Phân biệt Malware, Virus và Trojan Horse

Bạn đã từng nghe nhiều về Virus máy tính, nhưng Trojan và Malware thì sao. Hẳn trong các bạn ai cũng đã từng trải qua trường hợp khi đang lướt web giải trí trên chiếc PC của mình thì một Popup thông báo hiện ra với những dòng mã mà bạn không hiểu gì cả đó chính là lúc thiết bị của bạn đã bị nhiễm Virus.

 

Xem thêm: [Thủ thuật Windows] Tổng hợp những cách phát WIFI trên Windows (Phần 1)

 


 

Những Popup thông báo trên thường không có cách gì tắt được ngoài việc bấm vào nút OK bên trong nó. Điều lo ngại ở đây là người dùng thường không hiểu những thông báo này đang nói điều gì, và khi họ chưa kịp nhận ra thì chiếc máy tính yêu dấu đã bị nhiễm Virus mà không hề hay biết. Và trước khi bắt đầu đi kiếm giải pháp cho những vấn đề như trên, bạn cần phải hiểu rõ mình đang gặp phải vấn đề gì. Là Malware, Virus hay là Trojan Horse và sự khác nhau của chúng là gì?


 
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Malware

 

Malware (từ ghép của malicious và software) là phần mềm độc hại, nó là một loại phần mềm hệ thống do các tin tặc hay những người thích đùa tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính. Tuỳ theo cách thức mà tin tặc sử dụng, các loại malware sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau, từ việc chỉ hiển thị các cửa sổ mang thông điệp hù doạ tới việc tấn công chiếm quyền kiểm soát máy tính và lây lan sang các máy tính khác.

 


Phân biệt Malware, Virus và Trojan Horse

 

Malware có thể được tạo ra với nhiều mục đích. Nó có thể được dùng để do thám hoặc đánh cắp thông tin từ hệ thống của bạn, làm tổn hại đến máy tính và ngay cả tổng tiền. Chúng thường trở nên nguy hiểm hơn khi ẩn mình trong các tập tin tưởng chừng như vô hại thông thường.

 


 

Malware có thể bao gồm Virus, Trojan Horse, Spyware, Adware, Keyloger, Backdoor, Rootkit, … và rất nhiều loại chương trình độc hại khác. Có thể nói Virus và Trojan là hai loại hình trực thuộc Malware, và chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hai loại mã độc nổi tiếng này.


 
Virus là gì?

 

Trong khoa học máy tính, virus máy tính (thường được người sử dụng gọi tắt là virus hay vi-rút) là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó tạo ra những tệp tin (file) bị nhiễm virus trên các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash (phổ biến là usb),...

 


 

Trước đây, virus thường được viết bởi một số người am hiểu về lập trình muốn chứng tỏ khả năng của mình nên thường virus có các hành động như: cho một chương trình không hoạt động đúng, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng,... hoặc gây ra những trò đùa khó chịu.

Những virus mới được viết trong thời gian gần đây không còn thực hiện các trò đùa hay sự phá hoại đối máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm nữa, mà đa phần hướng đến việc lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín dụng) mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus.

 


 

Điều đáng lưu ý là Virus không hề có khả năng tự sao chép. Nó đòi hỏi hoạt động của con người để cho phép nó có thể thực hiện các tác động độc hại đến thiết bị của bạn.    


 
Trojan Horse là gì?

 

Trojan horse, hay còn gọi là Ngựa Trojon, là một loại phần mềm ác tính. Không giống như virus, nó không có chức năng tự sao chép nhưng lại có chức năng hủy hoại tương tự virus.

 


 

Chữ Ngựa Trojan xuất phát điển tích nổi tiếng con ngựa thành Trojan trong thần thoại Hy Lạp. Trong điển tích đó, người Hy Lạp đã giả vờ để quên một con ngựa gỗ khổng lồ khi họ rút khỏi chiến trường. Trong bụng con ngựa gỗ này có nhiều chiến binh Hy Lạp ẩn náu. Người Trojan tưởng rằng mình có được một chiến lợi phẩm và kéo con ngựa gỗ này vào thành. Đến đêm thì các chiến binh Hy Lạp chui ra khỏi bụng con ngựa này để mở cửa thành giúp quân Hy Lạp vào chiếm thành.

 


 

Trojan có khả năng giấu mình trong những phần mềm thông thường, vô hại. Điển hình ở là một số loại phần mềm dọn dẹp máy tính, những phần mềm này thường cam kết tối ưu hiệu năng làm việc cho máy tính của bạn. Và vì tin tương những lời quảng cáo như vậy nên bạn đã vô thức cài đặt Trojan và máy tính của mình.

Các tác hại của Trojan rất đa dạng. Chúng bao gồm:

      - Xoá hay viết lại các dữ liệu trên máy tính.

      - Làm hỏng chức năng của các tệp.

      - Lây nhiễm các phần mềm ác tính khác như là virus.

      - Cài đặt mạng để máy có thể bị điều khiển bởi máy khác hay dùng máy nhiễm để gửi thư spam.

      - Đọc lén các thông tin cần thiết và gửi báo cáo đến nơi khác.

      - Ăn cắp thông tin như là mật khẩu và số thẻ tín dụng.

      - Đọc các chi tiết tài khoản ngân hàng và dùng vào các mục tiêu phạm tội.

