Để chụp được bức ảnh này, anh đã phải thiết lập hệ thống ống kính với tiêu cự lên đến 1120mm và sử dụng luật xa gần của ống kính để tạo ra các tác phẩm sáng tạo. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách chụp và hiệu ứng xa gần của ống kính
Thiết bị:
Khi gắn tất cả hệ thống này lại với nhau, bạn sẽ có ống kính 400x2x1.4 = 1120mm. Bên cạnh đó, khẩu độ nhỏ nhất mà hệ thống này có thể khép lại là F64.
1120 là tiêu cực rất dài, vì thế anh và người mẫu đứng cách nhau hàng trăm mét. Cô người mẫu tạo dáng trên ụ cát và anh đứng chụp từ xa
Và đây là kết quả:
1120mm, f/64, 1/125s, and ISO 1600
Lúc này bạn có thể thấy mặt trăng hơi mờ. Vì thế anh đã chụp một vài tấm với khoảng nét thay đổi từ người mẫu đến mặt trăng. Những ảnh này được ghép lại với nhau bằng kỹ thuật Stacking và đây là kết quả:
Nhìn rất ấn tượng và mặt trăng có cảm giác như nổi lên.
Vì sao ống kính tele làm được như vậy?
Cùng 1 kích thước chủ thể trong khung hình, Tiêu cự càng dài + khoảnh cách từ máy đến mẫu càng xa thì hậu cảnh càng được phóng lớn. Để giải thích cho vấn đề này, hãy xem ảnh dưới đây:
Tại cùng một khẩu độ, bạn thay đổi tiêu cự sẽ nhận được một ảnh với hậu cảnh khác nhau. Nguyên nhân là do góc nhìn của máy đã bị thu hẹp như hình minh hoạ.
Bạn cũng có thể thử ngay bằng cách thử dùng ống kính zoom của bạn, điều chỉnh về tiêu cự ngắn nhất (góc rộng nhất) chụp thử một vật thể. Sau đó chỉnh về zoom xa nhất, lùi xa để giữ nguyên chủ thể trong khung hình và chụp lại, sẽ thấy sự khác biệt.
Theo Eric Pare