100 lưu ý từ các bậc thầy nhiếp ảnh đường phố (bài 3: 17-24)

Bài này nói nhiều đến cảm nhận của người cầm máy và chụp theo đúng cảm nhận ấy. Gồm những đúc kết ngắn gọn từ sự nghiệp nhiếp ảnh của Henri Cartier-Bresson, Josef Koudelka, Sebastĩao Salgado, Anders Petersen, William Klein ... trong cuốn ebook ảnh đường phố của Eric Kim. Mình thấy có nhiều ý hay thì dịch lại cho anh em. Có lẽ mỗi người có hướng đi và cách học chụp riêng cho chính mình, có thể khác biệt nhau nhưng đều dẫn đến một nơi là tìm kiếm vẻ đẹp thật của cuôc sống con người qua những bức ảnh của riêng mình.

Bài 1: 1 - 9 Link này
Bài 2: 10 - 16 Link này
Bài 3:

17. Hãy theo đuổi 'tâm nguyện ban đầu'
18. Cảm nhận thế nào thì chụp thế ấy
19. Biết được hạn chế là dẫn đến tự do
20. Hãy lưu giữ những khoảnh khắc trong cuộc sống của bạn
21. Hãy chụp theo luồng cảm nhận
22. Chụp đúng theo cảm nhận
23. Rút kinh nghiệm từ những thất bại
24. Đừng ngại bấm nút chụp


100 lưu ý từ các bậc thầy nhiếp ảnh đường phố (bài 3: 17-24)

17. Hãy luôn theo đuổi “tâm nguyện ban đầu”

“Tôi mong sao. khi bước đi trên những con phố mà ở đấy bạn đã từng chào đời, bạn nhìn chúng như thể lần đầu mới nhìn thấy trong đời, dẫu bạn đã sinh sống tại đó đến 60 năm”. – Anders Petersen.

Bạn có nhớ lần đầu khi mới cầm lên một chiếc máy ảnh, và không bị rối trí bởi những giáo điều, nguyên tắc, gò bó, hoặc bất cứ “lý thuyết” nào trong nhiếp ảnh chăng ? Có nhớ lại sự thoải mái khi bạn lang thang qua các đường phố, và chỉ chụp những bức ảnh hấp dẫn mà chẳng có bất cứ một định kiến hoặc kềm chế nào không? Bạn có nhớ là mình đã phấn khích, như một đứa bé, đến mức nào không ?

Trong Thiền học Phật Giáo, người ta gọi đó là “phát tâm”. Khi bắt đầu một đeo đuổi, một sở thích hay một nghệ thuật nào đó trong đời, chúng ta bộc lộ tâm tư của mình. Chúng ta nhìn thấy thế giới như tươi mới hẳn và có đầy những cơ hội. Chúng ta phẩn khởi, linh hoạt hẳn lên và đầu óc thoáng ra. Chúng ta nhìn thấy nhiều khả năng, chứ không phải những trở ngại.

Vấn đề nằm ở chỗ càng trở nên kinh nghiệm trong nhiếp ảnh (và đời sống), chúng ta càng thấy mất đi hứng thú. Mọi thứ dường như càng lúc càng trở nên nhàm chán. Chẳng có gì làm cho chúng ta quan tâm được nữa. Bạn có thể sống trong một thành phố hấp dẫn nhất thế giới (Paris, Tokyo, New York) và sau một thời gian, những gì bạn nhìn thấy đều chán ngắt.

Hãy nghe theo lời khuyên của Anders Petersen và tiếp xúc với đường phố như mới lần đầu. Hãy tưởng tượng đây là lần đầu tiên bạn trải nghiệm nó. Hãy hình dung ra những gì bạn cho là hấp dẫn và độc đáo. Hãy cứ làm như bạn là một khách du lịch ngay trong chính thành phố bạn đang sinh sống.

Hãy cố xoay chuyển mọi thứ. Hãy dạo quanh thành phố bằng một con đường khác với con đường mọi khi bạn vẫn đi. Nếu được, hãy rời khỏi thành phố đôi ba ngày, và quay trở về với cái nhìn tươi mới hơn.

