Tìm hiểu về Malware trên Android. Có cần phải lo ngại chúng hay không?

Chúng ta thường nghe về Malware, Virus, ... trên Windows - hệ điều hành phổ biến nhất trên PC. Vậy còn hệ điều hành di động phổ biến nhất - Android thì sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Phân biệt Malware, Virus và Trojan Horse

 


 

Được biết đến là một nền tảng kém an toàn, dễ bị virus (hay Malware) tấn công. Thông tin này không hẳn là sai, nhưng bạn cũng không nên vì lý do này mà lo lắng cho chiếc điện thoại yêu dấu. Về cơ bản Google đã tính hợp rất nhiều tính năng để ngăn chặn malware, nếu người dùng cẩn thận hơn một chút thì có thể giúp điện thoại chúng ta được an toàn.


 
Lý do “Android kém an toàn”

 

Là một nền tảng nguồn mở, nhưng không phải vì lý do này mà Android kém an toàn. “Mở” ở đây là mở mã nguồn, các quy trình và các cách mà hệ thống vận hành, nhưng không phải ai cũng có thể khui nó ra và sửa chữa được bởi Google vẫn nắm giữ phần cốt lõi của Android. Tương tự như rất nhiều hệ điều hành dựa trên nền Linux khác đang được cả thế giới sử dụng.

 


 

Không giống như iOS, Android được biết đến với khả năng thay đổi giao diện, quản lý file và thoải mái cài đặt ứng dụng từ nhiều nguồn khác nhau. Và chính cái “nguồn cài ứng dụng” này chính là nguyên nhân của nhiều vấn đề bảo mật.

Ai cũng biết, người dùng có thể cài App từ Google Play Store - (Nguồn App chính thống và được kiểm duyệt kỹ càng). Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể cài trực tiếp từ các file *.apk - định dạng fiel cài đặt cho các thiết bị Android. Đây cũng là lý do mà cáp kho ứng dụng bên thứ 3 được sinh ra, nơi mà hầu hết các app đều không được kiểm tra kỹ càng trước khi cho người dùng tải về, nên hacker có thể upload app chưa mã độc lên và chờ bạn tải về cài đặt.

 


 

Bên cạnh đó, kẻ gian cũng có thể dụ người dùng cài App có chứa mã độc bằng các thông báo như “Điện thoại của bạn đã bị nhiễm Virus, hãy cài đặt XYZ để gỡ bỏ” hoặc “Điện thoại của bạn đang chạy chậm, hãy cài ZYX để giúp nó chạy nhanh hơn”. Đây là những thủ đoàn thường thấy nhất của Hacker, và chắc không ít bạn đọc đã gặp phải.

Một vấn đề nữa khiến cho Android dễ bị tấn công hơn iOS đó là thời gian cập nhật quá chậm, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tổ, từ nhà sản xuất cho tới nhà mạng. Trong khi đó, nếu iOS bị phát hiện thấy lỗ hổng, Apple ngay lập tức tạo bản vá và phát hành tới hàng triệu người dùng trong thời gian ngắn. Trong khi đó, chính vì sự phân mảnh của Android mà các bản cập nhật phải mất tới hàng tuần, có khi là hàng tháng trời mới có thể tới tay người dùng. Ngoài các thiết bị thuần Google như Nexus hay Pixel thì chỉ có các flagship cao cấp của các hãng mới được cập nhật bản vá trước.


 
Vậy chúng ta phải làm gì?

 

Không cần phải quá lo lăng. Bởi Google biết rất rõ bản chất phân mảnh hệ điều hành của họ, vậy nên hãng đã đưa ra nhiều biện pháp chống malware - virus ngay trong nền tảng của mình, và bất kì thiết bị Android nào cũng sẽ có sẵn các tính năng an toàn dưới đây.

1. Mặc định Google tắt chế độ cài App từ nguồn không xác định (bên ngoài CH Play). Đây là rào cảo đầu tiên mà Google xây dựng để chống lại malware. Như đã nói, Google kiểm duyệt rất  kỹ các ứng dụng được đưa lên Store của mình. Nếu ai đó định upload app chưa mã độc thì đã bị Google chặn từ trong trứng. Đó chính là lý do, nếu không thực sự cần thiết các bạn không nên bật chế độ cho phép cài app từ bên ngoài.

