JAKARTA, Indonesia, 16/11/2022 /PRNewswire/ -- Một nhóm thanh niên Indonesia tập trung trước màn hình LED lớn tại gian hàng Trung Quốc tại Hội chợ Sách Quốc tế Indonesia (IIBF) ở Jakarta để xem video quảng bá về Văn hóa Lương Chử, một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất của Trung Quốc. Họ ngạc nhiên khi biết rằng địa điểm Văn hóa Lương Chử cho thấy nền văn minh lâu đời của Trung Quốc trải dài từ hơn 5.000 năm trước.
Đây chỉ là một dữ kiện mở đầu trong số rất nhiều sự thật mới mẻ về Văn hóa Lương Chử mà họ sẽ được tiếp tục tìm hiểu trong ngày hôm đó nhờ sự hợp tác giữa các nhà xuất bản Trung Quốc và Indonesia.
Nhà xuất bản Social Sciences Academic Press của Trung Quốc hợp tác với nhà xuất bản Yayasan Pustaka Obor Indonesia cùng phát hành bốn cuốn sách tại Indonesia.
Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết: 'Tại Hội nghị Đối thoại các nền văn minh châu Á năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có lời phát biểu rằng Dự án dịch thuật giữa Trung Quốc và Indonesia là một phần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sáng kiến của Trung Quốc với mục đích chính là biên dịch các tác phẩm kinh điển châu Á từ tiếng Trung Quốc và ngược lại'.
Vào ngày 15/05/2019, ông Tập đã có bài phát biểu quan trọng rằng Trung Quốc rất vui mừng khi triển khai các sáng kiến trong quan hệ hợp tác cùng các quốc gia có liên quan trong dự án dịch thuật các tác phẩm kinh điển châu Á, đồng thời thúc đẩy trao đổi và hợp tác trong các dự án phim ảnh và truyền hình.
Dự án dịch thuật này sẽ giúp người dân châu Á hiểu rõ và trân trọng hơn các giá trị văn hóa của các nước trong khu vực cũng như xây dựng một nền tảng trao đổi và học hỏi lẫn nhau, qua đó có thêm nhiều bạn bè trên toàn thế giới có thể nhận biết những điều tốt đẹp nhất của nền văn minh châu Á.
Nhờ có quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Trung Quốc và Indonesia mà nhiều cuốn sách thuật lại tiến trình phát triển và thành tựu văn hóa của Trung Quốc đã có thể du nhập vào Indonesia.
Ông Paulus Rudolf Yuniarto, nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm nghiên cứu khu vực, Cơ quan nghiên cứu và đổi mới quốc gia Indonesia, cho biết: 'Sách là cây cầu kết nối văn hóa nhân loại. Ý tưởng dịch thuật các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc và Indonesia là một kênh quan trọng để tăng thêm hiểu biết song phương về những khác biệt trong văn hóa hai nước'.
Ông Novi Basuki, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc người Indonesia, cho biết, Trung Quốc và Indonesia đã và đang 'làm tốt công tác cải thiện mối quan hệ song phương' xét trên quan hệ hợp tác về mặt chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, ở cấp độ giao lưu giữa người với người thì 'vì nhiều lý do mà vẫn còn tồn tại những định kiến và hiểu lầm trong đó có cả sự thiếu hụt giao lưu văn hóa'.
Ông Basuki cho biết thêm rằng để giảm thiểu thành kiến xã hội giữa hai quốc gia thì những hoạt động giao lưu văn hóa và giao lưu giữa người với người, chẳng hạn như dự án dịch thuật văn học, có tính chất 'quan trọng hơn nhiều khía cạnh khác, vì đây là nền tảng cơ sở tạo nên quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị vững chắc'.
nguồn: Global Times