Hãy hình dung bạn là một người đến từ một hành tinh khác. Giả như là một người ngoài hành tinh và lần đầu tiên đến thăm quan các đường phố nơi bạn đang ở, thì bạn sẽ thấy có gì hấp dẫn và độc đáo ?

Đứng quá phân tích tỉ mỉ những cảnh trí khi bạn chụp ảnh. Chỉ chụp những gì bạn thấy hấp dẫn, và cứ thế mà bấm máy.

Đừng quan tâm đến những suy nghĩ nào khác: hãy cứ chụp ảnh giống như những người mới vào nghề một cách nghiêm túc.


@Anders Petersen

18. Cảm nhận thế nào thì chụp thế ấy

Các xúc cảm của chúng ta rất đa dạng : có những ngày chúng ta cực kỳ lạc quan và nghĩ rằng mọi sự trong cuộc sống đều hoàn hảo và vô cùng tuyệt diệu. Lại có những ngày chúng ta cảm thấy rất đáng ghét, đầy bất hạnh và buồn tênh.

Bản thân tôi, tuy đang có một cuộc sống “hoàn hảo” (đi du lịch, giảng dạy về nhiếp ảnh, gặp gỡ với những con người thú vị), nhưng vẫn cứ phải trải qua rất nhiều những lúc không hài lòng về cuộc sống của mình. Tôi đã có những nỗi lo toan về tài chánh, về những khó khăn của gia đình và bản thân.

Có nhiều lúc tôi cảm thấy mất mát, hoang mang và chán nản. Tôi không biết cuộc đời mình đang trôi theo hướng nào. Lúc khác, tôi chẳng có chút ý tưởng nào về những gì mình đang làm khi chụp ảnh và tự hỏi, “Sao mình lại chụp những bức ảnh như vậy được nhỉ ? Không ai quan tâm đến tác phẩm của mình. Mình đang xuống dốc. Mình sẽ chẳng bao giờ trở nên vĩ đại.”

Tuy nhiên, nhiếp ảnh cũng là một trong những hình thức tự chữa bệnh tốt nhất. Đừng phán xét những cảm xúc của bạn (bất luận là tiêu cực hay tích cực). Hãy biết rằng cuộc sống luôn thăng trầm, chúng ta sẽ trải qua những lúc xuống thật sâu và những khi lên rất cao.

Khi cuộc đời đang ở triền dốc đi xuống, thì con dốc rồi cũng kết thúc ở chân đồi. Cũng vậy, khi mọi sự đang tiến triển tốt đẹp, thì hãy nhớ rằng không phải sẽ được mãi mãi như vậy.

Khi cảm thấy đen tối và buồn rầu ủ rũ, tôi nhận ra việc chụp ảnh trắng đen là rất thích hợp với tâm thế của mình.

Trái lại, khi cuộc sống của tôi tỏ ra tích cực và lạc quan vui vẻ hơn, tôi thấy việc chụp ảnh màu khiến tôi hạnh phúc hơn.

Một bức ảnh không chất chứa cảm xúc là bức ảnh chết. Hãy tránh chụp những bức ảnh chỉ thiên về cách làm sao cho bố cục hài hòa hoặc theo mẫu mã có sẵn. Hãy làm cho những bức ảnh đường phố mở ra những cánh cửa truyền cảm đến người xem.


London

19. Biết hạn chế thì dẫn đến tự do

“”Đừng “bá nghệ bá tri” mà sẽ đi đến chỗ “vị chi bá láp”. Hãy “nhất nghệ tinh”, bấy giờ bạn sẽ “nhất thân vinh” (Nguyên văn=“Có quá nhiều chọn lựa thì sẽ phá hỏng cuộc sống của bạn. Hãy làm một việc cho thật tốt, rồi sau đó mới mở rộng ra hơn”. – David Alan Harvey

Vấn đề đối với xã hội hiện đại hôm nay là chúng ta có quá nhiều chọn lựa. Bạn có nhớ được lần mới đây nhất bạn đến cửa hàng bách hóa và muốn mua một ít ngũ cốc dùng cho bữa ăn sáng không ? Cứ cho là bạn muốn mua một ít ngũ cốc đi. Bạn đến trước dãy kệ bày bán ngũ cốc và ở đấy bạn thấy có hàng chục thương hiệu khác nhau. Có điều tệ là ở đấy có các loại hương vị khác nhau : đường, sô-cô-la, vani và việt quất. Tệ hơn nữa, ở đấy lại có một số ngũ cốc được chế biến với sữa chua, số khác thì với ít đường hơn, và số khác nữa được quảng cáo là “bổ cho tim mạch”.

