CHENNAI, Ấn Độ , ngày 7 tháng 12 năm 2022 /PRNewswire/ -- Trung tâm ung thư Apollo Proton (APCC) gần đây đã thực hiện ca phẫu thuật bắc cầu não đầu tiên ở Châu Á cho hai trẻ sinh đôi 8 tuổi đến từ Hà Lan. Việc kết hợp công nghệ tiên tiến cùng chuyên môn tại APCC đã giúp các em được phẫu thuật và hồi phục nhanh chóng.
Dr Rajesh Menon, Associate Consultant - Neurosurgery, Apollo Proton Cancer Centre; Dr Adhithyan Rajendran, Consultant - Radiology, Apollo Proton Cancer Centre; Dr Saranyan, Associate Consultant - Neurosurgery, Apollo Proton Cancer Centre; Dr V R Roopesh Kumar, Senior Consultant & Lead - Neurosurgery, Apollo Proton Cancer Centre; Dr Arvind Sukumaran, Senior Consultant - Neurosurgery, Apollo Proton Cancer Centre; Dr Arulvelan, Senior Consultant - Anaesthesiology, Apollo Proton Cancer Centre; Dr Lijo Thomas, Chief Nursing Officer, Apollo Proton Cancer Centre
Trường hợp đầu tiên được phát hiện ở Châu Á đối với bệnh Moya Moya -- một chứng rối loạn mạch máu (hệ mạch) hiếm gặp, trong đó động mạch cảnh trong hộp sọ bị tắc hoặc thu hẹp, từ đó gây giảm lưu lượng máu đến não. Bệnh trạng này đã được chẩn đoán ở hai bé gái sinh đôi 8 tuổi. Khi trưởng thành, một trong hai chị em đã phát triển các triệu chứng không rõ ràng như cử động không vững ở tay và chân phải. Kết quả chụp cộng hưởng từ não theo yêu cầu cho thấy việc cấp máu lên não đã bị ảnh hưởng đáng kể cho cả hai bên não, đặc biệt là bên trái. Những cơn biểu hiện này ban đầu được cho là do co giật, hay là một dạng của nhiều cơn đột quỵ nhỏ - còn được gọi là động kinh rung tay chân, cho thấy sự lưu thông máu đến não bị ảnh hưởng. Do đây là cặp cặp song sinh gái nên cả hai đều được chụp quét và cho kết quả chụp cộng hưởng từ tương tự nhau. Các em đã được khám bởi một bác sĩ thần kinh cấp cao, người đã chẩn đoán tình trạng này là bệnh Moya Moya.
Đội ngũ khoa học thần kinh được dẫn dắt bởi Bác sĩ Roopesh Kumar, Chuyên gia tư vấn cấp cao, Bác sĩ phẫu thuật thần kinh, APCC sau đó đã tiếp tục kiểm tra thêm cho các em bằng cách sử dụng quy trình chụp cộng hưởng từ tưới máu não. Các phát hiện gần như giống nhau ở cả hai trẻ song sinh và phía bên trái bị ảnh hưởng nhiều hơn so với bên phải. Do không có thuốc điều trị căn bệnh này, các bác sĩ đã đề nghị can thiệp bằng cách phẫu thuật bắc cầu não, mà từ đó nguồn cung cấp máu từ da đầu sẽ được chuyển tới não thông qua một ô cửa được tạo ra trên xương sọ. Ban đầu, ca phẫu thuật bắc cầu STA-MCA được thực hiện cho bé gái mang triệu chứng. Và đến ngày thứ hai, bé gái còn lại cũng trải qua thủ thuật tương tự.
Bác sĩ Roopesh Kumar, Chuyên gia tư vấn cấp cao, Bác sĩ phẫu thuật thần kinh, Trung tâm Ung thư Apollo Proton, cho biết : 'Ca phẫu thuật nhằm đảm bảo tuần hoàn máu đầy đủ trong não trái và giảm nguy cơ đột quỵ đến mức tối thiểu hiện đã thành công và thích nghi tốt với cơ thể. Quyết định đúng lúc trong việc thực hiện ca phẫu thuật phức tạp này đã kịp thời cứu sống được tính mạng các trẻ. Tại APCC, các trường hợp có nhiều rủi ro sẽ được quản lý tại một trung tâm chuyên biệt với cơ sở vật chất hiện đại. Các kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến cùng khả năng sẵn có công nghệ được kết hợp với chuyên môn đã giúp cải thiện cơ hội cứu sống bệnh nhân ngay cả khi có các biến chứng nguy kịch.'
Hình ảnh - https://cdn.trangcongnghe.vn/uploads/posts/2022-12/trung-tam-ung-th-apollo-proton-thc-hin-thanh-cong-ca-phu-thut-bc-cu-nao-u-tien-chau-a-cho-tr-sinh-oi-mc-bnh-moya-moya-2.jpg
nguồn: Apollo Proton Cancer Centre (APCC)