nhân thực sự đã bắt đầu, xây dựng và vận hành thành công doanh nghiệp của mình trong thị trường cạnh tranh cao trên toàn cầu. Ông đã cung cấp một cái nhìn mới từ quan điểm cá nhân để giúp mọi người đưa ra quyết định kinh doanh và lãnh đạo sáng suốt hơn.

4 nguyên tắc tiếp thị vàng giúp thống trị thị trường mục tiêu

4 nguyên tắc tiếp thị vàng giúp thống trị thị trường mục tiêu

Tiếp thị là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, và tôi tin chắc rằng hiện có rất ít các nhà lãnh đạo thực sự hiểu về tiếp thị và tập trung nguồn lực cho nó một cách xứng đáng. Không đơn giản như bán hàng, hoạt động marketing thường phức tạp hơn nhưng lại đóng vai trò quyết định trong sự thành công. Đó là lý do tại sao mà bốn nguyên tắc vàng trong tiếp thị dưới đây sẽ giúp bạn thống trị thị trường mục tiêu của mình và dẫn đầu bởi sự phát triển vượt trội.
Nguyên tắc 1: Trong thị trường cạnh tranh, chiến thắng là tất cả

Trong khi thị trường có xu hướng phát triển và co lại theo thời gian, tại bất kỳ thời điểm nào, thị trường nào tĩnh thì đó là thị phần. Nhưng làm thế nào để giữ được thị phần đó lại là một công việc vô cùng khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp.

Nếu không là số 1, bạn sẽ không là gì cả!

Trong kinh doanh, chiến thắng là tất cả. Và để giành chiến thắng, bạn cần phải đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bán hàng, thông tin liên lạc,… để biến mình trở nên tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trong con mắt của khách hàng. Khi có được những sản phẩm tốt nhất, chính khách hàng của bạn cũng sẽ là người chiến thắng, chiến thắng trong tiêu dùng. Đó là mục tiêu, nếu không thông suốt thì bạn không nên kinh doanh!

Nguyên tắc vàng trên đây tuy nhỏ nhưng đảm bảo cho mục đích trở thành số 1 trong mọi thị trường mà bạn thâm nhập vào. Tất cả các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh cần phải phản ánh được chính mục tiêu đó. Nếu không, khả năng cạnh tranh của bạn trên thị trường sẽ rất “yếu ớt”. Bởi khi đã có thị phần lớn nhưng không duy trì và phát triển nó thì sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh mới có kế hoạch, có chiến lược, có nguồn ngân sách đủ lớn và có nhiều thời gian để đấu tranh chiếm lĩnh dần thị phần của bạn.
Nguyên tắc 2: Đổi mới biến ý tưởng thành sản phẩm mà con người có thể sử dụng

Sáng tạo không nhất thiết phải đến từ một ý tưởng mới lạ mà có thể xuất phát từ một sản phẩm mà con người đang sử dụng. Bạn có thể thấy Steve Jobs của Apple không phải là người phát minh ra công nghệ nhận dạng giọng nói (hay còn gọi là Suri), nhưng sự kết hợp của họ lại tạo ra một sản phẩm mà hàng triệu người đam mê sử dụng mỗi ngày.

Mặt khác, khi một sản phẩm trình diện lần đầu tiên trên thị trường, hiến khi nó đã thực sự hoàn thiện và đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng. Thay vì thế, nó thường mất khá nhiều thời gian, trải qua nhiều sự “biến hóa” về chức năng, tính năng, khả năng sử dụng, giá cả,… trước khi thị trường mất đi. Cũng giống như việc máy nghe nhạc cá nhân, điện thoại thông minh hay máy tính bảng đã xuất hiện cả năm trời trước khi Apple bước chân vào thị trường với iPod, iPhone và iPad.

Đổi mới mang đến giá trị cho khách hàng

Có một số người đưa ra những phát minh vĩ đại, những khái niệm “hoang dã” không ai từng nghĩ tới, nhưng các nhà tiếp thị lớn mới là người biến những ý tưởng đó thành sản phẩm thực mà con người muốn và cần. Tiếp thị phát triển từ chính việc tái sử dụng ý tưởng cũ bằng những cách thức mới để tạo ra thành quả. Khi một sản phẩm mới, một thương hiệu mới ra đời, nếu bạn xây dựng nó, khách hàng sẽ tìm đến. Nhưng một khi thị trường bắt đầu trưởng thành hơn với sự cạnh tranh khốc liệt thì việc tiếp thị và phát triển sản phẩm kèm theo các dịch vụ hỗ trợ lại cần phải được tham gia vào quá trình kinh doanh. Đó là cách mà các công ty sáng tạo đã làm và thành công.