Bị rối mắt nên bạn chỉ chọn ra một ít thứ ngũ cốc trộn sô-cô-la, rồi bạn đi về và sáng hôm sau bạn có một tô ngũ cốc loại ấy để điểm tâm. Bạn hơi thất vọng về chọn lựa của mình và tự trách là đã không chọn loại ngọt hơn.

Cái đó người ta gọi là “Nghịch Lý Chọn Lựa”. Khi có quá nhiều chọn lựa hoặc tùy chọn, chúng ta bị rối trí. Điều này gây ra nhiều chuyện đáng tiếc và khiến cho đầu óc căng thẳng.

Có quá nhiều chọn lựa (ví dụ, có nhiều hơn một chiếc máy ảnh và một ống kính) có thể dẫn đến căng thẳng. Khi là một người chụp ảnh mà phải chọn lựa quá nhiều, thì bạn có rất ít thời gian để chụp ảnh và phí phạm nhiều thời gian và năng lực vào việc đắn đo không biết sử dụng loại máy ảnh, ống kính hay loại phim nào.

Thật là trớ trêu, khi có ít chọn lựa thì ít bị căng thẳng hơn, và được bình tâm hơn.

Hồi còn thói quen sở hữu hơn một ống kính, thì “sự mệt mỏi vì phải quyết định” đã khiến tôi thất bại. Tôi ra ngoài để chụp ảnh và liên tục thay qua đổi lại hết ống kính 28mm đến 35mm rồi 50mmm. Không có ống kính nào là hoàn toàn “lý tưởng” đối với tình huống tôi đã chụp. Trước đó, tôi còn chụp cả với một ống kính Sigma 18-200mm nữa kia (thứ đã làm cho tôi trở thành một gã nhiếp ảnh lười biếng).

Nếu chỉ có một ống kính ‘prime’ (không zoom), bạn hãy học cách thao tác trong phạm vi các đường canh lề của độ dài tiêu cự. Nếu ống kính 35mm của bạn không vừa để chụp toàn thân chủ thể, có lẽ bạn chỉ nên tập trung vào phần mặt hoặc hai tay họ. “Kiểu ép máy sáng tạo” sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh hấp dẫn và thú vị hơn.

Nhiều bậc thầy nhiếp ảnh đường phố đã đi theo triết lý “một máy ảnh, một ống kính”. Henri Cartier-Bresson chụp phần lớn các bức ảnh mẫu mực của ông bằng máy Leica, 50mm chụp với phim đen trắng. Daido Moriyama đã rất gắn bó với những chiếc máy ảnh ‘point-and-shot’ Ricoh GR, 28mm và vẫn luôn trung thành với phong cách nhiễu hạt trắng đen.

Tất nhiên còn có những nhiếp ảnh gia vĩ đại khác như Todd Hido đã từng sử dụng nhiều loại máy ảnh, ống kính, phim và các khổ ảnh khác nhau và đã làm ra những tác phẩm tuyệt vời. Song, giả như bạn là người mới vào nghề, thì việc bắt đầu với chỉ một máy ảnh và một ống kính cũng như gắn bó với chúng lâu dài, có thể đưa bạn đến chỗ đầy sáng tạo.

Hãy cố hình dung ra cách bạn bắt đầu loại bớt những chọn lựa và tùy chọn khỏi công việc chụp ảnh (và đời sống) của mình. Việc có thêm những giới hạn sẽ giúp bạn trở nên sáng tạo và làm bạn cảm thấy thoải mái hơn.


