BẮC KINH, 24/5/2023 /PRNewswire/ -- Không phải ngẫu nhiên mà Tây An được chọn là nơi tổ chức cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa nguyên thủ quốc gia của Trung Quốc và 5 quốc gia Trung Á kể từ khi các bên thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 31 năm.
Hơn 2.100 năm trước, Zhang Qian, một sứ giả nhà Hán, đã có chuyến hành trình đi từ Trường An sang phương Tây, nay là thành phố Tây An phía Tây Bắc Trung Quốc. Chuyến hành trình này đã mở ra cánh cửa cho mối quan hệ hữu nghị và giao lưu giữa Trung Quốc và các nước Trung Á.
Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á tổ chức tại điểm khởi đầu của Con đường tơ lụa cổ đại diễn ra vào thứ Sáu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại tình hữu nghị được xây dựng trong hàng nghìn năm cũng như ca ngợi mối quan hệ này tràn đầy sức sống và mãnh liệt trong kỷ nguyên mới.
Khi giải thích về cách xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-Trung Á với một tương lai chung, ông Tập nhấn mạnh sự cần thiết của hoạt động hỗ trợ lẫn nhau, phát triển chung cũng như duy trì an ninh toàn cầu và tình hữu nghị lâu dài.
Hội nghị thượng đỉnh sẽ kéo dài từ thứ Năm đến thứ Sáu. Tham dự hội nghị có Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov, Tổng thống Tajik Emomali Rahmon, Tổng thống Turkmen Serdar Berdimuhamedov và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev.
Trong các cuộc gặp hoặc cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các nhà lãnh đạo bày tỏ tin tưởng và quyết tâm thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc, ủng hộ các sáng kiến do Trung Quốc đề xuất về phát triển, an ninh và văn minh toàn cầu.
Định hướng cho hợp tác BRI
Khu vực Trung Á là nơi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) bắt đầu. Trong bài phát biểu tại Đại học Nazarbayev của Kazakhstan vào tháng 9/2013, ông Tập lần đầu tiên đề xuất xây dựng Vành đai Kinh tế cho Con đường Tơ lụa. Một tháng sau, tại Indonesia, ông đề xuất xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình chia sẻ: 'Trong thập kỷ qua, Trung Quốc và các nước Trung Á đã hợp tác chặt chẽ với nhau để phục hồi hoàn toàn Con đường tơ lụa cũng như tích cực tăng cường hợp tác hướng tới tương lai, đưa quan hệ của hai bên bước sang một kỷ nguyên mới'.
Ông tiếp tục mô tả đường cao tốc Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan, đường cao tốc Trung Quốc-Tajikistan, đường ống dẫn dầu thô Trung Quốc-Kazakhstan và Đường ống dẫn khí đốt Trung Quốc-Trung Á như Con đường tơ lụa thời hiện đại, còn các chuyến tàu vận tải hàng hóa, các chuyến xe tải chở hàng cũng như các chuyến bay vận chuyển giữa Trung Quốc và Châu Âu giống như đoàn lữ hành lạc đà thời hiện đại.
Cũng theo ông Tập, ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống, Trung Quốc và các nước Trung Á cũng nên tạo ra các động lực tăng trưởng mới trong các lĩnh vực tài chính, nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, phát triển xanh và ít carbon, dịch vụ y tế, sức khỏe và đổi mới kỹ thuật số.
Năm 2020, thương mại của Trung Quốc với 5 quốc gia Trung Á đạt 70 tỷ USD, tăng hơn 100 lần kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tính đến cuối tháng 3, vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Trung Á đạt hơn 15 tỷ USD.
Hợp tác vì hòa bình lâu dài
Sau khi 5 quốc gia Trung Á tuyên bố độc lập vào năm 1991, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận chủ quyền và thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia này. Kể từ đó, Trung Quốc và các nước đã liên tục hình thành quan hệ đối tác chiến lược.
Tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào thứ Sáu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại rằng chủ quyền, an ninh, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Trung Á phải được duy trì, lựa chọn con đường phát triển của người dân phải được tôn trọng cũng như những nỗ lực vì hòa bình, hòa hợp và yên ổn phải được hỗ trợ.
Ông Tập nhấn mạnh: 'Điều quan trọng là chúng ta phải hành động theo Sáng kiến An ninh Toàn cầu, đồng thời kiên quyết chống lại những âm mưu thù địch bên ngoài nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực hay kích động các cuộc cách mạng màu'.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng Trung Quốc và các nước Trung Á cần tiếp tục chính sách không khoan nhượng với ba thế lực khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan, đồng thời nỗ lực giải quyết các bài toán hóc búa về an ninh trong khu vực.
Tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh
Vào tối thứ Năm, các nhà lãnh đạo cũng đã thưởng thức một buổi biểu diễn nghệ thuật. Trong đó, các vũ công mặc trang phục chiến binh đất nung diễu hành theo nhịp trống, đánh dấu lễ khai mạc năm văn hóa và nghệ thuật của các dân tộc Trung Quốc và Trung Á cũng như Liên hoan nghệ thuật trẻ Trung Quốc- Trung Á.
Vào thứ Sáu, ông Tập đã phát biểu rằng những người làm văn hóa truyền tải thông điệp về tình hữu nghị cũng như các doanh nhân đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nhân viên y tế chiến đấu với dịch COVID-19 và sinh viên quốc tế theo học lên cao là những đại sứ thiện chí thời nay.
Các trường đại học Trung Quốc đang tuyển sinh nhiều sinh viên từ các nước Trung Á hơn, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và mối quan hệ qua lại giữa các nước nhiều hơn thông qua hoạt động trao đổi sinh viên. Trước đại dịch COVID-19, từ năm 2010 đến 2018, số lượng sinh viên Trung Á học tập tại Trung Quốc tăng hàng năm, vượt mức 12%.
Ông Tập tuyên bố, để thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn minh, Trung Quốc sẽ tiếp tục cấp học bổng chính phủ cho các nước Trung Á cũng như mở dịch vụ tàu hỏa đặc biệt dành cho hoạt động du lịch văn hóa ở Trung Á, cùng với nhiều hoạt động khác.
Ông Tập cho rằng: 'Điều quan trọng là chúng ta thực hiện Sáng kiến Văn minh Toàn cầu, tiếp tục duy trì tình hữu nghị truyền thống và tăng cường giao lưu nhân dân'.
https://news.cgtn.com/news/2023-05-19/China-Central-Asia-vow-to-build-closer-community-with-shared-future-1jVLJrBkwuI/index.html
nguồn: CGTN