Nguyên tắc 3: Khác biệt hay là chết

Là chủ doanh nghiệp, việc đưa ra những đề xuất có giá trị khác biệt là điều cần thiết. Ví dụ như việc làm thế nào mà WhatsApp, một công ty bốn năm tuổi với một ứng dụng, 55 nhân viên, và không có doanh thu có thể để nói chuyện và kết thúc là được mua lại bởi Facebook với giá 19 tỷ $? Câu trả lời là do họ đã làm nên sự khác biệt khi hướng đến một phân khúc thị trường nhất định và tạo ra một ứng dụng tin nhắn đơn giản, không lưu các tin nhắn, không thu thập dữ liệu người dùng, không bán thông tin người dùng cho các nhà quảng cáo, các trò chơi hay một mánh lới quảng cáo nào đó.

Tạo ra sự khác biệt hay là thất bại

Trong cuốn sách của mình, “Marketing High Technology”, tác giả Bill Davidow có nói, “phân khúc thị trường cho phép Davids giết chết Goliath” (một câu chuyện được nhắc đến trong kinh thánh). Và đó chính xác là những gì đã xảy ra với WhatsApp. Sản phẩm định vị và phân khúc thị trường có lẽ là công cụ mạnh mẽ nhất để các doanh nghiệp tìm đến những đề xuất có giá trị khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để tạo nên sự khác biệt không hề quá khó, đơn giản chỉ là việc tận dụng một số loại khả năng độc đáo, tư duy sáng tạo, hay thậm chí chỉ là việc nhắm mục tiêu đến một phân khúc thị trường khác biệt với các thuộc tính khách hàng cụ thể.

Nếu như bạn không thể tìm thấy điểm phân biệt giữa công ty của mình so với đối thủ cạnh tranh và không thể mang đến một sản phẩm có ý nghĩa đối với khách hàng thì tức là bạn đang cam chịu lợi nhuận thấp và thị phần nhỏ.
Nguyên tắc 4: Bạn không bao giờ được cho phép mình đánh mất một khách hàng

Trên thực tế, có ba và chỉ có ba bên liên quan trong bất kỳ công ty nào, đó là các nhà đầu tư, nhân viên và khách hàng. Các nhà đầu tư cho nhân viên tiền để làm và bán sản phẩm cho khách hàng. Nếu không có khách hàng, nhân viên bị mất việc làm, và nhà đầu tư mất đi tiền của họ. Điều đó có nghĩa là, không có khách hàng thì sẽ không có sự tồn tại của công ty.

Không bao giờ được cho phép mình đánh mất một khách hàng nào đó

Chính vì vậy, giành lấy chiến thắng và giữ chân khách hàng là mục đích duy nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó không có nghĩa là bạn cần phải làm bất cứ điều gì mà một khách hàng yêu cầu bạn phải làm. Nó chỉ có nghĩa là mục tiêu chính của bạn là mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng bằng mọi cách.

Trong khi đó có quá nhiều doanh nghiệp lại đi ngược lại với nguyên tắc này khi chỉ tập trung vào bản thân mình chứ không phải là khách hàng. Thương hiệu cá nhân của tôi. Blog của tôi. Nền tảng phương tiện truyền thông xã hội của tôi. Những người theo dõi của tôi. Mạng lưới của tôi. Bạn có thể làm gì cho tôi? Và có gì cho tôi?…

Trong một thế giới như vậy, sẽ vô cùng dễ dàng nếu như bạn muốn đứng ngoài cuộc và tìm cách tập trung vào những thứ thực sự quan trọng là việc phục vụ khách hàng của mình. Chính điều đó sẽ giúp đưa bạn đến với thành công trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN

Xây dựng thương hiệu nhà lãnh đạo: Bí quyết thành công trong kỷ nguyên số

Trong một DN, lãnh đạo là người đại diện tiếp xúc với nhiều nhóm đối tượng công chúng như cổ đông, đối tác, nhân viên, khách hàng, bởi vậy, dù muốn hay không hình ảnh của họ sẽ tác động rất nhiều đến niềm tin và thiện cảm của công chúng dành cho DN.