London

20. Hãy lưu giữ lại những khoảnh khắc trong cuộc sống của bạn

Tháng Giêng năm 2013, tôi được tin ông tôi qua đời. Tôi liền lên máy bay và chỉ mang theo một chiếc máy ảnh cùng với một ống kính duy nhất : chiếc Ricoh GR 1v (một loại máy ảnh chụp phim ‘point-and-shot’ và một ống kính 28mm). Tôi cũng chỉ mang theo 10 cuộn phim (Neopan 400) và chọn ISO 1600. Tôi tự đặt ra cho mình giới hạn ấy và mục đích của tôi là ghi lại đám tang của ông tôi một cách đầy ý nghĩa, chân thực và với cả tâm tình.

Khi chỉ có chiếc máy ảnh ‘point-and-shot’ đơn giản ấy, tôi đã có thể tập trung thực sự vào trải nghiệm về việc hòa mình vào đám tang của ông tôi. Do máy ảnh chụp bằng phim, nên tôi không thể “lăn tăn” và kiểm tra lại màn hình LCD sau mỗi lần chụp.

Tôi hòa mình thực sự, chứ không bị phân tâm bởi máy ảnh. Tôi nghĩ là việc không còn tập trung vào máy ảnh đã giúp tôi tạo ra một trong những công trình đầy ý nghĩa nhất trong sự nghiệp nhiếp ảnh của tôi : loạt ảnh về “Ông tôi”.

Nếu là một người chụp ảnh có nhiều máy ảnh và ống kính, bạn chỉ nên mang theo một máy ảnh và một ống kính khi ra ngoài để chụp ảnh. Hoặc giả như bạn đang theo đuổi một kế hoạch chụp ảnh nào đó, thì hãy tiến hành với chỉ một máy ảnh, một ống kính và một loại phim (hoặc một phong cách xử lý hậu kỳ, nếu bạn chụp bằng KTS).


Hãy tập trung vào “tiến trình chụp”, chứ đừng tập trung quá nhiều vào trang thiết bị và các thiết đặt kỹ thuật đi kèm.

21. Hãy chụp theo “luồng-cảm-nhận”

“Với tôi, việc nắm bắt được những gì mà tôi cảm nhận được bằng thân xác của mình, thì quan trọng hơn các kỹ thuật nhiếp ảnh. Bức ảnh chụp bị mờ do rung lắc ư ? Không sao; bi ‘out’ nét ư ? Cũng chẳng sao. Nhiếp ảnh không nhất thiết phải luôn rõ nét “. – Daido Moriyama

Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người chụp ảnh phạm phải, đó là quá chi li khi chụp ảnh đường phố. Họ quên đi phần quan trọng nhất của nhiếp ảnh : chụp những gì bạn cảm nhận được bằng con tim.

Daido Moriyama, một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất của Nhật Bản, đã phổ biến phong cách “luồng-cảm-nhận” trong nhiếp ảnh. Không chỉ có vậy, ông còn phổ biến nguyên tắc thẩm mỹ cơ bản “are, bure, boke” (tiếng Nhật=nhiễu hạt, mờ nhòe, ‘out’ nét”), đi ngược với trào lưu nhiếp ảnh đương thời vốn tập trung vào việc tạo ra những bức ảnh siêu nét bằng những máy ảnh cực kỳ tinh xảo.

Bạn muốn biết “luồng-cảm-nhận” trong nhiếp ảnh là gì ư ? Vâng, đó là một khái niệm cho rằng các suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng của bạn giống như một con sông hay một dòng chảy, tràn lên trong tâm trí bạn. Bạn tin tưởng vào trực giác, bản năng và quyết tâm của mình.

Khi chụp ảnh đường phố, bạn chỉ chụp những gì bạn cho là hấp dẫn, mà không hề đắn đo, kềm chế hoặc chán nản nào. Bạn cài đặt máy ảnh ở chế độ hoàn toàn tự động rồi chỉ việc chĩa máy ảnh và bấm phím chụp, Đó là hình thức thuần túy nhất về nhiếp ảnh ‘snapshot’, trong đó bạn không suy nghĩ như một “nghệ sĩ”. Bạn chỉ giống như một đứa bé đang khám phá thế giới và chụp những gì bạn cho là hấp dẫn.

Trường hợp bạn chụp theo “luồng-cảm-nhận”, thì hãy nhìn nhận là đa số những bức ảnh bạn chụp đều không đạt cho lắm. Quả thực, bạn sẽ chụp rất nhiều những bức ảnh không hấp dẫn và chán ngắt.