2. Tính năng Verify Apps (Từ Android 4.2 Jelly Bean). Tính năng này có thể được coi là tường lửa, giúp OS lọc bỏ các mã độc ngay cả khi nó đã được cài vào thiết bị của bạn. Tương tự như phần mềm diệt chống virus trên máy tính, mỗi khi bạn cài một ứng dụng mới Verify sẽ check nó xem có mã độc nào hay không,  có lỗ hổng bảo mật nào không hay có tên trong danh sách đen của Google hay không. Trong một vài trường hợp, Verify sẽ chỉ cảnh báo người dùng, nếu muốn bạn vẫn có thể chấp nhận rủi ro và tiếp tục cài đặt.

 


 

Cái hay của Verify Apps còn đến từ việc nó tận dụng thông tin của Google Play Services, một dịch vụ nền trong Android đảm nhiệm nhiều chức năng, trong đó có tính năng giúp Verify Apps phát hiện ra malware. Google Play Services lại được update rất thường xuyên nên bạn có thể yên tâm.

3. Các máy Android mặc định đều không được Root sẵn. ROOT là quyền truy cập cao nhất trong mọi hệ điều hành Linux, bất kì ứng dụng nào có quyền root có nghĩa là nó có thể can thiệp sâu và hệ thống và làm bất cứ điều gì nó muốn. Chúng ta thường quen với định nghĩa Root trên android để giúp người dùng nâng cao trải nghiệm, thoải mái vọc vạch hay tùy biến tùy thích,...

 


 

4. Các lớp bảo mật trên Android

 


 

Trong số này đáng chú ý là:

       - Permission: muốn đụng đến bất kì thành phần nào của hệ thống, từ camera, micro cho đến danh bạ, lịch, app đều phải xin phép

       - Xác nhận cài đặt: tự bạn đồng ý cài app mặc dù Google đã cảnh báo nếu có mã độc, tự bạn chịu trách nhiệm

       - Google Play: đã nói ở trên

Cách thức của Android có thể khác, nhưng kết quả cho ra sẽ tương tự như iOS. Phần hệ điều hành sẽ tự update với các tính năng bảo mật mới - Apple là thông qua update OS, Google là thông qua Google Play Services. Cả hai đều mặc định không cho cài app từ bên ngoài. Cả hai đều mặc định không cho phép chạy quyền root (bên iOS gọi là jailbreak).


 
Lời kết

 

Chúng ta không cần phải quá lo lắng về vấn đề bảo mật của smartphone, cũng không cần thiết phải cài bất cứ phần mềm diệt virus nào cho Android. Nếu các bạn không cài app ngoài, hay không root máy thì không có vấn đề gì phải lo. Tất nhiên, nếu có thói quen vọc vạch và sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì có thể Root máy và thoải mái nghịch ngợm, Verify Apps vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hiểm họa có thể xảy ra.

 

Xem thêm: Cần hay không việc sử dụng phần mềm diệt Virus?

Theo Tinhte.vn

Phước Sang

 

Nguồn: fptshop.com.vn

TIN LIÊN QUAN

Phân biệt Malware, Virus và Trojan Horse

Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt của Malware, Virus và Trojan nhằm giúp thiết bị của bạn luôn ở trong tình trạng an toàn nhất nhé.

Malware trên Android lan truyền nhanh như dịch bệnh

Malware trên hệ điều hành Android đang thực sự hoành hành như chốn không người. Kể cả nơi an toàn nhất là Google Play cũng đã xuất hiện những ứng...

Cảnh giác với dạng virus FaceBook mới, spam hình ảnh có chứa mã độc cho bạn bè

Mới đây, trên Facebook xuất hiện một loại mã độc mới (malware - trojan), ẩn mình dưới dạng một bức ảnh trắng với định dạng .SVG trông có vẻ vô hại nhưng lại có khả gây hại cho thiết bị click vào, hay cả tài khoản...

