Trung quốc sẽ trồng khoai trên mặt trăng vào năm 2018. (Ảnh minh hoạ)
Phi thuyền có tên Chang'e 4 sẽ được phóng lên mặt trăng vào năm 2018. Nhiệm vụ chính bao gồm cả việc hạ cánh lên mặt trăng như những gì Chang'e 3 đã làm trước đó vào năm 2013.
Trung Quốc công bố kế hoạch thử nghiệm này tại Hội nghị khá phá vũ trụ quốc tế (GLEX 2017) tuần vừa qua tại Bắc Kinh. Hệ sinh thái có hình trụ nhỏ kích thước 18 x 16 cm.
Hệ sinh thái thu nhỏ, nơi Trung Quốc dự định trồng khoai tây trên mặt trăng.
Bên cạnh các hạt giống, nước này cũng sẽ đưa trứng giun vào hệ sinh thái. Các nhà khoa học và nghiên cứu từ 28 đại học Trung Quốc đang trợ giúp thiết kế phần cứng cho nhiệm vụ.
Zhang Yuanxun, nhà thiết kế chính của chiếc hộp sinh thái cho biết các trứng sẽ nở thành giun, loài sinh vật tạo ra CO2 cung cấp cho khoai tây và hạt giống sản xuất ra Oxy thông qua quá trình quang hợp. Những yếu tố này kết hợp lại tạo thành một hệ sinh thái thu nhỏ trên mặt trăng.
Do nhiệt độ của Mặt trăng thay đổi đáng kể từ -170°C đến 100°C, hệ sinh thái sẽ được bao quanh bởi vật liệu cách nhiệt, giữ cho cây và côn trùng ở nhiệt độ ổn định. Bên trong thiết bị được chiếu ánh sáng nhân tạo, cung cấp năng lượng bởi pin.
Toàn bộ quá trình phát triển của cây và sâu sẽ được phát trực tiếp tới mọi nơi trên thế giới.
Chưa từng có một quốc gia nào từng thực hiện thử nghiệm như vậy. Nơi duy nhất các phi hành gia từng thử trông các loại cây là trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Nếu thử nghiệm này thành công, rất có thể chúng ta có thể sẽ có món có tên 'khoai tây mặt trăng chiên' trong thực đơn của KFC.
Trở lại tháng 3 năm nay, các nhà khoa học đã chứng minh khả năng có thể trồng khoai tây trong điều kiện tương tự trên Sao Hỏa. Thử nghiệm lần tới này sẽ đem lại nhiều thích thú cho giới khoa học và thế giới.
An Tech
Theo Đời sống & Pháp lý