Tuy nhiên, nếu bạn lồng cảm xúc của mình vào trong các bức ảnh, chúng sẽ trở nên đầy ý nghĩa với bạn hơn. Đằng khác, cảm giác ấy sẽ lan truyền sang người xem.

Việc này khiến cho khâu biên tập chọn lựa trở nên rất quan trọng. Bạn phải luôn có một ý kiến dự phòng đối với bức ảnh mình chụp, và liệu xem có làm cho người khác, khi nhìn vào bức ảnh, có cùng những cảm xúc như bạn hay không.


Prague

22. Chụp đúng những gì mình cảm nhận

“Chỉ nhìn thấy thôi, thì không đủ; bạn còn cần phải cảm nhận được những gì mình chụp ảnh” – Andre Kertesz

Tôi chụp bức ảnh này tại Saigon, Việt Nam. Đang ngồi trong một quán ‘bar’, tôi nhìn thấy thần thái và biểu cảm đầy bí ẩn của người đàn ông này qua một lớp màn. Về mặt thiết đặt kỹ thuật, tôi đã chụp bức ảnh này bằng một chiếc Fujifilm x 100s, và cài đặt máy ở chế độ lấy nét bằng tay, tập trung vào người đàn ông, và chỉ việc chụp ở chế độ “P” (khẩu độ được cài tự động, tốc độ màn trập cũng vậy) và ISO là 3200.

Tôi thường sử dụng chế độ “P” khi chụp bằng máy ảnh KTS, do nó tự giúp tôi tập trung vào việc sắp xếp bố cục cho cảnh trí, lên khung và “chủ động với cảnh trí” (thay vì phí thời gian loay hoay với máy ảnh).

Tôi thích biểu cảm trên gương mặt của người đàn ông, toát ra nét cô độc và sự bí ẩn của nơi diễn ra cảnh tượng ấy. Tôi không suy nghĩ nhiều lắm về việc sắp xếp bố cục và lên khung. Tôi chỉ cứ chụp những gì mà cảnh trí mang lại những cảm giác như : u ám, xa lạ và lạc lõng.

Sau này, khi chia sẻ bức ảnh với các bạn bè và những người chụp ảnh khác mà tôi tin tưởng, họ đều bảo rằng họ cũng cảm nhận được cảm giác mà tôi đã cảm nhận qua cảnh tượng ấy.

Những xúc cảm bạn cảm nhận trong lúc chụp ảnh đường phố không phải lúc nào cũng được diễn dịch cho người xem các bức ảnh của bạn. Tuy nhiên, càng chụp ảnh bằng con tim (chứ không phải bằng đầu óc), hầu như bạn càng có thể diễn dịch được cho người xem những cảm giác mà cảnh trí đã gây ra.


ANDRE KERTESZ Broken Bench, NY, 1962

23. Hãy rút kinh nghiệm từ những thất bại

“May mắn – hoặc có thể là ‘ăn may’ – đóng một vai trò quan trọng…Nhưng không bao giờ bạn biết được điều gì sắp xảy đến. Và điều quan trọng nhất chính là, khi điều bất ngờ xảy đến, bạn thu xếp được cho mình có mặt đúng nơi đúng lúc – và nhấn nút chụp đúng vào khoảnh khắc quyết định. Phần lớn thời gian đều không được như vậy. Nhiếp ảnh đường phố có đến 99,9% thất bại”. – Alex Webb

Chụp ảnh đường phố hầu như là hoàn toàn thất bại. Như Alex Webb nói, “Nhiếp ảnh đường phố có đến 99,9% thất bại”. Mỗi lần bạn nhấn nút chụp, chỉ có 0,1% cơ may bạn chụp được một bức ảnh hấp dẫn. Phần lớn thời gian, có thể bạn bỏ ra cả một ngày, nhưng không chụp được một tấm nào ra hồn, và cảm thấy chán nản thất vọng.

