Procurement là gì?
Theo định nghĩa của từ điển Anh – Việt, danh từ Procurement có nghĩa là sự thu mua. Theo nghĩa đơn giản nhất, công việc này bao gồm một loạt các hoạt động và quy trình cần thiết để có được các sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết từ các nhà cung cấp tốt nhất với mức giá tốt nhất. Các sản phẩm hoặc dịch vụ đó bao gồm nguyên liệu, thiết bị, dịch vụ và vật tư, đồ đạc và thiết bị, thiết bị kỹ thuật và hỗ trợ, viễn thông, tài sản thế chấp, tuyển dụng nhân viên, thử nghiệm và đào tạo, và các dịch vụ liên quan đến du lịch.
Đây là một phần chiến lược doanh nghiệp của tổ chức. Thu mua được coi như là một trong những chức năng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Ví dụ: nếu danh tính của công ty dựa trên ý thức về môi trường thì chiến lược của chuyên gia đấu thầu phải tập trung vào việc thu hút các “nhà cung cấp xanh”. Nếu một công ty có mục tiêu cụ thể, Procurement phải làm tốt nhiệm vụ của mình là tìm kiếm nguồn nhân lực lao động tốt với giá cả hợp lý.
Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng nguồn nhiên liệu một cách hợp lý, việc chi tiêu tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngay cả việc giảm chi phí mua hàng cũng có thể có tác động trực tiếp đáng kể đến lợi nhuận.. Nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Chi phí mua cao hoặc mức độ lãng phí cao trong chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và danh tiếng của tổ chức. Do đó, nghiệp vj procurement rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
5 cách để cải thiện phương pháp Procurement Marketing trong doanh nghiệp
Các công ty cần đánh giá lại vai trò của việc thu mua trong tiếp thị. Các quyết định chiến lược quan trọng, chẳng hạn như việc lựa chọn các cơ quan đối tác và thiết kế các chiến dịch, phải được giữ vững trong tay chức năng tiếp thị. Các nhà tiếp thị biết sở thích của khách hàng và với thông tin phù hợp họ có thể xác định các đối tác tốt nhất để giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mục tiêu. Nhưng một tổ chức luôn cần kế hoạch vận hành trơn tru, do đó, doanh nghiệp cần kết hợp phương pháp thu mua vào truyền thông tiếp thị.
Việc xây dựng hỗ trợ marketing nên bắt đầu bằng sự hiểu biết rõ ràng về cách thức mà chức năng thu mua có thể giúp đáp ứng nhu cầu tiếp thị như thế nào?
Quản lý nhà cung cấp: Các nhà tiếp thị cần xác minh rằng các nhà cung cấp (hoặc agency) có khả năng tài chính. Họ cần phải thương lượng mức giá cạnh tranh và những giá trị của hợp đồng, để đảm bảo rằng các agency cung cấp những gì họ đã đề nghị. Bên procurement có thể giúp các nhà tiếp thị xác minh độ trung thực, so sánh giá cả
Giám sát hiệu quả: Các nhà tiếp thị cần phải hiểu hiệu suất của các agency. Phòng ban thu mua biết cách theo dõi và giám sát hiệu quả các cơ quan tham gia và phương tiện mà họ đặt. Phòng ban này cũng biết cách dẫn đầu các đánh giá của nhà cung cấp. Do đó, phòng thu mua có thể giúp phòng truyền thông giám sát đánh giá các hiệu quả của các cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
Giải quyết khó khăn. Khi các cơ quan hoạt động kém, chức năng mua sắm có thể dẫn dắt các cuộc trò chuyện khó khăn, để các nhóm tiếp thị duy trì mối quan hệ agency chặt chẽ và hiệu quả.
Tìm kiếm các khả năng phù hợp. Các nhà tiếp thị luôn cần tìm kiếm các agency có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại và mong đợi của họ – và mang lại cho họ những sản phẩm tốt nhất trên thị trường bằng cách đáp ứng nhu cầu họ không biết họ có. Ví dụ: agency có thể theo dõi xem quảng cáo kỹ thuật số được xem nhiều nhất ở đâu và độ tuổi nào? Chức năng thu mua có thể quét các ngành công nghiệp có năng lực và phát triển các quy trình để kiểm tra khả năng của các đối tác.
Tạo thêm giá trị. Các nỗ lực tiếp thị phải tập trung cả về chất lượng (khả năng và phù hợp) và về chi phí để mang lại giá trị tối đa. Sử dụng dữ liệu tiếp thị-về-đầu tư (MROI), chức năng thu mua có thể thực hiện tất cả điều này bằng cách tạo phiếu ghi điểm cân bằng, ví dụ, theo dõi cả hiệu quả của việc mua quảng cáo và hiệu quả của các vị trí kết quả.
Di chuyển một cách nhanh chóng. Tiếp thị đang thay đổi nhanh chóng, và cuộc cách mạng kỹ thuật số là một động lực chính. Các nhóm tiếp thị cần phản hồi. Làm việc chặt chẽ với phòng ban thu mua cho phép họ phát triển các quy tắc linh hoạt và đáp ứng trong khi sự rủi ro vẫn được kiểm soát.
Để nắm bắt giá trị của loại hình này – đặc biệt là các cơ hội nâng cao hơn, các nhà tiếp thị và phòng ban thu mua cần mối quan hệ làm việc gần gũi hơn trong suốt quá trình mua hàng.
Kết
Khi thói quen thay đổi của khách hàng buộc các công ty phải chuyển đổi cách tiếp cận của mình, họ đang tìm kiếm các công cụ mới để giúp tối đa hóa giá trị của những nỗ lực đó. Các phòng ban thu mua hiệu quả cao đã tìm thấy nhiều công cụ như vậy. Thách thức đối với phòng thu mua là chứng minh cho các đồng nghiệp tiếp thị của họ rằng việc hỗ trợ không chỉ hữu ích mà còn cực kỳ quan trọng.
Nguồn: Mc Kensey
Nguồn : https://marketingai.admicro.vn/procurement-la-gi-5-cach-de-cai-thien-phuong-phap-procurement-marketing-trong-doanh-nghiep/