SINGAPORE, 1/11/2022 /PRNewswire/ -- FrieslandCampina Professional (FCP) đã ký kết tài trợ 10 năm với Liên đoàn cà phê ASEAN (ACF), trở thành Đối tác sáng lập và nhãn hiệu sữa độc quyền. Trong quan hệ hợp tác này, FCP và Viện cà phê ASEAN (ACI), cơ quan đào tạo và giáo dục cà phê chính thức của ACF, sẽ đồng phát triển khóa học về Khoa học sữa, là một phần trong Chương trình chứng nhận nhân viên pha chế cà phê hiện có. Các chương trình chứng nhận nhân viên pha chế cà phê của ACI được xây dựng sao cho phù hợp với mọi trình độ của người làm cà phê, từ nhân viên pha chế chưa có kinh nghiệm đến chủ quán cà phê, từ chuyên gia pha chế đến chuyên gia cảm quan và được điều phối đến khắp Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Victor Mah, Chủ tịch Liên đoàn Cà phê ASEAN và Viện Cà phê ASEAN, ông Steven Tan, Giám đốc Điều hành Liên đoàn Cà phê ASEAN, bà Loes Snijder, Trưởng bộ phận Tiếp thị Cà phê và Chuyên gia về Trà, FrieslandCampina Professional và ông Jelle Folmer, Giám đốc Thương mại APAC, FrieslandCampina Professional, trong buổi lễ ký kết tài trợ được tổ chức tại Singapore vào ngày 26/10/2022
Quan hệ hợp tác giữa FCP và ACF hướng tới mục tiêu nâng cao chứng nhận chuyên môn cho cộng đồng nhân viên pha chế tại ASEAN cũng như phát triển kiến thức về việc sử dụng sữa trong quán cà phê. Sữa là thành phần quan trọng trong công đoạn pha chế cà phê, đồng thời đóng vai trò thiết yếu trong trải nghiệm hương vị cafe. Trong bối cảnh nhu cầu về cà phê và trải nghiệm cà phê ngày càng tăng của khách hàng, sự thành thạo và nghệ thuật pha chế của nhân viên pha chế thường bị coi nhẹ. Bằng cách đồng phát triển khóa học về Khoa học sữa với ACF thông qua ACI, cơ quan đào tạo và giáo dục cà phê chính thức, FCP hy vọng sẽ khởi đầu thập kỷ tôn trọng nghệ thuật pha cà phê tại các thị trường ASEAN của ACF,nhờ kiến thức về việc sử dụng sữa trong các quán cà phê. Điều này còn phù hợp với mục tiêu thiết lập chất lượng và tiêu chuẩn cà phê của ACI, cung cấp chương trình đào tạo về cà phê với chi phí phải chăng trên toàn ASEAN.
FCP, công ty thuộc tập đoàn Royal FrieslandCampina, là một trong những công ty sữa lớn nhất trên thế giới với di sản 150 năm và sở hữu nhiều thương hiệu sữa nổi tiếng, dẫn đầu thị trường bán lẻ khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm nhãn hàng Dutch Lady, Falcon, Foremost, Alaska, Omela và Frisian Flag. Với hơn 100 năm kinh nghiệm và chuyên môn về sữa, đầy đủ các giải pháp cho trà và cà phê thuộc thương hiệu toàn cầu và khu vực, cùng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác uy tín tại 40 địa điểm trên khắp 5 châu lục, FCP tự hào là Đối tác sáng lập của ACF và ACI, mang lại sáng kiến đầy ý nghĩa.
Ông Victor Mah, Chủ tịch Liên đoàn cà phê ASEAN và Viện cà phê ASEAN cho biết: 'Liên đoàn cà phê ASEAN (ACF) rất vinh hạnh khi FrieslandCampina Professional tham gia với tư cách là một trong những Đối tác sáng lập của Viện Cà phê ASEAN - chi nhánh đào tạo chính thức của ACF. Sữa là một thành phần quan trọng của cà phê, vì vậy chúng tôi tin rằng quan hệ hợp tác này sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp giúp phát triển ngành cà phê thông qua các chương trình đào tạo với chi phí phải chăng'.
Bà Tracy Fortu, Trưởng nhóm Marketing kênh Cà phê và Trà APAC, FrieslandCampina Professional cho biết: 'Suốt hơn một trăm năm qua, các thương hiệu sữa của chúng tôi đã mang đến cho người tiêu dùng, ngành dịch vụ ăn uống, sản xuất công nghiệp tại ASEAN những sản phẩm với chất lượng cao. Chúng tôi tin rằng chỉ cần không ngừng đổi mới và gia tăng giá trị cho các đối tác trong ngành, người tiêu dùng sẽ tiếp tục được thưởng thức những đồ uống theo đúng xu hướng nhất. Chúng tôi rất vui mừng khi được thiết lập mối quan hệ hợp tác với ACF và ACI, đồng thời mong chờ về một thập kỷ trang bị và nâng cao trình độ nhân viên pha chế'.