Hãy biết rằng thất bại như thế là một điều hay. Càng thất bại, bạn càng thành công. Như Thomas Edison có lần đã nói : “Nếu muốn gia tăng tỉ lệ thành công, bạn hãy nhân đôi tỉ lệ thất bại của mình”. Bạn có thể kiểm soát được sự nỗ lực, chứ không kiểm soát được thành quả. Nghĩa là bạn có thể dành ra 8 tiếng trong một ngày để chụp ảnh, và làm việc cần mẫn như thế nào tùy bạn. Duy có điều bạn không thể kiểm soát được mình có thể chụp được một bức ảnh đẹp hay không.

Trong sự nghiệp chụp ảnh đường phố của tôi, tôi thường nhận thấy rằng càng đi ra ngoài và mang theo máy ảnh, tôi càng cảm thấy mình “may mắn”. Khi mang theo máy ảnh, tôi lại bắt gặp được nhiều cơ hội hơn. Sự may mắn không phải là cái gì đó ma thuật ập đến với chúng ta như tia chớp. Tuy nhiên, sự may mắn luôn đãi ngộ những ai có chuẩn bị trước.

Hãy chuẩn bị sẵn sàng bằng cách luôn mang theo máy ảnh bên mình, luôn quan sát các cảnh tượng đang diễn ra và môi trường chung quanh bạn, và hãy biết rằng đôi khi, có thể bạn có mặt “đúng nơi đúng lúc”. Nếu bạn thoải mái với máy ảnh của mình và có đủ tài năng, bạn cũng sẽ nhấn phím chụp đúng vào khoảnh khắc quyết định.


@ Alex Webb

Khi thất bại vì không chụp được, bạn đừng nản lòng. Tốt hơn, bạn hãy học hỏi từ các thất bại và những sai lầm của mình. Cái gì đã khiến bạn bỏ lỡ bức chụp ? Có phải do cài đặt máy ảnh không đúng ? hay do máy ảnh vẫn còn nằm trong túi xách (chứ không nằm sẵn trên tay bạn) ? Có phải là do bạn quá lo lắng và không đủ can đảm để bấm máy ? Hãy học hỏi từ những thất bại của mình, và chẳng bao lâu bạn sẽ làm chủ được việc chụp ảnh của mình.

24. Đừng ngại nhấn phím chụp



Một trong những sai lầm mà những người chụp ảnh đường phố mắc phải, đó là ngại nhấn phím chụp, sợ chụp phải những bức ảnh tệ hại. Hãy nhận thức được rằng càng chụp những bức ảnh xấu, bạn càng trở nên kinh nghiệm hơn.

Trong cảnh chụp này ở Istambul (chàng trai đang lao mình xuống nước), tôi đã quất đến 6 tấm “tệ hại” cho đến khi may mắn chụp được tấm rất đẹp.

Thất bại là mẹ thành công (nguyên văn=‘To succeed more, fail more’)

TIN LIÊN QUAN

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tin rằng iPhone SE sẽ châm ngòi cho cách mạng chụp ảnh di động

Bỏ qua về mặt thiết kế “nguyễn y vân”, nhiều chuyên gia trên thế giới dự đoán chiếc điện thoại 4 inch này sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong nền nhiếp ảnh di động.

Ảnh Sài Gòn thập niên 90 được chụp bởi nhiếp ảnh gia Doi Kuro

Doi Kuro là nhiếp ảnh gia Nhật Bản. Ông đi chụp ảnh nhiều nước Đông Nam Á từ trước 1980. Ông đến Việt Nam và chụp ảnh đời sống đường phố Sài Gòn năm 1990 - khi ông 40 tuổi. Ông...

Chụp chân dung với mặt trăng khổng lồ bằng ống kính tiêu cự 1120mm

Nhiếp ảnh gia Eric Pare có chia sẻ trên blog cá nhân vài bức ảnh chân dung kèm mặt trăng khổng lồ. Để chụp được bức ảnh này, anh đã phải thiết lập hệ thống ống kính với tiêu cự lên đến 1120mm và sử dụng luật xa gần của ống kính để tạo ra các tác

Địa chỉ Live & Danh sách dự Offline Nhiếp ảnh chân dung - Thứ Bảy 12/3

Đây là danh sách những bạn được chọn để tham dự buổi Workshop chụp ảnh sáng mai 12/3 đã thông báo tại ĐÂY. Những bạn khác có thể theo dõi qua Live Youtube. Nội dung hướng dẫn các...