Ngôn ngữ – Yếu tố quan trọng trong Marketing toàn cầu hóa

Cơ hội kinh doanh lớn có thể được tìm thấy ở các thị trường nước ngoài, vì vậy quốc tế hóa là một mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Để đạt được mục tiêu này, ngôn ngữ chính là chìa khóa quan trọng.

Procurement là gì? 5 cách để cải thiện phương pháp Procurement Marketing trong doanh nghiệp

Procurement là một nghiệp vụ quan trọng quyết định nên sự thành bại của doanh nghiệp. Có thể nói, procurement có mối quan hệ mật thiết với ngành truyền thông xã hội. Tuy nhiên khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ với cộng đồng marketer. Cùng TCN tìm

MobiFone dẫn đầu các doanh nghiệp nộp thuế cao nhất

Bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017 được xây dựng khách quan, minh bạch dựa trên mức độ đóng góp thực tế của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước đối với sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, thông

Doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ với miếng bánh béo bở AEC

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 từ các đồng minh trong khối ASEAN là 28,02 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên thực tế khá phũ phàng khi Việt Nam chỉ xuất khẩu sang

Chiến lược marketing của tập đoàn REE: Trục xoay vững chắc hay ảo tưởng thương hiệu

Được thành lập hơn 40 năm trong lĩnh vực cơ điện lạnh, tập đoàn REE hiện là công ty hàng đầu trong lĩnh vực. Quyết định đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào lĩnh vực điện, nước, tập đoàn REE nhấn mạnh sẽ tiếp tục các thương vụ mua bán và sáp nhập để tìm

Những tranh cãi về quảng cáo có làm lãng phí nguồn tài nguyên kinh tế

Công bằng mà nói, nhận định trên khá đúng đắn khi cho rằng người tiêu dùng luôn phải trả thêm tiền cho các chi phí buôn bán không cần thiết đối với họ. Nhưng khi áp dụng vào thực tiễn trong kinh doanh, thương hiệu luôn phải làm mọi chiến lược để có

Marketing trực tiếp là gì?Cách tận dụng phương thức Marketing quyền lực này?

Marketing trực tiếp là gì? Đây là một trong những phương thức marketing phổ biến nhất hiện nay được nhiều người sử dụng cho mục đích bán hàng của mình. Và nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra mình đã bắt gặp hình thức marketing này rất nhiều lần trong cuộc

THỦ THUẬT HAY

Cách cài đặt tiện ích Chrome cho trình duyệt Firefox

Chrome có hàng loạt tiện ích hữu ích và vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, có khá nhiều tiện ích chỉ có thể cài đặt trên Chrome mà không thể cài đặt cho trình duyệt khác như Firefox. Vậy phải làm như thế nào?

Tổng hợp các shortcut hay dành cho Android 6.0

Shortcut ở đây không chỉ mang nghĩ là 'phím tắt' mà đó còn là những mẹo hay thủ thuật nhỏ để giúp chúng ta làm một thứ gì đó nhanh hơn hay tiện hơn bình thường. Những thứ mình nói trong bài này có cái chỉ riêng Android

Cách tránh tắc đường giờ cao điểm bằng Google Maps

Sau khi chính thức cho người dùng Việt Nam tải về, hiện nay, những ai đang sử dụng Google Maps còn có thể xem trước tình hình giao thông bằng dịch vụ bản đồ trực tuyến này.

Cách scan tài liệu bằng Google Drive trên điện thoại

Sử dụng ứng dụng Google Drive có sẵn trên các điện thoại Android để scan tài liệu

404 Not Found - Lỗi này là gì?Nguyên nhân và Cách khắc phục

Vậy lỗi 404 là gì và cách khắc phục lỗi 404 Not Found ra sao? Hãy cùng Download.com.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh thiết kế smartphone mới ra mắt Nokia 6

Nokia vừa mới ra mắt chính thức chiếc Nokia 6 tại Trung Quốc, đánh dấu sự quay trở lại lần đầu tiên sau hơn hai năm dài vắng bóng. Bây giờ chúng...

Đánh giá thời lượng pin OPPO A93: 4000 mAh có đủ dùng cho 1 ngày dài?

OPPO A93 đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người dùng bởi vẻ ngoài hấp dẫn, cấu hình mạnh và camera chụp ảnh đẹp. Không chỉ vậy A93 còn sở hữu viên pin dung lượng 4.000 mAh, nhưng viên pin này có đủ để sử