Giới thiệu về Royal FrieslandCampina N.V.
FrieslandCampina là một trong những hợp tác xã sữa lớn nhất thế giới với 150 năm hình thành và phát triển. Công ty chế biến sữa từ các trang trại bò sữa thành nhiều loại sản phẩm và nguyên liệu từ sữa. Qua đó, Royal FrieslandCampina cung cấp những dưỡng chất quý giá từ sữa cho hàng trăm triệu khách hàng trên khắp thế giới.
Royal FrieslandCampina N.V. thuộc sở hữu hoàn toàn của Zuivelcoöperatie FrieslandCampina U.A., sở hữu 15.703 thành viên trang trại chăn nuôi bò sữa tại Hà Lan, Bỉ và Đức vào năm 2021. Thông qua hợp tác xã, các thành viên trang trại chăn nuôi bò sữa thuộc sở hữu và chịu sự giám sát của công ty. Cùng với các thành viên trang trại chăn nuôi bò sữa, FrieslandCampina quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất: từ nguồn cỏ cho bò đến sản phẩm sữa.
FrieslandCampina cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, sữa chua, sữa đặc, đồ uống làm từ sữa, phô mai, bơ, phô mai quark và kem. Công ty sữa cung cấp dinh dưỡng cụ thể cho từng nhóm người tiêu dùng, chẳng hạn như trẻ em, người già và vận động viên thể thao. Khách hàng chuyên nghiệp, chẳng hạn như thợ làm bánh, đầu bếp bánh ngọt, thợ làm bánh kẹo socola, đầu bếp và nhân viên phục vụ có thể tin tưởng vào FrieslandCampina để có nhiều loại sản phẩm, bao gồm kem, bơ, món tráng miệng và nhân bánh. Ngoài ra, công ty còn cung cấp nhiều nguyên liệu chất lượng cao cho các nhà sản xuất thực phẩm và công ty dược phẩm quốc tế.
Năm 2021, 10.564 thành viên trang trại bò sữa tại Hà Lan, Đức và Bỉ đã cung cấp gần 10 tỷ kg sữa để chế biến thành các sản phẩm và nguyên liệu từ sữa. FrieslandCampina sở hữu các chi nhánh tại 32 quốc gia và xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Vào cuối năm 2021, FrieslandCampina sử dụng trung bình 22.961 công nhân toàn thời gian (FTE). Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của chúng tôi: www.frieslandcampina.com.
Giới thiệu về Liên đoàn Cà phê ASEAN
Liên đoàn Cà phê ASEAN (ACF) lần đầu tiên do một nhóm các doanh nghiệp đam mê ngành cà phê ASEAN thành lập, những người không ngừng theo đuổi mục tiêu cải thiện và phát triển chất lượng hạt cà phê của ASEAN để cạnh tranh trên trường quốc tế.
Thành lập vào năm 2010, Liên đoàn Cà phê ASEAN hiện đại diện cho 10 hiệp hội cà phê trên khắp Đông Nam Á là thành viên chính của Liên đoàn và 1 hiệp hội cà phê khác là thành viên liên kết từ Bắc Á. Các thành viên chính bao gồm:
Indonesia - (1) Hiệp hội cà phê đặc sản Indonesia và (2) Hiệp hội ngành và các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia
Lào - (3) Hiệp hội cà phê Lào
Malaysia - (4) Hiệp hội cà phê đặc sản Malaysia
Myanmar - (5) Hiệp hội cà phê Myanmar
Philippines - (6) Ban cà phê Philippine
Singapore - (7) Hiệp hội cà phê Singapore
Thái Lan - (8) Hiệp hội cà phê Thái Lan và (9) Hiệp hội nhân viên pha cà phê Thái Lan
Việt Nam - (10) Hiệp hội Cà phê & Ca cao Việt Nam
Giới thiệu về Viện Cà phê ASEAN
Năm 2021, ACF thành lập cơ quan đào tạo và giáo dục cà phê chính thức – Viện Cà phê ASEAN (ACI). Viện hướng tới mục tiêu: (i) thiết lập chất lượng và tiêu chuẩn cà phê cho khu vực ASEAN vươn ra trường quốc tế (ii) cung cấp hoạt động giáo dục cà phê với chi phí phải chăng cho tất cả mọi người (iii) thúc đẩy phương thức thực hành bền vững cho nông dân trồng cà phê (iv) khuyến khích các nhà kinh doanh, rang xay và chủ quán cà phê tìm kiếm nguồn cung ứng bền vững. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: https://aseancoffeeinstitute.org/
nguồn: Frieslandcampina