Olloclip giới thiệu 3 bộ ống kính rời nâng cao khả năng nhiếp ảnh cho iPhone 7

Hãng chuyên sản xuất ống kính rời cho iPhone đã giới thiệu những sản phẩm mới dành cho iPhone 7 và iPhone 7 Plus.

Chiêm ngưỡng ảnh chụp từ "siêu" máy ảnh Big Bertha

Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử nhiếp ảnh, có rất nhiều máy ảnh với những hình dạng lớn nhỏ đã ra đời. Tuy nhiên, có một loại máy ảnh tuy không nổi tiếng lắm nhưng về...

Liệu iPhone 7 Plus có thể chụp ảnh thời trang chuyên nghiệp?

Nhiếp ảnh gia Nick Pecori thử chụp một bộ ảnh thời trang chỉ với thiết bị duy nhất là một điện thoại iPhone 7 Plus, để xem nó có thể thay thế được máy ảnh DSLR chuyên dụng hay không.

Infinix Zero 3 – Điện thoại cho người mê nhiếp ảnh, giá chỉ 4,690,000 VND

Đợt Flashsale cuối cùng của Infinix Zero 3 vào 11h trưa nay tại Lazada đang được các tín đồ công nghệ Việt mong đợi.

THỦ THUẬT HAY

Cách tự theo dõi sức khỏe tại nhà bằng app Y Tế HCM trên điện thoại

Bạn có thể tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe khi cách ly tại nhà (F0) bằng ứng dụng Y Tế HCM. Sau đây là hướng dẫn cách tự theo dõi sức khỏe tại nhà trên ứng dụng Y Tế HCM...

Bộ nhớ ROM hoạt động như thế nào?

Bộ nhớ chỉ đọc ROM (Read-only memory) là mạch tích hợp được lập trình với dữ liệu cụ thể từ khi được sản xuất. ROM được sử dụng không chỉ trong máy tính, mà trong hầu hết các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin khác,

Microsoft đã phát hành Windows 10 Insider Preview build 17115 đến người dùng Insider Fast

Trong hai bản cập nhật được phát hành trước đó (Windows 10 build 17110 và 17112), hệ điều hành được cho là có khả năng cao bị reboot loop và một số lỗi liên quan đến Microsoft Store, do đó Windows 10 build 17115 hứa

Bật mí 10 tính năng mới trên phiên bản macOS 12 Monterey

Apple mới đây đã chính thức phát hành phiên bản macOS 12 Monterey dành cho các dòng máy Mac được hỗ trợ. Bản cập nhật đi kèm nhiều tính năng mới

Hướng dẫn khôi phục dữ liệu iPhone sau khi cập nhật lên iOS 12

Lời khuyên cho bạn là nên thực hiện sao lưu kể cả khi đang trên iCloud hoặc iTunes, nếu sao lưu thường xuyên thì bạn có thể sử dụng iPhone mà không phải sợ mất dữ liệu. Bạn nên tạo thói quen sao lưu thường xuyên để nếu

ĐÁNH GIÁ NHANH

Mở hộp và trên tay nhanh pin sạc dự phòng Energizer "khủng" 20100mAh

Chắc hẳn các bạn đều thân quen với cái tên Energizer khi mà rất nhiều đồ dùng điện tử, đồ chơi sử dụng những viên pin AA (pin tiểu) hay AAA nhỏ hơn trong những chiếc remote. Và không có gì bất ngờ khi một thương hiệu

Đánh giá Honda City 2018 về thiết kế vận hành và giá bán mới nhất

Honda City 2018 là dòng xe được ưa chuộng tại Việt Nam, nằm trong phân khúc xe sedan hạng B cạnh tranh với nhiều đối thủ như Toyota Vios, Mazda 2, Kia Rio, Hyundai Accent, Mitsubishi Attrage, Ford Fiesta. Với hai phiên

Hyundai Accent 2022

Mẫu sedan hạng B của Hyundai Accent 2022 facelift vừa ra mắt với những nâng cấp mới, nổi bật hơn hẳn so với phiên bản tiền nhiệm. Trong khi giá bán của xe vẫn được giữ nguyên mà không tăng như đối thủ Toyota Vios 2022.