      - Cài đặt lén các phần mềm chưa được cho phép.


 
Lời kết

 

Dù là Virus, Trojan Horse hay những loại Malware khác. Chúng đều là những phần mềm độc hại và có những tác động không ít thì nhiều lên thiết bị của bạn, gây ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động, tính toàn vẹn của các tập tin, ... trên chiếc máy tính yêu dấu của bạn. Vì hiện nay, máy tính là thiết bị làm việc, giải trí không thể thiếu của con người nên bạn cần một phần mềm diệt virus đủ mạnh để bảo vệ hệ thống khỏi những phần mềm độc hại, bao gồm cả Virus và Trojan.

 

Xem thêm: Làm thế nào để chọn được phần mềm diệt virus tốt nhất?

 

Phước Sang

Nguồn: fptshop.com.vn

TIN LIÊN QUAN

Cảnh giác với dạng virus FaceBook mới, spam hình ảnh có chứa mã độc cho bạn bè

Mới đây, trên Facebook xuất hiện một loại mã độc mới (malware - trojan), ẩn mình dưới dạng một bức ảnh trắng với định dạng .SVG trông có vẻ vô hại nhưng lại có khả gây hại cho thiết bị click vào, hay cả tài khoản...

Tìm hiểu về Malware trên Android. Có cần phải lo ngại chúng hay không?

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem Malware trên Android có nguy hiểm hay không và người dùng có thực sự cần phải đề phòng chúng không nhé.

Nếu virus máy tính mà có hình dáng thì đây chính là chúng, nhìn như bước ra từ truyện tranh

Virus máy tính là khái niệm trừu tượng nhưng dưới bàn tay của nghệ sĩ Ace Volkov đã trở thành con quái vật thực sự, không chỉ là những dòng code.

Malware trên Android lan truyền nhanh như dịch bệnh

Malware trên hệ điều hành Android đang thực sự hoành hành như chốn không người. Kể cả nơi an toàn nhất là Google Play cũng đã xuất hiện những ứng...

Hacker lây nhiễm virus cho các thiết bị Android bằng cách nào?

Theo Phil Schiller – Phó Chủ Tịch tiếp thị toàn cầu cấp cao của Applecho biết, 99% phần mềm độc hại nhắm mục tiêu vào các thiết bị Android

4 cách giúp bạn tự vệ trước mã độc Ransomware

Ransomware là một hướng tấn công mới khi mang lại rất nhiều tiền cho tin tặc. Trong bài viết này, sẽ giới thiệu 4 cách giúp bạn tự vệ trước Ransomware

Đây là 5 malware nguy hiểm nhất cho thiết bị Android hiện nay

Trong bài viết, sẽ liệt kê danh sách 5 malware (mã độc) nguy hiểm nhất cho các thiết bị Android hiện nay.

THỦ THUẬT HAY

Tránh người khác rình mò đọc lén thông tin trên smartphone BlackBerry

Ứng dung Privacy Shade sẽ cho người dùng điều chỉnh độ trong suốt bộ lọc màn hình sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Đồng thời thể chọn che đi các phần của màn hình mà người dùng không xem đến, do đó phần màn

2 công cụ giúp cải thiện tốc độ đánh máy cho lập trình viên

Các công cụ giúp luyện tập kỹ năng đánh máy thông thường tập trung nhiều hơn vào các phím chữ và số, nhưng một công cụ dành riêng cho lập trình viên chỉ tập trung vào các phím biểu tượng là chủ yếu.

Hiberfil.sys là gì? Làm sao để xóa Hiberfil.sys?

Hiberfil.sys tiêu tốn khá nhiều không gian ổ đĩa cứng trên máy tính của bạn. Chế độ ngủ đông (Hibernate) sử dụng các file Hiberfil.sys để lưu trữ trạng thái hiện tại (bộ nhớ) của máy tính, do đó file hiberfil.sys được

Cách thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng DVC BHXH Việt Nam

Bạn có thể thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam rất tiện lợi. Sau đây là cách thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam...

Cách xem ảnh đã sao lưu trên iCloud bằng iPhone, điện thoại Android

Bạn thường xuyên sao lưu ảnh lên iCloud để có thể dễ dàng xem được ảnh ở nhiều thiết bị khác, nhưng bạn lại chưa biết cách xem ảnh trên iCloud như thế nào. Vậy thì bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách xem ảnh đã sao

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá sạc nhanh trên A9 Pro: Sạc 2 giờ 40 phút để làm đầy viên pin 5.000 mAh

Samsung Galaxy A9 Pro, được trang bị viên pin lớn 5.000 mAh, tích hợp công nghệ sạc nhanh Quick Charge 2.0, rút ngắn thời gian sạc xuống chỉ còn 2 giờ 40 phút

Đánh giá camera Infinix Hot S: Lựa chọn camera phone tốt trong tầm giá 3 triệu đồng

Infinix Hot S sở hữu camera chính 13MP, hỗ trợ chỉnh tay thông số, camera selfie 8MP tích hợp flash led cho khả năng selfie tốt trong mọi điều kiện ánh sáng.

Đánh giá Lenovo A2020: Chất lượng, phù hợp với học sinh

Sở hữu thiết kế chắc chắn với cấu hình và mức giá tốt, Lenovo A2020 là sự lựa chọn không thể bỏ qua của các bạn học sinh.