Đây là 5 malware nguy hiểm nhất cho thiết bị Android hiện nay

Trong bài viết, sẽ liệt kê danh sách 5 malware (mã độc) nguy hiểm nhất cho các thiết bị Android hiện nay.

Nếu virus máy tính mà có hình dáng thì đây chính là chúng, nhìn như bước ra từ truyện tranh

Virus máy tính là khái niệm trừu tượng nhưng dưới bàn tay của nghệ sĩ Ace Volkov đã trở thành con quái vật thực sự, không chỉ là những dòng code.

Danh sách hơn 30 mẫu smartphone Android bị cài sẵn malware

Theo Thehackernews, các phần mềm độc hại này đã bị phát hiện khi được quét bởi Check Point. Các mẫu malware cũng được xác nhận là Loki và SLocker.

[Cảnh báo] Phần mềm độc hại đánh cắp thông tin Xavier trên Android

Theo các chuyên gia bảo mật của Trend Micro, phần mềm độc hại này đã được cài đặt sẵn trên một loạt các ứng dụng Android miễn phí, chẳng hạn như trình biên tập ảnh và hình nền, và nó đã được tải xuống hàng triệu lần cho đến thời điểm này.

THỦ THUẬT HAY

Cách tải và cài đặt Bandicam để quay màn hình máy tính

Mọi hoạt động diễn ra trên màn hình máy tính của bạn, từ việc chơi game, chat chit, trình chiếu phim, quá trình làm việc trên các phần mềm, chương trình khác... tất cả sẽ được Bandicam ghi

Tìm smartphone, laptop chính xác, hiệu quả sử dụng GPS nhờ PREY

PREY là một mã nguồn mở cho phép bạn theo dõi và định vị các thiết bị di động thông qua đường truyền mạng đến sever của ứng dụng. Tất cả các thiết bị được bao quát và theo dõi qua trình duyệt web.

8 cách để ghi nhớ mọi thứ bạn muốn

Học thuộc lòng là cách ghi nhớ phổ biến, tuy nhiên đây không phải là cách học hiệu quả, trong mọi trường hợp.

Website cho phép tìm và sử dụng font chữ cực đẹp từ logo các thương hiệu lớn

Đây là một trang web chuyên cung cấp font chữ từ các thương hiệu lớn do thành viên thuộc nhóm J2Team chia sẻ, cung cấp rất nhiều thương hiệu quen thuộc với người Việt Nam như COCA COLA, Adobe, Apple, Google, Chrome,

Hướng dẫn ẩn số điện thoại khỏi danh sách tìm kiếm trên Zalo

Đầu tiên, các bạn hãy vào thanh tìm kiếm và tìm kiếm số điện thoại của mình. Nếu như bạn chưa ẩn số điện thoại thì Zalo sẽ hiện lên tên của bạn như hình ví dụ dưới đây.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Mazda3 2017 và Corolla Altis 2017: Bạn chọn xe nào?

Trong phân khúc sedan hạng C tại thị trường Việt Nam, Toyota Corolla Altis từng là một tượng đài khó xô đổ. Tuy nhiên, sự vươn lên mạnh mẽ của Mazda3 khiến Altis đánh mất “ngôi vương” và bị đối thủ bỏ xa về doanh số.

So sánh Galaxy Z Fold3 5G và Surface Duo 2: Microsoft có thắng nổi Samsung?

Galaxy Z Fold3 5G và Surface Duo 2 đều là hai chiếc smartphone sở hữu thiết kế vô cùng độc đáo hiện nay. Mời bạn cùng chúng tôi so sánh Galaxy Z Fold3 5G và Surface Duo 2 để xem hai model này có gì khác biệt nhé. So

Điểm qua những mặt sáng giá nhất của LG V30 Plus Mỹ

Thay vì thiết kế vuông vức và sở hữu màn hình phụ thứ 2 thì LG V30 Plus Mỹ lại mang ngôn ngữ thiết kế với những đường nét mềm mại, được bo tròn tỉ mỉ ở các cạnh và góc. Không dừng lại ở đó, LG còn trang bị cho sản phẩm