Khoảng 1 thập kỷ trước, Intel bắt đầu giới thiệu các con chip của họ theo chu trình Tick - Tock, trong đó Tick là sử dụng tiến trình chế tạo vi xử lý mới, thu nhỏ kích cỡ của mỗi transitor lại để tiết kiệm năng lượng hơn và nhanh hơn. Trong khi đó, bước Tock là bước sử dụng kiến trúc mới, tái thiết kế lại con chip để lên một thế hệ mới hoàn toàn. Nay thì Tick - Tock đã chính thức không còn nữa, Intel sẽ kéo dài chu trình phát triển một thế hệ chip xử lý hoàn toàn mới ra 3 năm một: PAO (process, architecture, optimization - chu trình mới, kiến trúc mới, tối ưu hóa).
Bước đi Tick Tock cũng diễn ra rất đúng thời hạn trước kia, nhưng gần đây thì thì Intel đã không còn theo kịp Tick Tock theo đúng chu kỳ 2 năm nữa. Năm ngoái, họ bị trễ Broadwell và ngay cả Haswell, Ivy Bridge trước đó cũng đều không đúng lịch.
Một trong những lý do làm cho Tick Tock bị trễ là những khó khăn mà Intel gặp phải trong suốt quá trình chuyển đổi từ 22nm xuống 14nm và giờ là 10nm. Năm nay, Intel buộc phải đưa ra Kaby Lake, con chip 14nm được tối ưu hóa từ Skylake. Trước kia, khi nói về Kaby Lake thì CEO Intel Brian Krzanich cho biết: 'chúng tôi tin rằng việc bổ sung thêm các phiên bản mới vào lịch trình ra mắt sản phẩm sẽ mang lại những tính năng và tăng cường thêm hiệu năng, qua đó giúp quá trình chuyển đổi sang 10nm mượt mà hơn.
Hiện tại các vi xử lý 14nm của Intel đã nâng cấp theo chu kỳ 2.5 năm thay vì 2 năm. Tuy vậy, Intel cho biết họ vẫn dẫn đầu về quy trình xử lý, vẫn cho ra mắt các con chip 10nm trước đối thủ. Với Intel: trong tương lai thì thì lợi thế dẫn đầu sẽ càng được mở rộng hơn, vì chi phí để xây dựng các nhà máy sản xuất chip công nghệ cao sẽ ngày càng tăng, và rất ít công ty có thể theo được.
Để dễ hình dung, chu trình của Intel từ nay sẽ theo kiểu Tick Tock rồi Tock Plus tối ưu hóa cho Tock.
*Ảnh minh họa: Tick Tock trước kia
Tham khảo: Intel , Engadget , ảnh: viseguys